Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nói đến Cần Giờ ông thấy người dân chất phác, cán bộ nhiệt tình, mọi người đoàn kết. “Nhưng đoàn kết vậy mà dân nghèo và cận nghèo còn nhiều quá, đến 44,6%, phải suy nghĩ: tại sao?”.
“Rất đáng buồn còn đến 44,6% hộ nghèo và cận nghèo, trong đó có hai xã Thạnh An và An Thới Đông hơn 60% nghèo và cận nghèo. Rõ ràng chúng ta không thể hài lòng chỉ với sự đoàn kết đó được” - Bí thư Đinh La Thăng nói.
Dân cần thoát nghèo, không cần danh hiệu
Ông cho rằng đoàn kết là rất tốt rồi nhưng mà dân phải đỡ nghèo thì mới thật sự là tốt. Bí thư Thành ủy băn khoăn:
“Số hộ nghèo còn lớn quá nhưng vậy mà Cần Giờ lại còn đi đấu tranh, đi mời thẩm định để thành huyện nông thôn mới. Nông thôn mới để làm gì mà 44,6% nghèo? Người nghèo cần gì nông thôn mới. Nông thôn cũ cũng được nhưng mà dân phải thoát nghèo!”.
Ông cho rằng thành phố phải ngồi lại cùng Cần Giờ để bàn, phải có cách gì cho dân thoát nghèo, phải có hướng đột phá phù hợp. Đột phá đó là chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
“Thay đổi ngay, chứ cứ đi theo hướng nuôi hàu, làm muối... mãi thế này không khá được. Gặp lúc hàu chết, mưa nắng thất thường thì còn nghèo nữa”.
Bí thư Thành ủy đề nghị Cần Giờ chuyển hướng mạnh sang du lịch, dịch vụ. Ông cho rằng đây là thế mạnh đặc trưng của Cần Giờ. Vì khu sinh quyển thế giới như tại Cần Giờ không phải nơi nào cũng có.
Bí thư Thành ủy kể khi còn làm bộ trưởng Bộ GTVT ông từng phải đấu tranh, giải trình chất vấn của các đại biểu Quốc hội khi ủng hộ đề xuất của TP.HCM cho làm nút giao đường rẽ từ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành xuống Cần Giờ.
Khi đó nhà tài trợ ADB (Ngân hàng châu Á) không đồng ý. Nhưng vì lợi ích của dân Cần Giờ, Bộ GTVT đã cùng TP.HCM đấu tranh, Bộ GTVT tìm nguồn vốn bên ngoài để quyết tâm thực hiện và đến cuối năm 2018 hạng mục này sẽ hoàn chỉnh cùng tuyến cao tốc.
“Mục đích cũng là để Cần Giờ phát triển nhanh dịch vụ, du lịch” - Bí thư Thành ủy cho biết.
Cứ lo cho dân, đừng sợ mất nguồn thu
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cũng yêu cầu đẩy mạnh việc nuôi yến tại Cần Giờ vì đây là nguồn lợi lớn của dân. Tạo điều kiện cho dân vay tiền, làm ăn lớn, mở rộng quy mô để làm giàu.
Ông Thăng lưu ý không nên nghĩ đầu tư cho dân nuôi yến hay làm nhiều việc khác thì chỉ có mấy ông tư nhân được lợi còn ngân sách không thu được gì thì không đầu tư.
“Không cần! Mình không cần thu cũng được. Dân được là huyện được. Thu nhiều ngân sách cũng là đem lại hạnh phúc cho dân thôi”.
Ông cho rằng bây giờ dân Cần Giờ còn nghèo nhưng nếu có nhiều hộ nuôi yến, có nguồn tiêu thụ một cách bài bản thì dân giàu lên.
“Dân giàu lên thì văn minh cũng khá lên, nhà cửa khá lên, con cái có điều kiện học hành rồi an ninh trật tự cũng tốt lên, đỡ rất nhiều thứ” - Bí thư Thành ủy phân tích.
Ông Đinh La Thăng đề nghị Cần Giờ phải dựa vào chương trình của thành phố để có nguồn lực chuyển đổi kinh tế.
“Lúc đó thì mới vui vẻ báo cáo là Đảng bộ huyện đoàn kết nhất trí. Đoàn kết nhất trí không phải nói suông mà phải trên cơ sở là đưa ra mục tiêu, chẳng hạn từ nay đến 2020 còn bao nhiêu, 10% hay 15% hộ nghèo, cận nghèo. Phải làm một cuộc cách mạng như vậy” - Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu.
“Hoàn toàn làm được. Chúng ta có lợi thế là một đô thị đặc biệt, một thị trường rộng lớn. Chúng ta lại có rừng, có hệ sinh thái phong phú thì chúng ta phải thay đổi cách nghĩ cách làm. TP sẽ cùng sát cánh với Cần Giờ” - Ông Thăng khẳng định.
Đầu tư phát triển Thạnh An, không di dân vào bờ
Gần 10 năm trước, sau cơn bão Durian (tháng 12-2006), TP.HCM đã có kế hoạch di dời toàn bộ cư dân đảo Thạnh An vào đất liền. Tuy nhiên, kế hoạch này vì nhiều lý do chưa thực hiện được. Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho biết vấn đề này cần xem xét lại. Theo ông, cần mở rộng đảo Thạnh An, tăng cường cư dân.
“Chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay là đưa dân ra đảo thì việc chúng ta đưa dân vào bờ là phải suy nghĩ. Không chỉ kinh tế mà còn phải nghĩ đến an ninh quốc phòng”.
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu tăng thêm các công trình lợi ích kép, phục vụ đời sống người dân như nhà văn hóa, trường học, nhưng khi có bão sẽ trở thành nơi tránh trú bão.
Đồng thời có cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp đầu tư tại Thạnh An, đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện thủy thật tốt để đảm bảo lưu thông.
Theo Viễn Sự
Tuổi trẻ
“Rất đáng buồn còn đến 44,6% hộ nghèo và cận nghèo, trong đó có hai xã Thạnh An và An Thới Đông hơn 60% nghèo và cận nghèo. Rõ ràng chúng ta không thể hài lòng chỉ với sự đoàn kết đó được” - Bí thư Đinh La Thăng nói.
Dân cần thoát nghèo, không cần danh hiệu
Ông cho rằng đoàn kết là rất tốt rồi nhưng mà dân phải đỡ nghèo thì mới thật sự là tốt. Bí thư Thành ủy băn khoăn:
“Số hộ nghèo còn lớn quá nhưng vậy mà Cần Giờ lại còn đi đấu tranh, đi mời thẩm định để thành huyện nông thôn mới. Nông thôn mới để làm gì mà 44,6% nghèo? Người nghèo cần gì nông thôn mới. Nông thôn cũ cũng được nhưng mà dân phải thoát nghèo!”.
Ông cho rằng thành phố phải ngồi lại cùng Cần Giờ để bàn, phải có cách gì cho dân thoát nghèo, phải có hướng đột phá phù hợp. Đột phá đó là chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
“Thay đổi ngay, chứ cứ đi theo hướng nuôi hàu, làm muối... mãi thế này không khá được. Gặp lúc hàu chết, mưa nắng thất thường thì còn nghèo nữa”.
Bí thư Thành ủy đề nghị Cần Giờ chuyển hướng mạnh sang du lịch, dịch vụ. Ông cho rằng đây là thế mạnh đặc trưng của Cần Giờ. Vì khu sinh quyển thế giới như tại Cần Giờ không phải nơi nào cũng có.
Bí thư Thành ủy kể khi còn làm bộ trưởng Bộ GTVT ông từng phải đấu tranh, giải trình chất vấn của các đại biểu Quốc hội khi ủng hộ đề xuất của TP.HCM cho làm nút giao đường rẽ từ tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành xuống Cần Giờ.
