Cơ sở hàn tiện Văn Lý (xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn- Bình Định) sáng tạo được máy ép ngói thuỷ lực tự động.
Sau gần một năm hoàn thiện, hiện nay máy đã phổ biến rộng rãi cho nhiều cơ sở sản xuất ngói trong và ngoài tỉnh. Máy này làm viên ngói có độ bền cao, chắc, không thấm nước, đỡ tốn sức lao động… Hiện có nhiều cơ sở sản xuất ngói ở huyện Tây Sơn sử dụng máy. Trong tương lai không xa máy sẽ thay thế hoàn toàn thiết bị ép ngói thủ công truyền thống.
Thông thường máy kít thuỷ lực được dùng trong công nghệ chế biến gỗ, ép gỗ, hoặc dùng để ép gạch ba tràng, gạch bông… và thường ép theo chiều ngang. Vận dụng nguyên lý ép này, ông Huỳnh Văn Lý, chủ cơ sở hàn tiện Văn Lý đã sáng tạo ra máy ép ngói thuỷ lực tự động, ép theo chiều thẳng đứng.
Máy được cấu tạo khá gọn, dáng hình trụ, với chiều cao vừa tầm người vận hành, bề ngang chừng 0,5m. Khung trụ bằng sắt khá vững. Trên đó có lắp một motor điện, công suất 5 sức ngựa (CV), tiêu thụ điện năng 3,5kW/h. Bằng công nghệ cơ khí kết hợp tự động, khi motor điện vận hành, nhớt sẽ được bơm lên, nhờ van điện điều hành, trục gắn khuôn ngói được điều khiển tự động ra, vào.
 Khi trục có gắn khuôn ngói vừa được đẩy ra ngoài, lập tức “mê” ngói (tấm đất sét nguyên liệu) cũng được công nhân vận hành nhanh chóng đặt vào khuôn. Liền sau đó, trục đưa khuôn ngói có “mê” thụt vào trong máy, cùng lúc ấy trục đứng của máy ép, có gắn khuôn ngói “dương” lập tức ép xuống và dập từ 2-3 lần (tuỳ theo chương trình cài đặt). Nhờ sức dập lớn khoảng từ 80-120kg/cm2, có khi đến 150kg/cm2, nên viên ngói sắc nét chữ, hoa văn; bền, không thấm nước và láng mặt.
Máy hoàn toàn tự động, chỉ cần một hoặc hai công nhân vận hành. Trong việc lập chương trình điều khiển tự động của máy, cơ sở có phối hợp với một đơn vị làm gỗ trong tỉnh thực hiện. Ông Lý cho biết, nếu làm 4 người (2 kít, 2 nguội) thì sản xuất được 4 thiên (1.000 viên/thiên)/ngày trong khoảng 10 tiếng đồng hồ. Còn nếu dùng một kít, một nguội thì máy sản xuất từ 1,7-1,8 thiên/ngày.
Trước đây ông Lý cũng là người sáng tạo máy đùn gạch di động, cải tiến 2 trục phay, đạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần 5 (2006-2007) tỉnh Bình Định, và đã được ứng dụng rộng rãi trong và ngoài tỉnh.
Cũng nhờ lực ép của máy lớn hơn thiết bị thủ công truyền thống nhiều lần, nên làm cho viên ngói bền, chắc, không thấm nước, mặt viên ngói láng mịn… Công nhân vận hành máy không cần tốn nhiều sức lực như ép thủ công. Đây cũng là những yếu tố ưu việt, góp phần tăng cao chất lượng ngói Phú Phong (huyện Tây Sơn - thủ phủ có truyền thống làm ngói lâu đời của Bình Định), so ngói truyền thống trước đây.
Hiện nay ngói đang được người tiêu dùng ưa chuộng trở lại. Muốn cạnh tranh, hạ giá thành, nhiều cơ sở làm ngói thủ công buộc phải áp dụng thiết bị máy móc mới. Tuỳ theo thời điểm, có lúc ngói Phú Phong lên đến 1.700đ/viên. Hiện nay khoảng từ 1.100-1.300đ/viên. Sản phẩm làm ra không có đủ cung cấp cho thị trường, nên càng thu hút các chủ lò đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới.
Ông Ngô Văn Diệu – chủ doanh nghiệp tư nhân Sơn Vũ (Tây Sơn) chuyên sản xuất gạch ngói cho biết do lao động khan hiếm, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nên ông đã từng bước thay thế thiết bị dập ngói thủ công, bằng máy dập ngói cơ khí, nay lại thay bằng máy dập ngói thuỷ lực tự động. Như vậy mới cạnh tranh được trên thị trường.
Theo ông Lý, ông đã bán ra khá nhiều máy ép ngói thuỷ lực tự động, không những trong tỉnh còn bán tới Quảng Bình, sắp đến có khả năng bán qua Lào. Giá bán khoảng từ 22- 24 triệu đồng/máy, tuỳ theo máy lắp loại phụ tùng của Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc. Hiện có khoảng 80% cơ sở ngói ở Phú Phong sử dụng máy ép ngói thuỷ lực tự động.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Sau gần một năm hoàn thiện, hiện nay máy đã phổ biến rộng rãi cho nhiều cơ sở sản xuất ngói trong và ngoài tỉnh. Máy này làm viên ngói có độ bền cao, chắc, không thấm nước, đỡ tốn sức lao động… Hiện có nhiều cơ sở sản xuất ngói ở huyện Tây Sơn sử dụng máy. Trong tương lai không xa máy sẽ thay thế hoàn toàn thiết bị ép ngói thủ công truyền thống.
Thông thường máy kít thuỷ lực được dùng trong công nghệ chế biến gỗ, ép gỗ, hoặc dùng để ép gạch ba tràng, gạch bông… và thường ép theo chiều ngang. Vận dụng nguyên lý ép này, ông Huỳnh Văn Lý, chủ cơ sở hàn tiện Văn Lý đã sáng tạo ra máy ép ngói thuỷ lực tự động, ép theo chiều thẳng đứng.
Máy được cấu tạo khá gọn, dáng hình trụ, với chiều cao vừa tầm người vận hành, bề ngang chừng 0,5m. Khung trụ bằng sắt khá vững. Trên đó có lắp một motor điện, công suất 5 sức ngựa (CV), tiêu thụ điện năng 3,5kW/h. Bằng công nghệ cơ khí kết hợp tự động, khi motor điện vận hành, nhớt sẽ được bơm lên, nhờ van điện điều hành, trục gắn khuôn ngói được điều khiển tự động ra, vào.
 Khi trục có gắn khuôn ngói vừa được đẩy ra ngoài, lập tức “mê” ngói (tấm đất sét nguyên liệu) cũng được công nhân vận hành nhanh chóng đặt vào khuôn. Liền sau đó, trục đưa khuôn ngói có “mê” thụt vào trong máy, cùng lúc ấy trục đứng của máy ép, có gắn khuôn ngói “dương” lập tức ép xuống và dập từ 2-3 lần (tuỳ theo chương trình cài đặt). Nhờ sức dập lớn khoảng từ 80-120kg/cm2, có khi đến 150kg/cm2, nên viên ngói sắc nét chữ, hoa văn; bền, không thấm nước và láng mặt.
Máy hoàn toàn tự động, chỉ cần một hoặc hai công nhân vận hành. Trong việc lập chương trình điều khiển tự động của máy, cơ sở có phối hợp với một đơn vị làm gỗ trong tỉnh thực hiện. Ông Lý cho biết, nếu làm 4 người (2 kít, 2 nguội) thì sản xuất được 4 thiên (1.000 viên/thiên)/ngày trong khoảng 10 tiếng đồng hồ. Còn nếu dùng một kít, một nguội thì máy sản xuất từ 1,7-1,8 thiên/ngày.
Trước đây ông Lý cũng là người sáng tạo máy đùn gạch di động, cải tiến 2 trục phay, đạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần 5 (2006-2007) tỉnh Bình Định, và đã được ứng dụng rộng rãi trong và ngoài tỉnh.
Cũng nhờ lực ép của máy lớn hơn thiết bị thủ công truyền thống nhiều lần, nên làm cho viên ngói bền, chắc, không thấm nước, mặt viên ngói láng mịn… Công nhân vận hành máy không cần tốn nhiều sức lực như ép thủ công. Đây cũng là những yếu tố ưu việt, góp phần tăng cao chất lượng ngói Phú Phong (huyện Tây Sơn - thủ phủ có truyền thống làm ngói lâu đời của Bình Định), so ngói truyền thống trước đây.
Hiện nay ngói đang được người tiêu dùng ưa chuộng trở lại. Muốn cạnh tranh, hạ giá thành, nhiều cơ sở làm ngói thủ công buộc phải áp dụng thiết bị máy móc mới. Tuỳ theo thời điểm, có lúc ngói Phú Phong lên đến 1.700đ/viên. Hiện nay khoảng từ 1.100-1.300đ/viên. Sản phẩm làm ra không có đủ cung cấp cho thị trường, nên càng thu hút các chủ lò đầu tư mua sắm thiết bị máy móc mới.
Ông Ngô Văn Diệu – chủ doanh nghiệp tư nhân Sơn Vũ (Tây Sơn) chuyên sản xuất gạch ngói cho biết do lao động khan hiếm, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, nên ông đã từng bước thay thế thiết bị dập ngói thủ công, bằng máy dập ngói cơ khí, nay lại thay bằng máy dập ngói thuỷ lực tự động. Như vậy mới cạnh tranh được trên thị trường.
Theo ông Lý, ông đã bán ra khá nhiều máy ép ngói thuỷ lực tự động, không những trong tỉnh còn bán tới Quảng Bình, sắp đến có khả năng bán qua Lào. Giá bán khoảng từ 22- 24 triệu đồng/máy, tuỳ theo máy lắp loại phụ tùng của Trung Quốc, Đài Loan hay Hàn Quốc. Hiện có khoảng 80% cơ sở ngói ở Phú Phong sử dụng máy ép ngói thuỷ lực tự động.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: