- Ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương hiện nay đang hình thành mô hình chăn nuôi bò sinh sản bán lấy thịt dưới tán rừng cao su. Mô hình được đánh giá là sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng, đất đai, đồng cỏ nhằm tạo ra sản phẩm chăn nuôi hàng hóa chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, với 78% diện tích là đất rừng cao su, nhiều đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng rất lớn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là nuôi bò. Mùa mưa ở đây kéo dài tới 6 tháng với lượng mưa lớn, chiếm trên 90% lượng mưa của cả năm. Vào mùa mưa, khí hậu ôn hòa, dịu mát, cây cỏ xanh tươi, phát triển mạnh là ưu điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò. Trước những yếu tố tự nhiên thuận lợi như vậy, đa số người dân xã Thanh Tuyền đều có nguyện vọng được tiếp nhận khoa học kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư để chăn nuôi bò.
Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Nông thôn – Miền núi vùng sâu vùng xa, địa phương đã triển khai Dự án xây dựng 6 trang trại chăn nuôi bò thịt dưới tán lá rừng nhằm tận dụng thảm thực vật và diện tích rừng sẵn có. Quy mô mỗi trang trại nuôi 20 con bò cái sinh sản Laisind trở lên và một con đực giống Brahman. Bò nền được tuyển chọn từ các đàn hiện có đang nuôi trong vùng Dự án, cho phối giống trực tiếp để tạo ra đàn con lai có năng suất và chất lượng thịt cao. Tham gia Dự án, các hộ nông dân được tập huấn những kiến thức về một số bệnh thường xảy ra ở bò để kịp thời phát hiện và báo cho cán bộ thú y cơ sở; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt; kỹ thuật trồng, sử dụng cây làm thức ăn xanh; chế biến cỏ và một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò; kỹ thuật vỗ béo bò thịt để có hiệu quả kinh tế cao… Ngoài ra, 20 nông dân nòng cốt do địa phương lựa chọn đã được tham quan học tập về mô hình trang trại chăn nuôi bò với các giống bò cao sản và bò lai hướng thịt cho năng suất cao; tham quan các mô hình trồng cỏ cao sản như: cỏ VA-06, Ghi-nê, Paspalum, cỏ Voi có năng suất từ 250 - 400 tấn/ha; học tập các phương pháp chế biến, dự trữ cỏ và các phụ phẩm làm thức ăn cho bò, đặc biệt là phương pháp dự trữ và chế biến rơm bằng phương pháp ủ Urê rất dễ làm và có hiệu quả trong chăn nuôi bò hiện nay.
Hộ ông Lê Khắc Duân ở Đội 4, xã Thanh Tuyền là một trong những gia đình tham gia Dự án. Đàn bò nhà ông Duân có 31 con, trong đó có 20 con bò mẹ sinh sản, 10 con bê lai, 1 con bò đực giống Brahman. Qua kết quả khảo sát trên đàn bê lai cho thấy: khối lượng bê sơ sinh đạt khá cao, gần 21 kg và khi 6 tháng, 12 tháng, 15 tháng, trọng lượng của bê lai đều cao hơn các giống địa phương và lần lượt tương ứng 111,6 kg, 196kg, 224,5 kg. Điều này cho thấy việc phối giống cao sản đã cải tạo được tầm vóc của đàn bò. Hộ ông Duân đã tiến hành trồng được 3 giống cỏ hòa thảo với diện tích 9.000m2, năng suất chất xanh trung bình đạt 162 - 175 tấn/ha/năm, năng suất chất khô đạt từ 31,3 - 32,6 tấn/ha/năm. Gia đình đã biết tích trữ rơm lúa và thân cây ngô sau thu hoạch làm thức ăn cho bò. Cỏ trồng được cắt nhỏ để phối trộn với thức ăn tinh dùng cho bò nên đàn bò của gia đình không bị thiếu thức ăn, kể cả trong mùa khô. Việc vỗ béo bò thịt trước khi xuất bán cũng được thực hiện theo quy trình vừa nuôi nhốt, vừa chăn thả, cho ăn thêm thức ăn tinh và cỏ tươi tại chuồng. 15 con bò thịt vỗ béo của gia đình ông Duân tăng trọng trung bình 709,2g/con/ngày.
Kết quả thu được của hộ gia đình ông Lê Khắc Duân có phần khiêm tốn so với 5 hộ còn lại tham gia mô hình. Song cũng là bước nhảy vọt trong hiệu suất chăn nuôi mà gia đình thu được so với cách làm cũ trước đây. Kỹ thuật vỗ béo bò đã được các hộ tích cực áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả, hầu hết tăng trọng dao động trong khoảng 689 - 735g/con/ngày. Một thông số khác là chất lượng thịt của bò lai Brahman trong dự án cao hơn hẳn so với bò Vàng địa phương và bò Laisind. Các thành phần giết mổ của bò lai Brahman như: tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh đều cao. Ví dụ: tỷ lệ thịt xẻ đạt 41,1% trong khi bò Vàng địa phương là 38%. Tỷ lệ thịt tinh đạt 40% trong khi bò Laisind là 37 - 39%, bò Vàng là 28%. Như vậy, việc cải tạo giống bò mới của Dự án đã có tác dụng cải thiện chất lượng đàn bò một cách rõ rệt. Không những vậy, hiệu quả kinh tế thu được cũng gia tăng đáng kể. Một con bò lai Brahman khi bán thịt thu về trên 30 triệu đồng, cao hơn sản xuất đại trà trên 15triệu đồng. Nếu làm giống số tiền thu về là gần 40-50 triệu đồng/con, cao hơn bò sản xuất đại trà trên 15-20triệu đồng/con. Tựu chung lại, mô hình kinh tế trang trại bò thịt dưới tán lá rừng cao su, khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hình thức chăn nuôi thường từ 40 - 50%. Lợi nhuận thu về từ một con bò sinh sản từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập bình quân hàng năm từ bán bò giống và thịt 200-350 triệu đồng. Ngoài ra, còn cạo cao su nhà cho thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng và gần 100 tấn phân chuồng đã được thu gom mỗi năm là nguồn bổ sung phân bón cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí cho nông dân và giảm ô nhiễm môi trường. Nhìn chung cơ ngơi mà gia đình Ông Lê Khắc Duân tạo lập đã có trong tay từ 1-3 tỷ đồng.
Kết quả của dự án đã chứng tỏ việc sử dụng đất rừng cao su để chăn nuôi bò là một giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên rừng, đất đai, thảm thực vật rộng lớn vùng Đông Nam Bộ. Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết: từ 6 mô hình ban đầu, đến nay, toàn huyện đã có thêm 70 mô hình nuôi bò dưới tán lá rừng từ việc học tập và làm theo các mô hình của dự án. Đây chính là minh chứng khẳng định tính thiết thực và sức lan tỏa của mô hình dự án; đồng thời làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, tạo thêm niềm tin cho người dân trong vùng dự án phấn khởi và sẵn sàng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, hướng đến việc hình thành và phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi tiên tiến trong vùng./.
Bài viết được thực hiện tại địa phương và số liệu do gia đình cung cấp.!
Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, với 78% diện tích là đất rừng cao su, nhiều đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng rất lớn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là nuôi bò. Mùa mưa ở đây kéo dài tới 6 tháng với lượng mưa lớn, chiếm trên 90% lượng mưa của cả năm. Vào mùa mưa, khí hậu ôn hòa, dịu mát, cây cỏ xanh tươi, phát triển mạnh là ưu điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò. Trước những yếu tố tự nhiên thuận lợi như vậy, đa số người dân xã Thanh Tuyền đều có nguyện vọng được tiếp nhận khoa học kỹ thuật và hỗ trợ đầu tư để chăn nuôi bò.
Được sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Nông thôn – Miền núi vùng sâu vùng xa, địa phương đã triển khai Dự án xây dựng 6 trang trại chăn nuôi bò thịt dưới tán lá rừng nhằm tận dụng thảm thực vật và diện tích rừng sẵn có. Quy mô mỗi trang trại nuôi 20 con bò cái sinh sản Laisind trở lên và một con đực giống Brahman. Bò nền được tuyển chọn từ các đàn hiện có đang nuôi trong vùng Dự án, cho phối giống trực tiếp để tạo ra đàn con lai có năng suất và chất lượng thịt cao. Tham gia Dự án, các hộ nông dân được tập huấn những kiến thức về một số bệnh thường xảy ra ở bò để kịp thời phát hiện và báo cho cán bộ thú y cơ sở; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò thịt; kỹ thuật trồng, sử dụng cây làm thức ăn xanh; chế biến cỏ và một số phụ phẩm làm thức ăn cho bò; kỹ thuật vỗ béo bò thịt để có hiệu quả kinh tế cao… Ngoài ra, 20 nông dân nòng cốt do địa phương lựa chọn đã được tham quan học tập về mô hình trang trại chăn nuôi bò với các giống bò cao sản và bò lai hướng thịt cho năng suất cao; tham quan các mô hình trồng cỏ cao sản như: cỏ VA-06, Ghi-nê, Paspalum, cỏ Voi có năng suất từ 250 - 400 tấn/ha; học tập các phương pháp chế biến, dự trữ cỏ và các phụ phẩm làm thức ăn cho bò, đặc biệt là phương pháp dự trữ và chế biến rơm bằng phương pháp ủ Urê rất dễ làm và có hiệu quả trong chăn nuôi bò hiện nay.
Hộ ông Lê Khắc Duân ở Đội 4, xã Thanh Tuyền là một trong những gia đình tham gia Dự án. Đàn bò nhà ông Duân có 31 con, trong đó có 20 con bò mẹ sinh sản, 10 con bê lai, 1 con bò đực giống Brahman. Qua kết quả khảo sát trên đàn bê lai cho thấy: khối lượng bê sơ sinh đạt khá cao, gần 21 kg và khi 6 tháng, 12 tháng, 15 tháng, trọng lượng của bê lai đều cao hơn các giống địa phương và lần lượt tương ứng 111,6 kg, 196kg, 224,5 kg. Điều này cho thấy việc phối giống cao sản đã cải tạo được tầm vóc của đàn bò. Hộ ông Duân đã tiến hành trồng được 3 giống cỏ hòa thảo với diện tích 9.000m2, năng suất chất xanh trung bình đạt 162 - 175 tấn/ha/năm, năng suất chất khô đạt từ 31,3 - 32,6 tấn/ha/năm. Gia đình đã biết tích trữ rơm lúa và thân cây ngô sau thu hoạch làm thức ăn cho bò. Cỏ trồng được cắt nhỏ để phối trộn với thức ăn tinh dùng cho bò nên đàn bò của gia đình không bị thiếu thức ăn, kể cả trong mùa khô. Việc vỗ béo bò thịt trước khi xuất bán cũng được thực hiện theo quy trình vừa nuôi nhốt, vừa chăn thả, cho ăn thêm thức ăn tinh và cỏ tươi tại chuồng. 15 con bò thịt vỗ béo của gia đình ông Duân tăng trọng trung bình 709,2g/con/ngày.
Kết quả thu được của hộ gia đình ông Lê Khắc Duân có phần khiêm tốn so với 5 hộ còn lại tham gia mô hình. Song cũng là bước nhảy vọt trong hiệu suất chăn nuôi mà gia đình thu được so với cách làm cũ trước đây. Kỹ thuật vỗ béo bò đã được các hộ tích cực áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả, hầu hết tăng trọng dao động trong khoảng 689 - 735g/con/ngày. Một thông số khác là chất lượng thịt của bò lai Brahman trong dự án cao hơn hẳn so với bò Vàng địa phương và bò Laisind. Các thành phần giết mổ của bò lai Brahman như: tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt tinh đều cao. Ví dụ: tỷ lệ thịt xẻ đạt 41,1% trong khi bò Vàng địa phương là 38%. Tỷ lệ thịt tinh đạt 40% trong khi bò Laisind là 37 - 39%, bò Vàng là 28%. Như vậy, việc cải tạo giống bò mới của Dự án đã có tác dụng cải thiện chất lượng đàn bò một cách rõ rệt. Không những vậy, hiệu quả kinh tế thu được cũng gia tăng đáng kể. Một con bò lai Brahman khi bán thịt thu về trên 30 triệu đồng, cao hơn sản xuất đại trà trên 15triệu đồng. Nếu làm giống số tiền thu về là gần 40-50 triệu đồng/con, cao hơn bò sản xuất đại trà trên 15-20triệu đồng/con. Tựu chung lại, mô hình kinh tế trang trại bò thịt dưới tán lá rừng cao su, khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hình thức chăn nuôi thường từ 40 - 50%. Lợi nhuận thu về từ một con bò sinh sản từ 15 - 20 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập bình quân hàng năm từ bán bò giống và thịt 200-350 triệu đồng. Ngoài ra, còn cạo cao su nhà cho thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng và gần 100 tấn phân chuồng đã được thu gom mỗi năm là nguồn bổ sung phân bón cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí cho nông dân và giảm ô nhiễm môi trường. Nhìn chung cơ ngơi mà gia đình Ông Lê Khắc Duân tạo lập đã có trong tay từ 1-3 tỷ đồng.
Kết quả của dự án đã chứng tỏ việc sử dụng đất rừng cao su để chăn nuôi bò là một giải pháp phù hợp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên rừng, đất đai, thảm thực vật rộng lớn vùng Đông Nam Bộ. Phó Chủ tịch UBND huyện Dầu Tiếng cho biết: từ 6 mô hình ban đầu, đến nay, toàn huyện đã có thêm 70 mô hình nuôi bò dưới tán lá rừng từ việc học tập và làm theo các mô hình của dự án. Đây chính là minh chứng khẳng định tính thiết thực và sức lan tỏa của mô hình dự án; đồng thời làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, tạo thêm niềm tin cho người dân trong vùng dự án phấn khởi và sẵn sàng tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất, hướng đến việc hình thành và phát triển các mô hình trang trại chăn nuôi tiên tiến trong vùng./.
Bài viết được thực hiện tại địa phương và số liệu do gia đình cung cấp.!
Last edited by a moderator: