Mô hình trồng cỏ VA 06

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
Trong mấy năm gần đây, đàn gia súc của tỉnh Tuyên Quang đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu của Cục Thống kê Tuyên Quang, tính đến thời điểm tháng 4/2009, toàn tỉnh có đàn trâu 144.693 con, bò 53.043 con, lợn 451.121 con, gia cầm 4.572.998 con.


Nghề chăn nuôi đã đem lại thu nhập cao cho người nông dân, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò. Để phát triển chăn nuôi bền vững, ngoài việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cải tạo giống, thức ăn, thú y..., tỉnh còn chú trọng đến phát triển nguồn thức ăn thô xanh cung cấp cho đàn gia súc ăn cỏ.


Năm 2008, từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang đã phối hợp với Trạm Khuyến nông Yên Sơn và Trạm Khuyến nông thị xã Tuyên Quang triển khai thực hiện mô hình trồng và thâm canh giống cỏ VA 06 tại 6 xã với tổng diện tích là 12,5 ha.


Qua thời gian thực hiện mô hình cho thấy, giống cỏ này thích hợp với các loại đất cao ráo, không bị úng, sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh khoẻ, năng suất cao, hàm lượng đường cao, giàu dinh dưỡng, khả năng thích ứng rộng, chống chịu rét, hạn tốt. Nếu trồng làm thức ăn chỉ sau 45 ngày có thể cắt được 1 lứa. Nông dân đánh giá: Đây là giống cỏ có ưu thế vượt trội về năng suất, chất lượng so với các loại cỏ đang trồng trên địa bàn như cỏ voi, cỏ ghi nê...


Gia đình ông Nguyễn Xuân Tịnh, xóm Tân Lập, xã Phú Lâm cho biết: Năm 2008, được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ giống, phân bón và được tham gia tập huấn, gia đình ông đã trồng 0,5 ha cỏ VA 06, sau 4 tháng trồng, cỏ phát triển rất tốt. Đến nay, toàn bộ diện tích trồng cỏ voi trước đây đã được thay thế sang trồng cỏ VA06. Năm 2008, gia đình ông thu được 100 tấn cỏ bán cho Trại bò sữa Phú Lâm với giá 250 đồng/kg, thu được 25 triệu đồng.


Ông Phan Đức Hóa - Phó chủ tịch UBND xã Phú Lâm cho biết: “Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp từ vận động tuyên truyền và tập huấn kỹ thuật đến nay xã Phú Lâm đã mở rộng được gần 20 ha giống cỏ VA 06, ngoài cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân, trong đó có nhiều hộ tái định cư là dân tộc H’mông di chuyển từ huyện Na Hang đến khi xây dựng thuỷ điện Tuyên Quang để họ ổn định cuộc sống”.











Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
 
Last edited:
Back
Top