Ngành cá tra xuất khẩu – bao giờ hết chuyện “ép nhau”

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest



<b class="vl6">Nguồn tin:</b>


Công Thương, 12/08/2011


Ngày cập nhật trên web Việt Linh:


14/8/2011




<IMG
src="http://img.congthuong.vn/resized/images/news/2011/08/09/XK%20ca%20tra1312874678_340x250.jpg">

Cá tra nguyên liệu không đủ đáp ứng công suất nhà máy chế biến xuất khẩu.

Hiện người nuôi cá tra đang gặp khó do giá cá giảm mạnh, trong khi doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lại chưa mặn mà với việc thu mua cá cho nông dân theo mức giá cam kết.

Nhiều ý kiến cho rằng, điều này do mối liên kết giữa người nuôi cá tra với doanh nghiệp còn lỏng lẻo.

Người nuôi cá đang gặp khó

Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, trong 6 tháng đầu năm 2011, tình hình nuôi cá tra khá thuận lợi do cá tra nguyên liệu liên tục lập các đỉnh giá mới, có lúc giá cá tra lên đến 29.000 đồng/kg, người nuôi cá có thể lời từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, nhu cầu cá tra nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến xuất khẩu tăng mạnh, cho nên tính đến thời điểm cuối tháng 6/2011, các ao nuôi cá tra ở Tiền Giang không còn cá tồn động.

Tuy nhiên, trong hơn nửa đầu tháng 7, người nuôi cá tra lại gặp khó khăn do giá cá nguyên liệu giảm mạnh khoảng 5.000-7.000đ/kg so với tháng trước, chỉ còn từ 21.500-24.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi cá huề vốn hoặc lỗ từ 1.000-3.500 đồng/kg tuỳ kỹ thuật của từng người nuôi.

Ông Lê Văn Tùng – xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết: “Tôi vừa bán 3 ao cá tra diện tích 18.000 m2 với sản lượng 540 tấn. Cá đạt kích cỡ thương phẩm 800-850g/con nhưng chỉ bán được với giá 23.000 đồng/kg. Sau khi từ chi phí, tôi lỗ gần 500 triệu đồng”.

Nguyên nhân khiến giá cá sụt giảm được các nhà chuyên môn tỉnh Tiền Giang giải thích, đây là thời điểm các vùng nuôi cá nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu vào vụ thu hoạch. Song song đó, các ao nuôi cá tra của người nuôi nhỏ lẻ tới lứa thu hoạch cũng ngày càng nhiều, khoảng 24 ha với 7.200 tấn cá tra chuẩn bị thu hoạch, dẫn đến tình trạng “quá tải” nhất thời. Mặt khác, theo các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, hiện thị trường châu Âu đang vào thời gian nghỉ hè, nên các nhà nhập khẩu giảm mạnh đặt hàng, từ đó dẫn đến số lượng cá tra xuất khẩu giảm và giá cá tra nguyên liệu cũng “rớt” theo.

Thời gian qua, chi phí đầu nuôi cá tra ngày càng tăng, trong khi nông dân thiếu vốn sản xuất, nên đa số hộ nuôi cá tra ở Tiền Giang đã cho doanh nghiệp chế biến thủy sản thuê ao nuôi cá, hoặc chỉ hợp đồng nuôi gia công. Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang, hiện có 9 công ty thuê ao người dân nuôi cá tra với diện tích là 54,57 ha, chiếm 43% diện tích nuôi; 57% diện tích còn lại chủ yếu là nông dân nuôi gia công cho cho doanh nghiệp và chỉ có một số ít hộ nuôi.

Doanh nghiệp thất hứa

Mấy ngày qua, nhiều hộ nuôi cá tra vô cùng thất vọng trước những cam kết “gỡ khó” cho người nuôi cá tra của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Bởi cách đây gần một tháng, Ủy ban Cá nước ngọt thuộc VASEP đưa ra cam kết, đầu tháng 7/2011 các doanh nghiệp sẽ mua cá tra nguyên liệu loại đủ tiêu chuẩn chế biến xuất khẩu với giá sàn 26.000 đồng/kg nhằm chia sẻ khó khăn với nông dân. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp vẫn mua cá nhỏ giọt và giá cá tra vẫn tiếp tục giảm.

Ông Nguyễn Văn Bé – xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) rầu rĩ nói: “Trước đây, tôi có nghe thông tin các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hứa sẽ mua cá tra đạt chuẩn xuất khẩu (loại cá 0,8con/kg) với giá 26.000 đồng/kg, trong khi thời điểm này cá tra trên thị trường có giá 24.000-24.500 đồng/kg. Nhưng đến nay, loại cá nhỏ này chỉ còn 22.500 - 23.000 đồng/kg. Với giá thành sản xuất cá tra khoảng 24.000-25.000 đồng/kg, hiện hàng loạt hộ nuôi cá tra đang chịu lỗ nặng”.

Hiện tình hình tiêu thụ cá tra cũng gặp khó khăn do nhiều người nuôi cá tra nhỏ lẻ thiếu vốn đầu tư phải kêu bán cá chốt lỗ, nhưng doanh nghiệp cứ hẹn tới hẹn lui. Khi cá không bán được và đang phải ngày ngày trả lãi cho ngân hàng, nhiều nông dân có nguy cơ phá sản, treo ao. Ông Phan Văn Đực – xã Nhị Mỹ, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết: “Nghe nhiều người nói cá trên một kilogam giờ rất khó bán nên ao cá của tôi mới đạt 750-800gram/con đã kêu bán rồi. Thế mà, mấy ngày nay chưa có thương lái nào mua”.

Nhận định về tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra hiện nay, nhiều người cho rằng, lúc giá cá cao nông dân đưa ra “yêu sách” với doanh nghiệp, nên khi giá cá thấp doanh nghiệp ép lại nông dân, hay nói khác đi, giữa nông dân và doanh nghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ qua hợp đồng tiêu thụ đầu vụ.

Theo ông Lê Thanh Dung, chủ nhiệm HTX nuôi cá tra Hòa Hưng - xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang), các doanh nghiệp thường ký hợp đồng với nông dân theo hướng có lợi cho họ, nên dù ký hợp đồng rồi thì các doanh nghiệp vẫn đủ lý do để “bẻ kèo”. Cũng chính vì vậy mà ông Dung ngao ngán cho biết, HTX đã nhiều lần đàm phán với các doanh nghiệp để ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ đầu vụ nuôi, thế nhưng đến nay vẫn chưa ký được hợp đồng nào. Còn nếu ký hợp đồng vào 2 tháng cuối (nuôi cá tra khoảng 6 tháng) thì doanh nghiệp chỉ “đảm bảo tiêu thụ hết lượng cá” nhưng không đưa ra mức giá thu mua cụ thể mà mua theo thời điểm. Đổi lại, người nuôi cá được doanh nghiệp hỗ trợ thức ăn trong giai đoạn này nhưng với giá “trên trời”, còn cao hơn giá mua ngoài đại lý. “Đối với người nuôi cá như chúng tôi, lợi nhuận cao 7.000-8.000 đồng/kg nhưng rủi ro không bằng lời chỉ 2.000-3.000 đồng/kg mà ổn định”, ông Dung nói.

Cần liên kết qua hợp đồng tiêu thụ

Trước những thực trạng trên, để giải quyết những bất cập còn tồn đọng trong ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu, các doanh nghiệp và người nuôi cá cần phải chia sẻ thông tin, lợi nhuận với với nhau. Trong đó, điều nhất thiết là doanh nghiệp phải đưa ra mức chuẩn về kích cỡ cá, giá sàn thu mua để người nuôi biết trước, giúp họ chủ động thu hoạch khi cá đã lớn đúng kích cỡ. Bên cạnh đó, trước mỗi vụ nuôi mới, giữa doanh nghiệp và nông dân nuôi cá cần ràng buộc nhau qua hợp đồng với những điều khoản thật cụ thể, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên nhằm giảm rủi ro cho người nuôi cá, đồng thời giúp cho doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu chủ động trong sản xuất, tính toán lợi nhuận. Đặc biệt, vấn đề đạo đức kinh doanh hơn bao giờ hết cần được cả hai bên tôn trọng và thực hiện nghiêm túc. Có như vậy, DN và người nuôi mới có thể gắn kết lâu bền.

Tại Hội nghị bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ cá tra được tổ chức tại Cần Thơ ngày 22/7 vừa qua, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo: “Giá cá đang giảm, các ngành và địa phương cần tập trung tìm hiểu nguyên nhân. Cá tra là sản phẩm chiến lược, do đó sản xuất phải theo quy hoạch, sản xuất phải có điều kiện. Những hộ đơn lẻ phải có hợp đồng, hướng tiêu thụ trước khi sản xuất”.

Ngoài ra, để giúp người nuôi cá tra yên tâm sản xuất, ông Lê Thanh Dung cũng đề nghị, Chính phủ cần có quy định về giá sàn thu mua cá tra nguyên liệu cho từng thời kỳ để đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi cá, đồng thời có chính sách bình ổn giá và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, bởi chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm đến 70% giá thành nuôi cá tra; các cơ quan chức năng cần lập ra bản hợp đồng mẫu, để nông dân và doanh nghiệp căn cứ vào đó soạn thảo, ký kết hợp đồng tiêu thụ trước mỗi vụ nuôi.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản Tiền Giang, tổng diện tích nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh là 127 ha, trong đó huyện Cái Bè có 46,26 ha và huyện Cai Lậy có 74,59 ha, huyện Châu Thành có 2,55 ha, huyện Chợ Gạo có 3,6 ha. Từ đầu năm đến nay, các hộ nuôi cá tra đã thả giống nuôi trên diện tích 148,6 ha (giảm 11,38 ha so với cùng kỳ năm 2010), trong đó có 52,72 ha đã thu hoạch với tổng sản lượng là 16.399 tấn (giảm 24,17 ha so với cùng kỳ năm 2010). Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 88,77ha cá tra đang nuôi (trong đó cá nuôi từ 1-5 tháng tuổi có 67,65 ha, cá nuôi từ 6-7 tháng tuổi có 21,12 ha), và 38,23 ha chưa nuôi lại.

Qua kết quả khảo sát các hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cho thấy, người nuôi thả giống với mật độ khá cao từ 47-50 con/m2, theo đó, năng suất cá tra trung bình trong 7 tháng đầu năm cũng đã tăng 23 tấn/ha so với cùng kỳ năm 2010, đạt trung bình 309 tấn/ha. Trong quá trình nuôi, cá tra thường xuất hiện bệnh do tác nhân vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra với những biểu hiện như: gan thận có mủ, trắng gan, trắng mang, xuất huyết, … gây chết rải rác với tỷ lệ hao hụt khoảng 15-20% (giai đoạn cá nuôi từ 1-2 tháng tuổi).

Thành Công
 


Last edited:


Back
Top