Mối có gây hại gì cho trùn quế ???

  • Thread starter xinloitinhyeu541
  • Ngày gửi
Ông anh họ nhà tôi có nuôi vài chục con gà thả vườn và nuôi thêm khoảng mười mét vuông trùn quế để làm thức ăn cho gà! Do hồi xử lí đát nền không tốt nên khi nuôi được hai tháng thì thấy mối ở dưới bò lên. Ban đầu thì ít, nhưng sau này thì càng nhiều lên? Chúng ăn hết phân bò và cạnh tranh thức ăn của trùn quế? Ông anh tôi lo lắng không biết chúng có ăn luôn cả trùn quế hay không? Vậy có ai hiểu biết xin tư vấn giùm liệu mối có gây hại gì tới trùn quế không? Có cách nào để đuổi chúng đi chỗ khác không? Xin chân thành cảm ơn!
 


hi bạn xinloitinhyeu541
Mình nghĩ nếu thật sự loại mối mà bạn mô tả là mối đất thì có lẽ không gây hại cho trùn quế. Mối không phải là thiên địch của trùn quế, bởi vì mối chỉ ăn và tiêu hóa cellulose thôi (ví dụ có trong gỗ và thân xác thực vật mục nát). Việc mối đất ăn phân bò cạnh tranh thức ăn với trùn quế mình mới nghe lần đầu, chắc phải tham khảo các chuyên gia khác xem sao.
Có một điều chắc chắn là gà rất thích ăn mối đất. Và đó có lẽ cũng là một thức ăn bổ dưỡng không thua gì trùn quế. Hồi nhỏ đào được khúc gỗ mục có mối ăn đầy bên trong, thảy ra sân đàn gà mổ ăn nhìn thấy đã.
Bạn có thể dùng bẫy gỗ hoặc bã mía khô hoặc bìa carton đễ dẫn dụ mối.
Cách làm bẫy gỗ như sau:
-chuẩn bị khoảng 30 miếng gỗ (nếu có gỗ thông thì càng tốt, gỗ cưa ra từ các pallet gỗ người ta thanh lý), kích thước 10 cm x 20 cm. Đảm bảo gỗ không có hơi hóa chất và các mùi lạ khác.
-ngâm nước khoảng 10 phút.
-vớt gỗ ra, bỏ các miếng bị cong, vênh.
-sắp thành khối, dùng dây nylong buộc càng chặt càng tốt.
-áp khối gỗ vào khu vực bạn thấy mối đùn lên (mối đất thường tạo các đường mui bằng đất chạy dọc ngang và bảo vệ cho lũ mối khỏi ánh sáng và các tác nhân bất lợi bên ngoài. Việc đặt khối gỗ vào nơi mối xuất hiện là rất quan trọng, quyết định đến việc mối có vào bẫy hay không. Lưu ý là trước khi đặt bẫy gỗ, bạn không được phun, xịt bất cứ hóa chất nào vào khu vực có mối, vì như vậy mối sẽ bỏ đi và việc đặt bẫy sẽ thất bại).
-dùng giấy hoặc nylong màu tối che lại bẫy mối, lấy băng keo dán bốn mặt lại để ngăn kiến vào.
-khoảng 5-6 ngày mở ra một lần để rưới một ít nước vào để giữ ẩm cho bẫy.
-sau khoảng 3-4 tuần, mối vào kín bẫy, ta lấy bẫy ra thật nhẹ nhàng, giũ các tấm gỗ ra để mối rơi ra cho gà ăn. Sau đó lại đặt một bẫy khác vào, bắt đầu một chu trình mới.
Với cách này, ta có thể tạo nguồn thức ăn bổ sung dinh dưỡng cho đàn gà.
Thân chào
 
Cám ơn bạn iceman, cũng xin được góp thêm:
Thức ăn của mối là cellulose, như vậy trong một ổ trùn không có gì cho mối ăn cả. Vả lại ẩm-độ trong ổ trùn rất cao, hoàn-toàn không thích-hợp cho mối trú ngụ.
Nhưng mối có trong ổ trùn đã lâu, cạnh-tranh thức ăn với trùn thì tui nghĩ giải-pháp của tanthanh là hợp-lý. Bởi:
- Mối, ong... sống thành quần-thể chung quanh một con cái (ong Chúa, mối Chúa). Trừ mối Chúa, ong Chúa ra, đời sống của một con mối không dài. Những con mối đến "thăm" ổ trùn hôm nay, chưa chắc là những con mối đã đến hôm qua (có khi đã già, chết rồi). Vậy nếu làm theo tanthanh, ngăn không cho mối tới là xong. Mối Chúa sinh-sản ở một nơi nào khác, chứ không phải trong ổ trùn.

Vậy thì phải có một ổ mối ở gần đâu đó. Xinloitinhyeu nói ông anh xem lại... các cột, vách nhà xem! Mong rằng không có mối.
Thân.
 
Cám ơn bạn iceman, cũng xin được góp thêm:
Thức ăn của mối là cellulose, như vậy trong một ổ trùn không có gì cho mối ăn cả. Vả lại ẩm-độ trong ổ trùn rất cao, hoàn-toàn không thích-hợp cho mối trú ngụ.
Nhưng mối có trong ổ trùn đã lâu, cạnh-tranh thức ăn với trùn thì tui nghĩ giải-pháp của tanthanh là hợp-lý. Bởi:
- Mối, ong... sống thành quần-thể chung quanh một con cái (ong Chúa, mối Chúa). Trừ mối Chúa, ong Chúa ra, đời sống của một con mối không dài. Những con mối đến "thăm" ổ trùn hôm nay, chưa chắc là những con mối đã đến hôm qua (có khi đã già, chết rồi). Vậy nếu làm theo tanthanh, ngăn không cho mối tới là xong. Mối Chúa sinh-sản ở một nơi nào khác, chứ không phải trong ổ trùn.

Vậy thì phải có một ổ mối ở gần đâu đó. Xinloitinhyeu nói ông anh xem lại... các cột, vách nhà xem! Mong rằng không có mối.
Thân.
Rất cảm ơn các bác đã góp ý. số mối đó nay không thấy tồn tại trong ô nuôi nữa. Có lẽ chúng đã chết già hết rồi!
 
Xin lỗi vì chen ngang ý kiến của mọi người, nhưng tui muốn hỏi lại cho rõ: mối mà bạn xinloitinhyeu541 đề cập là loại mối nào?
Trong luống trùn nhà tui rất nhiều mối. Nhưng loại này nhỏ li ti, gà không thể ăn được. Chúng có màu trắng, cam hoặc phớt hồng. Chúng ăn phân, cạnh tranh với trùn (nhưng không đáng kể vì chúng quá nhỏ, ăn không nhiều).
Tui thấy chúng có ăn cả trùn. Đó là những con trùn bị tổn thương, gần chết. Tui thường ví chúng như "công nhân vệ sinh môi trường", như kên kên của sa mạc... Có lẽ nhờ có chúng mà bọn kiến ít có cơ hội phát hiện mùi trùn chết để mò vào...
 

Xin lỗi vì chen ngang ý kiến của mọi người, nhưng tui muốn hỏi lại cho rõ: mối mà bạn xinloitinhyeu541 đề cập là loại mối nào?
Trong luống trùn nhà tui rất nhiều mối. Nhưng loại này nhỏ li ti, gà không thể ăn được. Chúng có màu trắng, cam hoặc phớt hồng. Chúng ăn phân, cạnh tranh với trùn (nhưng không đáng kể vì chúng quá nhỏ, ăn không nhiều).
Tui thấy chúng có ăn cả trùn. Đó là những con trùn bị tổn thương, gần chết. Tui thường ví chúng như "công nhân vệ sinh môi trường", như kên kên của sa mạc... Có lẽ nhờ có chúng mà bọn kiến ít có cơ hội phát hiện mùi trùn chết để mò vào...
Mối mà em nói ở đây là loài mối đất, không có cánh. Chúng màu tráng to bằng hạt gạo. Mật độ của chúng tôi thấy rất đông. gần tương đương với trùn quế trong ô nuôi.
 
Đuổi với diệt mối trong trường hợp này không được hay lắm. Bắc nuôi vào thùng xốp hoặc đổ bê tông mà nuôi đảm bảo không còn mối.
 


Back
Top