Đó là một xóm nhỏ tập trung hơn 20 nóc nhà. Dân ở đây là những người từ nơi khác tới thuê đất, sống tạm cư quây quần, canh tác và trồng... cỏ. Chính nhờ cọng cỏ thân thuộc của ruộng đồng, họ vươn lên thay đổi cuộc sống nghèo khó.
* Nhờ cỏ thoát nghèo
Chúng tôi đến xóm cỏ thuộc khu phố 3 và 4 của phường Đông Hưng Thuận, Q12, TPHCM, lúc trời bắt đầu nắng gắt. Trên cánh đồng cỏ, không khí làm việc của mọi người thật sôi nổi. Trong vai một người rẫy cỏ (xé nhỏ bụi cỏ, gieo xuống đất để cỏ nhảy bụi) mới vào nghề, tôi xuống cánh đồng cùng làm việc với mọi người.
Thấy người lạ, một chị đang rẫy cỏ ở thửa bên cạnh liền hỏi: “Em làm công nhật hay công khoán vậy? Đã làm cho anh Huy lâu chưa?”. Tôi trả lời: “Dạ em làm khoán và cũng mới vào làm thôi chị ạ”. Sau một hồi làm quen, chị Thương cho biết, quê chị ở Bắc Giang và cũng mới vào làm nghề trồng cỏ được hơn 2 tháng nay. Chị nói: “Trước kia tôi làm công nhân may, cuộc sống khá chật vật. Từ khi nghe lời cô bạn cùng quê chuyển qua làm cỏ, trồng cỏ, rẫy cỏ thuê cuộc sống cũng bớt khó khăn hơn. Với mức lương 40.000 đồng/ngày như hiện nay một tháng tôi cũng dư được 700.000 đồng gửi về quê cho gia đình sau khi trừ đi mọi chi phí”.
Khá hơn chị Thương là chị Quỳnh, một người lâu năm trong nghề, quê Thanh Hóa và hiện đang làm khoán cho bà Sáu - chủ một cánh đồng cỏ cách đó không xa. Do lãnh khoán nên thu nhập của chị Quỳnh xấp xỉ gần 3 triệu đồng/tháng. Chị nói: “Làm công nhật thì khỏe hơn một chút nhưng tôi muốn lãnh khoán để có thể tranh thủ “cày” kiếm thêm. Bình quân một ngày tôi làm 10 tiếng, rẫy được khoảng hơn 100m2 cỏ thu nhập khoảng 80.000 đồng. Cuộc sống gia đình tôi hiện nay không giàu có gì nhưng cũng dễ sống hơn nhiều so với thời tôi còn đi mua ve chai”.
Có trực tiếp làm cỏ mới thấy được những vất vả của người trồng cỏ. Ngoài việc mua cỏ giống về là do chủ ruộng đảm nhận, còn lại tất cả mọi công việc từ khâu “sản xuất” đến khâu xuất xưởng đều do những người như chị Thương, chị Quỳnh, chị Lan, anh Phong… làm. Cỏ giống mua về sẽ được tưới nước, xới đất và bắt đầu đem trồng. Sau đó, người trồng cỏ phải thường xuyên tỉa, cắt ruộng cỏ thành từng thảm vuông vắn rộng hàng trăm, hàng nghìn mét vuông. Công đoạn tiếp theo mà mọi người vẫn thường nghĩ đơn giản nhưng lại là công đoạn quan trọng nhất: theo dõi và chăm sóc để cỏ phát triển, nhảy bụi và lan thành thảm. Công đoạn này chiếm mất 20 ngày công chăm sóc mới có thể thu hoạch được.
Anh Phạm Văn Huy - chủ của cánh đồng cỏ hơn 4.000m2 ở đây - cho biết: “Cỏ lụa, loại cỏ làm thảm trang trí cho các biệt thự, các khu công nghiệp, cơ quan, thậm chí sân bóng, là loại cỏ rất chịu nước. Nếu không tưới nước thường xuyên trong thời tiết khô nóng như hiện nay, cỏ rất dễ chết, người trồng cỏ sẽ lỗ nặng. Chính vì sự rủi ro khá cao nên tôi yêu cầu nhân công gắt gao. Ai để cỏ chết ở thảm nào thì người đó phải chịu trách nhiệm và sẽ không được nhận tiền công”.
Theo quan sát của tôi, nhân công trên cánh đồng cỏ (5 chủ cộng lại) khoảng trên dưới 40 người. Người nào cũng chăm chỉ làm việc, tận tâm chăm sóc cỏ. Ruộng cỏ của anh Huy có khoảng 12 nhân công thường trực nhưng khi có những hợp đồng lớn, anh có thể huy động tới 40-50 người. Theo lời anh Huy, cỏ ở đây hiện được bán dưới hai dạng: Một là cắt thành từng thảm, mỗi thảm rộng 1m2 giá 12.000-13.000 đồng; Hai là bán theo mảng nhỏ, theo bụi, giá rẻ hơn, chỉ khoảng 8.000-10.000 đồng/m2.
Đầu mối hay khách hàng tiêu thụ cỏ của xóm cỏ hiện nay chủ yếu là các khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp hay các căn biệt thự cần có thảm xanh. “Khi nhận được hợp đồng, chúng tôi sẽ cho người xuống xem và chở cỏ đến trồng” - anh Huy tự hào khoe - “Với mức lương bình quân như hiện nay mà tôi cùng các chủ ruộng ở đây trả cho người làm, nếu người nào chịu khó, một tháng thu nhập không dưới 3 triệu. Công việc lại ổn định nên có thể nói nhờ cỏ mà không ít người đã thoát nghèo”.
*Trăn trở cùng cỏ
Hiện nay, trên cánh đồng cỏ của khu phố 3 và 4 của quận 12, ngoài anh Huy còn có 4 chủ ruộng lớn khác, đó là bà Sáu, vợ chồng anh Long - chị Sương, bác Năm Trung và chị Ngọc. Họ có một đặc điểm chung là từ những người làm công ăn lương vươn lên thành chủ.
<></ /></ /></>< /><></ /></ /></><></ /></ /></><><a onclick="return openImageNews(this,168,250)" href="http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images146136_22c.jpg">
</a></>
Anh Long – chủ một ruộng cỏ rộng gần 5.000m2 đầu tiên ở đây, cho biết: “Tôi đến với công việc này cách nay đã gần 10 năm. Năm 1997, khi xu hướng xây nhà biệt thự nở rộ, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đổ vào đầu tư ở khu công nghiệp TPHCM, thị hiếu chuộng cỏ làm thảm xanh rất lớn. Tôi đã đánh liều làm đơn xin thuê đất của địa phương để trồng… cỏ. Ban đầu mọi người cho là tôi điên nhưng thật may mắn là tôi vẫn sống được với cỏ, dù gặp không ít thất bại. Sau này, mọi người thấy tôi sống được nhờ cỏ nên cũng đổ xô làm theo”.
Tuy đã ổn định được cuộc sống nhờ cỏ nhưng những trăn trở của anh Long, anh Huy cũng như những người chủ nơi đây với cọng cỏ vẫn rất lớn. Anh Huy nói: “Ai cũng biết cỏ là loại thực vật dễ sống nhất ở mọi điều kiện nhưng không phải vì thế mà chủ quan. Tôi đã từng thất bại cay đắng. Năm 2000 khi tôi ký được hợp đồng gần 300 triệu với một doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo với nhiệm vụ trồng cỏ cho họ, tôi mừng đến rơi nước mắt. Tuy nhiên, sau hơn một tháng trồng và chăm sóc mà cỏ vẫn cứ cháy vàng ra rồi chết dù đã cố gắng hết sức như: bón phân, thường xuyên tỉa, rẫy đất, tưới nước… Báo hại hợp đồng đó tôi lỗ gần 50 triệu đồng. Sau này về ngồi suy nghĩ, nghiệm lại tôi mới biết nguyên nhân chính khiến cỏ chết chính là đất ở đó bị nhiễm phèn nặng”.
Trăn trở lớn nhất hiện nay của anh Huy cũng như các chủ ruộng cỏ nơi này là làm sao tăng thêm sức chịu đựng cho cỏ lụa, cũng như khắc phục được nhược điểm dễ chết của nó khi thiếu nước tưới hay đất bị nhiễm các tạp chất không thuận lợi cho sự phát triển của cỏ. Ngoài những trăn trở về yếu tố thời tiết, độ đạm của đất, ưu điểm cũng như những hạn chế mà cây cỏ lụa đang có, anh Huy còn bộc bạch một tham vọng lớn đang ấp ủ: “Tôi đang ấp ủ một dự án lớn, đó là xuất khẩu cỏ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nếu điều tôi dự định trở thành hiện thực, tôi tin cọng cỏ sẽ thật sự là một cứu cánh cho những gia đình khó khăn cũng như những ai muốn thay đổi cuộc sống từ chính cây cỏ quê nhà”.
Dự định của anh Huy đang được tiến hành, cuộc sống của những người dân ở đây cũng đang thực sự no ấm dần lên. Và tôi tin, một ngày không xa, cây cỏ nơi đây sẽ xuất ngoại, tạo điểm tựa cho người dân xóm cỏ vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
NgoCuong st SGGP
* Nhờ cỏ thoát nghèo
Chúng tôi đến xóm cỏ thuộc khu phố 3 và 4 của phường Đông Hưng Thuận, Q12, TPHCM, lúc trời bắt đầu nắng gắt. Trên cánh đồng cỏ, không khí làm việc của mọi người thật sôi nổi. Trong vai một người rẫy cỏ (xé nhỏ bụi cỏ, gieo xuống đất để cỏ nhảy bụi) mới vào nghề, tôi xuống cánh đồng cùng làm việc với mọi người.
Thấy người lạ, một chị đang rẫy cỏ ở thửa bên cạnh liền hỏi: “Em làm công nhật hay công khoán vậy? Đã làm cho anh Huy lâu chưa?”. Tôi trả lời: “Dạ em làm khoán và cũng mới vào làm thôi chị ạ”. Sau một hồi làm quen, chị Thương cho biết, quê chị ở Bắc Giang và cũng mới vào làm nghề trồng cỏ được hơn 2 tháng nay. Chị nói: “Trước kia tôi làm công nhân may, cuộc sống khá chật vật. Từ khi nghe lời cô bạn cùng quê chuyển qua làm cỏ, trồng cỏ, rẫy cỏ thuê cuộc sống cũng bớt khó khăn hơn. Với mức lương 40.000 đồng/ngày như hiện nay một tháng tôi cũng dư được 700.000 đồng gửi về quê cho gia đình sau khi trừ đi mọi chi phí”.
Khá hơn chị Thương là chị Quỳnh, một người lâu năm trong nghề, quê Thanh Hóa và hiện đang làm khoán cho bà Sáu - chủ một cánh đồng cỏ cách đó không xa. Do lãnh khoán nên thu nhập của chị Quỳnh xấp xỉ gần 3 triệu đồng/tháng. Chị nói: “Làm công nhật thì khỏe hơn một chút nhưng tôi muốn lãnh khoán để có thể tranh thủ “cày” kiếm thêm. Bình quân một ngày tôi làm 10 tiếng, rẫy được khoảng hơn 100m2 cỏ thu nhập khoảng 80.000 đồng. Cuộc sống gia đình tôi hiện nay không giàu có gì nhưng cũng dễ sống hơn nhiều so với thời tôi còn đi mua ve chai”.
Có trực tiếp làm cỏ mới thấy được những vất vả của người trồng cỏ. Ngoài việc mua cỏ giống về là do chủ ruộng đảm nhận, còn lại tất cả mọi công việc từ khâu “sản xuất” đến khâu xuất xưởng đều do những người như chị Thương, chị Quỳnh, chị Lan, anh Phong… làm. Cỏ giống mua về sẽ được tưới nước, xới đất và bắt đầu đem trồng. Sau đó, người trồng cỏ phải thường xuyên tỉa, cắt ruộng cỏ thành từng thảm vuông vắn rộng hàng trăm, hàng nghìn mét vuông. Công đoạn tiếp theo mà mọi người vẫn thường nghĩ đơn giản nhưng lại là công đoạn quan trọng nhất: theo dõi và chăm sóc để cỏ phát triển, nhảy bụi và lan thành thảm. Công đoạn này chiếm mất 20 ngày công chăm sóc mới có thể thu hoạch được.
Anh Phạm Văn Huy - chủ của cánh đồng cỏ hơn 4.000m2 ở đây - cho biết: “Cỏ lụa, loại cỏ làm thảm trang trí cho các biệt thự, các khu công nghiệp, cơ quan, thậm chí sân bóng, là loại cỏ rất chịu nước. Nếu không tưới nước thường xuyên trong thời tiết khô nóng như hiện nay, cỏ rất dễ chết, người trồng cỏ sẽ lỗ nặng. Chính vì sự rủi ro khá cao nên tôi yêu cầu nhân công gắt gao. Ai để cỏ chết ở thảm nào thì người đó phải chịu trách nhiệm và sẽ không được nhận tiền công”.
Theo quan sát của tôi, nhân công trên cánh đồng cỏ (5 chủ cộng lại) khoảng trên dưới 40 người. Người nào cũng chăm chỉ làm việc, tận tâm chăm sóc cỏ. Ruộng cỏ của anh Huy có khoảng 12 nhân công thường trực nhưng khi có những hợp đồng lớn, anh có thể huy động tới 40-50 người. Theo lời anh Huy, cỏ ở đây hiện được bán dưới hai dạng: Một là cắt thành từng thảm, mỗi thảm rộng 1m2 giá 12.000-13.000 đồng; Hai là bán theo mảng nhỏ, theo bụi, giá rẻ hơn, chỉ khoảng 8.000-10.000 đồng/m2.
Đầu mối hay khách hàng tiêu thụ cỏ của xóm cỏ hiện nay chủ yếu là các khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp hay các căn biệt thự cần có thảm xanh. “Khi nhận được hợp đồng, chúng tôi sẽ cho người xuống xem và chở cỏ đến trồng” - anh Huy tự hào khoe - “Với mức lương bình quân như hiện nay mà tôi cùng các chủ ruộng ở đây trả cho người làm, nếu người nào chịu khó, một tháng thu nhập không dưới 3 triệu. Công việc lại ổn định nên có thể nói nhờ cỏ mà không ít người đã thoát nghèo”.
*Trăn trở cùng cỏ
Hiện nay, trên cánh đồng cỏ của khu phố 3 và 4 của quận 12, ngoài anh Huy còn có 4 chủ ruộng lớn khác, đó là bà Sáu, vợ chồng anh Long - chị Sương, bác Năm Trung và chị Ngọc. Họ có một đặc điểm chung là từ những người làm công ăn lương vươn lên thành chủ.
<></ /></ /></>< /><></ /></ /></><></ /></ /></><><a onclick="return openImageNews(this,168,250)" href="http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/images146136_22c.jpg">
Anh Long – chủ một ruộng cỏ rộng gần 5.000m2 đầu tiên ở đây, cho biết: “Tôi đến với công việc này cách nay đã gần 10 năm. Năm 1997, khi xu hướng xây nhà biệt thự nở rộ, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đổ vào đầu tư ở khu công nghiệp TPHCM, thị hiếu chuộng cỏ làm thảm xanh rất lớn. Tôi đã đánh liều làm đơn xin thuê đất của địa phương để trồng… cỏ. Ban đầu mọi người cho là tôi điên nhưng thật may mắn là tôi vẫn sống được với cỏ, dù gặp không ít thất bại. Sau này, mọi người thấy tôi sống được nhờ cỏ nên cũng đổ xô làm theo”.
Tuy đã ổn định được cuộc sống nhờ cỏ nhưng những trăn trở của anh Long, anh Huy cũng như những người chủ nơi đây với cọng cỏ vẫn rất lớn. Anh Huy nói: “Ai cũng biết cỏ là loại thực vật dễ sống nhất ở mọi điều kiện nhưng không phải vì thế mà chủ quan. Tôi đã từng thất bại cay đắng. Năm 2000 khi tôi ký được hợp đồng gần 300 triệu với một doanh nghiệp trong KCN Tân Tạo với nhiệm vụ trồng cỏ cho họ, tôi mừng đến rơi nước mắt. Tuy nhiên, sau hơn một tháng trồng và chăm sóc mà cỏ vẫn cứ cháy vàng ra rồi chết dù đã cố gắng hết sức như: bón phân, thường xuyên tỉa, rẫy đất, tưới nước… Báo hại hợp đồng đó tôi lỗ gần 50 triệu đồng. Sau này về ngồi suy nghĩ, nghiệm lại tôi mới biết nguyên nhân chính khiến cỏ chết chính là đất ở đó bị nhiễm phèn nặng”.
Trăn trở lớn nhất hiện nay của anh Huy cũng như các chủ ruộng cỏ nơi này là làm sao tăng thêm sức chịu đựng cho cỏ lụa, cũng như khắc phục được nhược điểm dễ chết của nó khi thiếu nước tưới hay đất bị nhiễm các tạp chất không thuận lợi cho sự phát triển của cỏ. Ngoài những trăn trở về yếu tố thời tiết, độ đạm của đất, ưu điểm cũng như những hạn chế mà cây cỏ lụa đang có, anh Huy còn bộc bạch một tham vọng lớn đang ấp ủ: “Tôi đang ấp ủ một dự án lớn, đó là xuất khẩu cỏ ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nếu điều tôi dự định trở thành hiện thực, tôi tin cọng cỏ sẽ thật sự là một cứu cánh cho những gia đình khó khăn cũng như những ai muốn thay đổi cuộc sống từ chính cây cỏ quê nhà”.
Dự định của anh Huy đang được tiến hành, cuộc sống của những người dân ở đây cũng đang thực sự no ấm dần lên. Và tôi tin, một ngày không xa, cây cỏ nơi đây sẽ xuất ngoại, tạo điểm tựa cho người dân xóm cỏ vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
NgoCuong st SGGP
Last edited: