Đơn vị đầu tiên tiếp nhận hệ thống máy cắt tách hạt điều tự động của Cơ sở cơ khí Vũ Thạnh (Quy Nhơn, Bình Định) là Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hà Việt (Phù Mỹ, Bình Định). Sau thời gian lắp đặt, hệ thống được vận hành và đưa vào sử dụng, bắt đầu cuối tháng 7.2009.
Ngày đầu tiên vận hành có khá nhiều chủ doanh nghiệp sản xuất hạt điều trong cả nước đến tham quan. Nhiều người cho rằng dùng công nghệ điều khiển tự động PLC, kết hợp khí nén, để cắt tách hạt điều là giải pháp hay, tiện ích hơn so với các giải pháp hiện có, có thể đưa vào áp dụng rộng rãi.
Hệ thống gồm 15 máy cắt tách được xếp thành 2 hàng, ở giữa là băng tải, rồi hệ thống tải bằng gàu múc, sàn rung, hệ thống ru lô chọn lựa nhân hạt…, tất cả chiếm diện tích không lớn lắm, chừng 80m2. Khi hệ thống vận hành chỉ nghe tiếng xịt - xè của các máy chạy bằng pit tông nén khí, không gây tiếng ồn lớn trong khu sản xuất. Hạt điều sau khi hấp, phân loại, được đổ vào phễu của từng máy phù hợp. Các máy như hối hả thi nhau cắt tách để rồi tất cả nhân, vỏ đều rơi xuống băng tải, đưa về băng tải gàu múc, đến sàn rung phân loại. Lúc này vỏ tách riêng theo sàn rơi xuống giỏ đựng, còn nhân lọt xuống sàn. Theo hệ thống phân loại, nhân nguyên được tách riêng ra một cửa, còn nhân vỡ thì ra cửa khác. Những hạt được cắt nhưng nhân còn dính trong vỏ cũng được nhặt riêng để tách thủ công.
Ông Trần Văn Hoa - Giám đốc Công ty Mỹ Lệ (Bình Phước), là thành viên BCH Hiệp hội Điều Việt Nam đánh giá: Đây là một thành công mỹ mãn của ngành chế biến hạt điều Việt Nam. Máy hay ở chỗ là tự động đưa hạt điều đến đúng vị trí cắt, cắt đúng vị trí cần cắt của hạt để nhân còn nguyên mà lại tách được ra khỏi vỏ. Đây là hướng mà lâu nay Hiệp hội tìm kiếm. Tôi sẽ đề nghị Hiệp hội đầu tư cho người sáng tạo ra hệ thống cắt tách hạt điều tự động này.
Ông Shajan Thomas - Giám đốc một nhà máy chế biến hạt điều ở Gia Lai thuộc Công ty Olam (của Ấn Độ), nói: Đây là phát minh hay, tuy tốc độ cắt hơi chậm (khoảng 3 giây cắt được 2 hạt/máy), nhân dính trong vỏ còn nhiều. Cần tính toán để điều chỉnh tỷ lệ bể vỡ (nếu 11% là tốt), điện tiêu thụ, số công nhân vận hành, cách xử lý nhân còn dính trong vỏ…
Ông Trần Văn Sum - Chủ tịch HĐQT Công ty Hà Việt - đơn vị đầu tiên tiếp nhận công nghệ cắt tách hạt điều tự động cho biết: Hệ thống hoạt động ổn định. Có thể chạy 8-10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Chúng tôi chưa cân đong cụ thể tỷ lệ bể vỡ, nhân dính trong vỏ… nhưng chấp nhận được.
Theo số liệu thực tế của nhà sản xuất (Cơ sở cơ khí Vũ Thạnh - Quy Nhơn) công bố: Hệ thống có công suất từ 180 – 200kg nguyên liệu/giờ. Tỷ lệ hạt được cắt tách hoàn toàn khoảng từ 55-75% tổng nguyên liệu đưa vào máy. Nhân bể vỡ khoảng từ 10-12% trên tổng số nhân đã được cắt. Điện năng tiêu thụ 4kW/h. Cả hệ thống chỉ cần 2 công nhân vận hành. Giá bán cả hệ thống là 700 triệu đồng (chưa kể máy cung cấp khí nén).
Tìm thiết bị cắt tách hạt điều thay thế thủ công là hành trình dài và khó khăn của DN chuyên chế biến hạt điều ở Việt Nam. Hệ thống cắt tách hạt điều tự động của Vũ Thạnh mở ra hướng mới, để DN lựa chọn.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Ngày đầu tiên vận hành có khá nhiều chủ doanh nghiệp sản xuất hạt điều trong cả nước đến tham quan. Nhiều người cho rằng dùng công nghệ điều khiển tự động PLC, kết hợp khí nén, để cắt tách hạt điều là giải pháp hay, tiện ích hơn so với các giải pháp hiện có, có thể đưa vào áp dụng rộng rãi.
Hệ thống gồm 15 máy cắt tách được xếp thành 2 hàng, ở giữa là băng tải, rồi hệ thống tải bằng gàu múc, sàn rung, hệ thống ru lô chọn lựa nhân hạt…, tất cả chiếm diện tích không lớn lắm, chừng 80m2. Khi hệ thống vận hành chỉ nghe tiếng xịt - xè của các máy chạy bằng pit tông nén khí, không gây tiếng ồn lớn trong khu sản xuất. Hạt điều sau khi hấp, phân loại, được đổ vào phễu của từng máy phù hợp. Các máy như hối hả thi nhau cắt tách để rồi tất cả nhân, vỏ đều rơi xuống băng tải, đưa về băng tải gàu múc, đến sàn rung phân loại. Lúc này vỏ tách riêng theo sàn rơi xuống giỏ đựng, còn nhân lọt xuống sàn. Theo hệ thống phân loại, nhân nguyên được tách riêng ra một cửa, còn nhân vỡ thì ra cửa khác. Những hạt được cắt nhưng nhân còn dính trong vỏ cũng được nhặt riêng để tách thủ công.
Ông Trần Văn Hoa - Giám đốc Công ty Mỹ Lệ (Bình Phước), là thành viên BCH Hiệp hội Điều Việt Nam đánh giá: Đây là một thành công mỹ mãn của ngành chế biến hạt điều Việt Nam. Máy hay ở chỗ là tự động đưa hạt điều đến đúng vị trí cắt, cắt đúng vị trí cần cắt của hạt để nhân còn nguyên mà lại tách được ra khỏi vỏ. Đây là hướng mà lâu nay Hiệp hội tìm kiếm. Tôi sẽ đề nghị Hiệp hội đầu tư cho người sáng tạo ra hệ thống cắt tách hạt điều tự động này.
Ông Shajan Thomas - Giám đốc một nhà máy chế biến hạt điều ở Gia Lai thuộc Công ty Olam (của Ấn Độ), nói: Đây là phát minh hay, tuy tốc độ cắt hơi chậm (khoảng 3 giây cắt được 2 hạt/máy), nhân dính trong vỏ còn nhiều. Cần tính toán để điều chỉnh tỷ lệ bể vỡ (nếu 11% là tốt), điện tiêu thụ, số công nhân vận hành, cách xử lý nhân còn dính trong vỏ…
Ông Trần Văn Sum - Chủ tịch HĐQT Công ty Hà Việt - đơn vị đầu tiên tiếp nhận công nghệ cắt tách hạt điều tự động cho biết: Hệ thống hoạt động ổn định. Có thể chạy 8-10 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Chúng tôi chưa cân đong cụ thể tỷ lệ bể vỡ, nhân dính trong vỏ… nhưng chấp nhận được.
Theo số liệu thực tế của nhà sản xuất (Cơ sở cơ khí Vũ Thạnh - Quy Nhơn) công bố: Hệ thống có công suất từ 180 – 200kg nguyên liệu/giờ. Tỷ lệ hạt được cắt tách hoàn toàn khoảng từ 55-75% tổng nguyên liệu đưa vào máy. Nhân bể vỡ khoảng từ 10-12% trên tổng số nhân đã được cắt. Điện năng tiêu thụ 4kW/h. Cả hệ thống chỉ cần 2 công nhân vận hành. Giá bán cả hệ thống là 700 triệu đồng (chưa kể máy cung cấp khí nén).
Tìm thiết bị cắt tách hạt điều thay thế thủ công là hành trình dài và khó khăn của DN chuyên chế biến hạt điều ở Việt Nam. Hệ thống cắt tách hạt điều tự động của Vũ Thạnh mở ra hướng mới, để DN lựa chọn.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: