Một số VB Pháp luật về ĐHVD

  • Thread starter QuitMit
  • Ngày gửi
Một số VB Pháp luật về ĐVHD

Chào anh Khúc Thùy Du,

Sáng nay sao bác dzậy sớm wa trời ! Nếu làm BQT như vậy thì vất vả quá ! Hic hic.

Tôi xem bài góp ý của anh Tphat về chuyên mục tư vấn pháp lý của AgriViet thấy rất hay. Hiện tôi đang có một số văn bản pháp lý liên quan đến chăn nuôi Động vật hoang dã (ĐVHD) muốn post lên diễn đàn chia sẻ cùng AE.

Bắt đầu bằng nghị định 32 (ngày 30/03/2006) và nghị định 82 (ngày 10/08/2006) của Chính phủ.

Hy vọng thông tin có ích cho AE. Nếu AE có thông tin cập nhật hơn thì cùng chia sẻ nhé !

Kính thư,

PS : rất may ông chính phủ không đòi tiền copyright !!!
 


Last edited by a moderator:
Xin lỗi AE, lại quên file đính kèm rùi.

Mình gửi cả VB cũ (QD 54) - đã thay bằng QD 74 để AE tiện cập nhật cho có hệ thống.
 
chào bạn! vạy bạn có biêt Chồn hương thuộc loại nào không?? có thể làm giấy phép Kiểm Lâm ko? và có được phép kinh doanh ko?? cám ơn bạn nhiêu!!!!
 
Chào bạn Phan Tùng,

Nghị định 82 quy định : các hoạt động nuôi, mua bán các loài động thực vật
- theo danh mục CITES, VÀ (!!!)
- theo quy định của Việt nam là động thực vật hoang dã quý hiếm. (Danh sách kèm theo Nghị định 32)
đều phải xin phép và làm thủ tục đăng ký theo quy định.

Tại Danh mục CITES, tôi không thấy ghi chồn hương nhưng trong Danh mục động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm của VN có ghi : Bộ Động vật rừng, mục 14, Cầy hương - Viverricula indica. NHư vậy theo tôi hiểu :Cầy hương cũng là loại ĐVHD mà khi nuôi cần đăng ký và xin phép theo quy định hiện hành của pháp luật VN.

Hy vọng thông tin giúp ích được cho bạn.

Thân.
 
Chào AE,

Mình vừa copy được thêm công văn số 515 (ngày 14-05-2007) của Cục Kiểm Lâm về hướng dẫn đăng ký nuôi ĐVHD, gửi AE tham khảo.

Thân
 
Anh Khúc Thùy Du ơi !

Tôi đang băn khoăn là có nên post thêm một số bài viết trên các báo liên quan đến tính pháp lý của việc chăn nuôi ĐVHD cùng theo topic này không ? Chỉ sợ hơi rườm rà chăng ? Mong anh cho ý kiến. Xin cảm ơn.

Thân
 
Cảm ơn Quitmit đã giúp cho ACE trên diễn đàn các tài liệu bổ ích. Nếu có thể mong bạn cùng mọi người đóng góp ý kiến nhiều hơn về nuôi dưỡng và bảo tồn động vật hoang dã.
Thanks
 
Cảm ơn Quitmit đã giúp cho ACE trên diễn đàn các tài liệu bổ ích. Nếu có thể mong bạn cùng mọi người đóng góp ý kiến nhiều hơn về nuôi dưỡng và bảo tồn động vật hoang dã.
Thanks

Cảm ơn anh APC đã động viên,

Về chủ đề "Mua Sếu đầu đỏ " của bạn Lochue đăng ngày 19/08/2009 ( http://agriviet.com/home/showthread.php?t=9333 ), tôi vừa load được Quyết định số 43 ngày 01/06/2006 về việc cho phép trao đổi nguồn gien / động vật quý hiếm, gửi AE tham khảo.

Như vậy về mặt pháp lý hoàn toàn có thể mua được Sếu đầu đỏ về VN. Chỉ cần AE có niềm đam mê và có đủ $$$ thôi !!!

Thân
 
Thông tư 60/2009 ngày 16/09/2009 của Bộ NN & PTNT

Nội dung Thông tư số 60/2009/TT-BNNPTNT ban hành ngày 16/09/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về : Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản - hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Thông tư này qui định trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm: xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước, củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước; xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng; xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi; xuất, nhập khẩu thuỷ sản sống, thủy sản làm giống; nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng cho động vật và thủy sản; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu thức ăn thủy sản; nhập khẩu phân bón và các chế phẩm phân bón; xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

Thông tư cũng nêu rõ nguyên tắc thực hiện các qui định về kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm tra đối với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, trước khi thông quan phải thực hiện quy định tại các quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Bộ Thủy sản (cũ) ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch và quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, kiểm tra vệ sinh thú y. Hàng hóa nhập khẩu trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi thông quan phải thực hiện quy định tại các quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá được thông quan theo cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau. Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch. Việc kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo hình thức đăng ký trước và kiểm tra chất lượng sau khi thông quan.

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế các văn bản sau: Thông tư 32/2006/TT-BNN ngày 08/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài; Thông tư 101/2007/TT-BNN ngày 10/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 32/2006/TT-BNN ngày 08/5/2006; Thông tư số 40/2008/TT-BNN ngày 03/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư 101/2007/TT-BNN ngày 10/12/2007; Quyết định số 15/2006/QĐ-BTS ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành Quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản.

Hiện nay tôi vận chưa download được nội dung đầy đủ của thông tư này. Đành gửi AE biết để cập nhật thêm thông tin. Khi có file đầy đủ sẽ post lên cho AE.
 
em kiếm dc chỗ mua 2 con sếu rồi mà chưa thấy bác chimquy nói gì.có ai mua ko?giá hơi bị chát các bác ạ!Hiiiiiiii
 
Anh gọi cho Giáp theo số tel: 0977774677. Theo tôi biết nhu cầu của anh Giáp vẫn còn thì phải ? Giá là bao nhiêu mà "chát" hả anh ?
 
TT 60 - 2009 Bộ NNPTNT ngày 16/09/2009

Đã có văn bản chi tiết TT60 của Bộ NNPTNT gửi AE tham khảo
 
Em xin chào các Sư Phụ!
Sư Phụ nào có mẫu dự án lập trang trại nuôi DVHD ( phương án SX KD) cho em xem với. Em cảm ơn!
 
Về việc tăng cường quản lý các hoạt động gây nuôi, chế biến, kinh doanh động vật hoan

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Số: 18/CT-UBND

Ngày 16 Tháng 09 năm 2010



CHỈ THỊ


Về việc tăng cường quản lý các hoạt động gây nuôi, chế biến, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai


_____________

Trong những năm qua, với những nỗ lực thực thi pháp luật của các ngành, các cấp, công tác quản lý động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp. Hoạt động gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp, phát triển mạnh ở nhiều huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã mang lại thu nhập ổn định cho một bộ phận dân cư, đồng thời giảm áp lực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên thực tế hiện nay tình trạng mua, bán, săn bắt, vận chuyển, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã trái pháp luật vẫn diễn ra. Một số cơ sở gây nuôi động vật hoang dã chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về nguồn gốc động vật, điều kiện chuồng trại, an toàn, vệ sinh môi trường. Do đó việc tăng cường công tác việc quản lý các hoạt động gây nuôi, chế biến, kinh doanh động vật hoang dã theo đúng quy định của pháp luật là rất cần thiết.
Để đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật và các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết trong quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện về các điều kiện tham gia hoạt động gây nuôi, kinh doanh, chế biến các sản phẩm động vật hoang dã; UBND tỉnh Đồng Nai chỉ thị:
1. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tại địa phương thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý động vật hoang dã tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật Đa dạng sinh học năm 2008; Luật Hình sự năm 2009; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; trong đó tập trung trọng tâm vào những công việc sau:
a) Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về các quy định trong việc quản lý, bảo vệ động vật hoang dã (kể cả sản phẩm, dẫn xuất của chúng) và hoạt động gây nuôi động vật hoang dã đến người dân.
b) Vận động cán bộ, công chức và nhân dân không vi phạm pháp luật, không sử dụng các sản phẩm động vật hoang dã có nguồn gốc không hợp pháp.
c) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm, đúng pháp luật những hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, nuôi, giết mổ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu trái phép các loài động vật hoang dã và sản phẩm, dẫn xuất của chúng trên địa bàn.
d) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ hàng quý, sáu tháng, năm về tình hình quản lý hoạt động gây nuôi, chế biến, kinh doanh và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a) Triển khai hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về điều kiện gây nuôi, sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã, đồng thời thực hiện việc quản lý đối với cơ sở gây nuôi theo quy định của pháp luật. Chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký cho những cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện gây nuôi theo đúng quy định của pháp luật; đặc biệt phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người nuôi và điều phối các hoạt động cộng đồng dân cư trong khu vực với sự tham gia của người dân.
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu các cơ sở chế biến, gây nuôi động vật hoang dã, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên tuần tra, giám sát các cơ sở gây nuôi sinh sản, sinh trưởng, các cơ sở chế biến kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã đã đăng ký thực hiện đúng quy định của Nhà nước; tăng cường kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi gây nuôi, buôn bán, săn bắt, kinh doanh bất hợp pháp, phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về công tác quản lý động vật hoang dã gây nuôi.
c) Hàng năm tổng hợp, báo cáo đánh giá, phân tích thực trạng công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh cho các cơ quan quản lý cấp trên.
d) Đề xuất điều chỉnh phù hợp và hướng dẫn thực hiện kịp thời các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã; kiểm tra đôn đốc thực hiện Chỉ thị này.
e) Tổ chức hướng dẫn cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn có cơ sở gây nuôi động vật hoang dã thực hiện tốt việc tiêm phòng và phòng ngừa, đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, ngăn ngừa dịch bệnh có thể lây lan.
3. Công an tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm chỉ đạo các phòng nghiệp vụ xây dựng các kế hoạch thực thi pháp luật nhằm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ động vật hoang dã.
4. Sở Công thương có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Quản lý Thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan để kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi trái phép về buôn bán, tàng trữ, vận chuyển động vật và các sản phẩm động vật hoang dã.
5. Cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành liên quan của tỉnh trong việc kiểm tra, ngăn chặn việc xuất khẩu, nhập khẩu trái phép các loài động vật hoang dã, kể cả sản phẩm và dẫn xuất của động vật hoang dã không có nguồn gốc.
6. Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai; Báo Đồng Nai; Báo Lao động Đồng Nai; Sở Thông tin Truyền thông; Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn phát triển và sử dụng động vật hoang dã bền vững.
7. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 06/CT-CT.UBT ngày 28/02/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc tăng cường quản lý các hoạt động nuôi, kinh doanh động vật hoang dã.
8. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.



ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)

Ao Văn Thinh
 
Chào AE,

Mình vừa copy được thêm công văn số 515 (ngày 14-05-2007) của Cục Kiểm Lâm về hướng dẫn đăng ký nuôi ĐVHD, gửi AE tham khảo.

Thân


Gửi [FONT=&quot]- Chi Cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Thái Bình, [/FONT] [FONT=&quot]Hưng Yên, Tiền Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long

Vậy còn Bến Tre của em thì sao các bác ???

[/FONT]
 
Tôi có 1 câu muốn hỏi là: theo nghi dinh 41 của chính phủ thì nông dân có thể vay tiền từ ngân hàng mà không cần thế chấp tài sản.vậy nếu tôi muốn vay thì phải có thủ tục gì vay và ở ngân hàng nào
 
Back
Top