Khi đó nhà tài trợ ADB (Ngân hàng châu Á) không đồng ý. Nhưng vì lợi ích của dân Cần Giờ, Bộ GTVT đã cùng TP.HCM đấu tranh, Bộ GTVT tìm nguồn vốn bên ngoài để quyết tâm thực hiện và đến cuối năm 2018 hạng mục này sẽ hoàn chỉnh cùng tuyến cao tốc.
“Mục đích cũng là để Cần Giờ phát triển nhanh dịch vụ, du lịch” - Bí thư Thành ủy cho biết.
Cứ lo cho dân, đừng sợ mất nguồn thu
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cũng yêu cầu đẩy mạnh việc nuôi yến tại Cần Giờ vì đây là nguồn lợi lớn của dân. Tạo điều kiện cho dân vay tiền, làm ăn lớn, mở rộng quy mô để làm giàu.
Ông Thăng lưu ý không nên nghĩ đầu tư cho dân nuôi yến hay làm nhiều việc khác thì chỉ có mấy ông tư nhân được lợi còn ngân sách không thu được gì thì không đầu tư.
“Không cần! Mình không cần thu cũng được. Dân được là huyện được. Thu nhiều ngân sách cũng là đem lại hạnh phúc cho dân thôi”.
Ông cho rằng bây giờ dân Cần Giờ còn nghèo nhưng nếu có nhiều hộ nuôi yến, có nguồn tiêu thụ một cách bài bản thì dân giàu lên.
“Dân giàu lên thì văn minh cũng khá lên, nhà cửa khá lên, con cái có điều kiện học hành rồi an ninh trật tự cũng tốt lên, đỡ rất nhiều thứ” - Bí thư Thành ủy phân tích.
Ông Đinh La Thăng đề nghị Cần Giờ phải dựa vào chương trình của thành phố để có nguồn lực chuyển đổi kinh tế.
“Lúc đó thì mới vui vẻ báo cáo là Đảng bộ huyện đoàn kết nhất trí. Đoàn kết nhất trí không phải nói suông mà phải trên cơ sở là đưa ra mục tiêu, chẳng hạn từ nay đến 2020 còn bao nhiêu, 10% hay 15% hộ nghèo, cận nghèo. Phải làm một cuộc cách mạng như vậy” - Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng yêu cầu.
“Hoàn toàn làm được. Chúng ta có lợi thế là một đô thị đặc biệt, một thị trường rộng lớn. Chúng ta lại có rừng, có hệ sinh thái phong phú thì chúng ta phải thay đổi cách nghĩ cách làm. TP sẽ cùng sát cánh với Cần Giờ” - Ông Thăng khẳng định.
Đầu tư phát triển Thạnh An, không di dân vào bờ
Gần 10 năm trước, sau cơn bão Durian (tháng 12-2006), TP.HCM đã có kế hoạch di dời toàn bộ cư dân đảo Thạnh An vào đất liền. Tuy nhiên, kế hoạch này vì nhiều lý do chưa thực hiện được. Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng cho biết vấn đề này cần xem xét lại. Theo ông, cần mở rộng đảo Thạnh An, tăng cường cư dân.
“Chủ trương của Đảng, Nhà nước hiện nay là đưa dân ra đảo thì việc chúng ta đưa dân vào bờ là phải suy nghĩ. Không chỉ kinh tế mà còn phải nghĩ đến an ninh quốc phòng”.
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu tăng thêm các công trình lợi ích kép, phục vụ đời sống người dân như nhà văn hóa, trường học, nhưng khi có bão sẽ trở thành nơi tránh trú bão.
Đồng thời có cơ chế khuyến khích cho doanh nghiệp đầu tư tại Thạnh An, đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện thủy thật tốt để đảm bảo lưu thông.
Theo Viễn Sự
Tuổi trẻ