Gần đây, kinh tế Phụng Công (Văn Giang, Hưng Yên) phát triển nhanh và mạnh nhất tỉnh, chủ yếu nhờ nghề trồng cây cảnh. Không những tạo nhiều việc làm, đòi hỏi vốn đầu tư ít, cho thu nhập cao, nghề này còn giúp Phụng Công trở thành làng quê xanh, sạch đẹp.
Ông Phạm Văn Hồng, 53 tuổi, ở thôn Đại, xã Phụng Công, bắt đầu trồng cây cảnh từ gần chục năm nay. Hiện nay ông là một trong những người trồng cây cảnh nhiều nhất trong xã. Với hơn 2 mẫu (3.600 m2) cây cảnh, ông Hồng đang thu lãi đều đều 20 - 30 triệu đồng mỗi năm.
>
Hấp dẫn vì dễ làm và vốn đầu tư thấp
Nhưng theo ông Hồng thì số thu nhập trên của ông vẫn chỉ ở mức "khiêm tốn", bởi "trong xã có nhiều nhà bán giỏi, mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng là chuyện bình thường". Ông Hồng cho biết: "Nếu làm cây thế kiểu bonsai thì khó, chứ trồng trà, lan, hay một số loại cây "công trình" như cau vua, cau sâm-panh (gốc bầu như chai sâm-panh), cọ, ngâu, mẫu đơn, lá màu... thì rất đơn giản.
Hầu hết những người trồng cây cảnh ở Phụng Công đều không qua bất kỳ trường lớp nào. Họ chủ yếu học hỏi lẫn nhau, tự rút kinh nghiệm và nghiên cứu qua sách báo... Trồng cây cảnh hấp dẫn người dân nơi đây cũng còn do đầu tư không lớn. Giống cây thì hầu hết các hộ dân đều tự nhân được. Ở Phụng Công hiện nay gần một nửa diện tích trồng cây cảnh là các loại cây trà. Vì trà là loại cây đẹp được nhiều người ưa thích, bán rất chạy trong các dịp lễ tết. Đặc biệt, nhân giống cây trà không khó. Trà được nhân giống bằng cách giâm cành. Mỗi cây trà trưởng thành một lần nhân giống có thể được hơn 30 cây con. Theo một số người dân làm cây cảnh lâu năm ở Phụng Công thì tỷ lệ sống thường rất cao, tới 95%. Chính vì nhân giống cây cảnh đơn giản nên các hộ không phải bỏ vốn để mua cây giống. Hơn nữa, chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu cũng rất ít. Theo ông Hồng thì mỗi sào cây cảnh trong vườn của ông chỉ phải chi khoảng 150.000 đồng/năm, bằng 1/4 chi phí cho một sào trồng quất.
Tuy nhiên, nhiều hộ nhận ra rằng muốn có thu nhập cao thì phải trồng cây thế. Thế nhưng ở Phụng Công số người làm cây thế không nhiều, bởi trước hết làm cây thế đòi hỏi kỹ thuật cao hơn một chút, đồng thời làm cây thế phải đầu tư thời gian lâu hơn và tiền vốn nhiều hơn. Để có được một cây thế, người trồng có khi đầu tư mất cả chục năm. Nhưng cái gì cũng có giá của nó! Anh Nguyễn Văn Sinh ở xóm Bến, Phụng Công có hàng trăm cây thế các loại trong đó có những cây được trả giá hơn 10 triệu đồng. Chính vì làm cây thế lãi lớn, anh Sinh đã đầu tư hơn 20 triệu đồng để mua gần 30 cây thế chưa hoàn chỉnh từ Quảng Ninh về trồng và tạo dáng tiếp. Anh Sinh là một trong những người trồng cây cảnh giỏi nhất ở Phụng Công. Hiện nay, mỗi tuần anh chuyển được một xe ô-tô cây cảnh các loại ra bán tại đại lý ở Quảng Ninh.
Nhà nhà trồng cây cảnh
Hiện nay, gần như 100% các hộ trong xã đều đã trồng cây cảnh. Nhà ít cũng trồng 1-2 sào, nhà trồng nhiều nhất tới gần 3 mẫu. Tháng 6 năm 2003, cả xã mới chỉ có hơn 70 ha thì đến nay đã tăng lên hơn 90 ha (chiếm gần 1/3 diện tích canh tác của xã). Phần đất cao có thể trồng cây cảnh của Phụng Công đã được sử dụng hết. Từ đầu năm, xã đã có chủ trương tổ chức cho dân tôn ruộng thấp và ruộng trũng để trồng cây cảnh. Đến nay, Phụng Công đã tôn được hơn 50 ha ruộng thấp và ruộng trũng lên cao trở thành đất trồng cây cảnh. Chi phí cho việc làm này khá cao, khoảng 5 triệu đồng/sào.
Nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây cảnh không hề có dấu hiệu dừng lại. Nhiều hộ dân ở Phụng Công đã tìm thuê hàng mẫu đất của các xã lân cận. Ông Hồng hiện tại đang thuê gần 5 sào đất vườn ở xã khác, mảnh xa nhất cách nhà ông tới 8 km. Sở dĩ ông Hồng thuê đất vườn là vì trồng cây cảnh ở xa như vậy cần có người bảo vệ. Ông thuê đất với giá cao hơn một chút coi như trả công trông giữ cho chủ nhà. Giá thuê 1 sào đất vườn là từ 400 nghìn đến một triệu đồng. Thường là các hộ thuê 5-10 năm và trả tiền luôn một lần. Nếu trồng cây cảnh thì chỉ sau chín tháng, nếu bán tốt, người thuê đất có thể thu lãi khoảng 4 triệu đồng/sào. Ông Hồng cho biết: "Trrước đây 3-4 năm thì còn thuê đất được ngay ở trong xã vì Phụng Công chưa có nhiều người làm cây cảnh. Bây giờ thì không thể thuê hay đổi ruộng được nữa. Vì ai cũng biết làm cây cảnh, nhà nào cũng muốn mở rộng diện tích trồng".
Trồng cây cảnh đã giúp Phụng Công giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tính riêng sáu tháng đầu năm 2003, tổng thu từ trồng trọt của Phụng Công đạt hơn 12 tỷ đồng. Trong đó, riêng cây cảnh đã chiếm gần 9 tỷ đồng, bằng gần 50% tổng thu của toàn xã. Ông Phạm Văn Tú, Phó chủ tịch xã cho biết: "Nếu theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Phụng Công không có hộ nghèo. Còn theo tiêu chuẩn của riêng Phụng Công thì chỉ có khoảng 10 hộ nghèo". Không những tạo nhiều công ăn việc làm, cho thu nhập cao, nghề trồng cây cảnh còn làm cho Phụng Công xanh, sạch và đẹp hơn rất nhiều làng quê khác.
Những người đến Phụng Công hoàn toàn có thể dễ dàng cảm nhận được không khí trong lành ở đây. Nhiều người làm cây cảnh đã làm giảm tỷ lệ hộ chăn nuôi cũng như làm rau màu ở Phụng Công vốn là hai nghề đang làm môi trường nông thôn ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hầu hết các đường ngang ngõ dọc của Phụng Công đều được lát gạch hoặc đổ bê-tông. Chính quyền xã chỉ đầu tư làm một số đoạn đường chính, còn lại đều do dân đóng góp tự làm. Mới đây, chính quyền huyện Văn Giang đã lập kế hoạch biến xã Phụng Công thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đây có lẽ sẽ là cơ hội vừa để người dân Phụng Công tăng giá trị, mở rộng thị trường cây cảnh của họ, vừa đem lại một nguồn thu mới cho địa phương.
NGỌC HÀ
(Thời báo kinh tế)
Ông Phạm Văn Hồng, 53 tuổi, ở thôn Đại, xã Phụng Công, bắt đầu trồng cây cảnh từ gần chục năm nay. Hiện nay ông là một trong những người trồng cây cảnh nhiều nhất trong xã. Với hơn 2 mẫu (3.600 m2) cây cảnh, ông Hồng đang thu lãi đều đều 20 - 30 triệu đồng mỗi năm.
>
Hấp dẫn vì dễ làm và vốn đầu tư thấp
Nhưng theo ông Hồng thì số thu nhập trên của ông vẫn chỉ ở mức "khiêm tốn", bởi "trong xã có nhiều nhà bán giỏi, mỗi năm thu hơn 100 triệu đồng là chuyện bình thường". Ông Hồng cho biết: "Nếu làm cây thế kiểu bonsai thì khó, chứ trồng trà, lan, hay một số loại cây "công trình" như cau vua, cau sâm-panh (gốc bầu như chai sâm-panh), cọ, ngâu, mẫu đơn, lá màu... thì rất đơn giản.
Hầu hết những người trồng cây cảnh ở Phụng Công đều không qua bất kỳ trường lớp nào. Họ chủ yếu học hỏi lẫn nhau, tự rút kinh nghiệm và nghiên cứu qua sách báo... Trồng cây cảnh hấp dẫn người dân nơi đây cũng còn do đầu tư không lớn. Giống cây thì hầu hết các hộ dân đều tự nhân được. Ở Phụng Công hiện nay gần một nửa diện tích trồng cây cảnh là các loại cây trà. Vì trà là loại cây đẹp được nhiều người ưa thích, bán rất chạy trong các dịp lễ tết. Đặc biệt, nhân giống cây trà không khó. Trà được nhân giống bằng cách giâm cành. Mỗi cây trà trưởng thành một lần nhân giống có thể được hơn 30 cây con. Theo một số người dân làm cây cảnh lâu năm ở Phụng Công thì tỷ lệ sống thường rất cao, tới 95%. Chính vì nhân giống cây cảnh đơn giản nên các hộ không phải bỏ vốn để mua cây giống. Hơn nữa, chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu cũng rất ít. Theo ông Hồng thì mỗi sào cây cảnh trong vườn của ông chỉ phải chi khoảng 150.000 đồng/năm, bằng 1/4 chi phí cho một sào trồng quất.
Tuy nhiên, nhiều hộ nhận ra rằng muốn có thu nhập cao thì phải trồng cây thế. Thế nhưng ở Phụng Công số người làm cây thế không nhiều, bởi trước hết làm cây thế đòi hỏi kỹ thuật cao hơn một chút, đồng thời làm cây thế phải đầu tư thời gian lâu hơn và tiền vốn nhiều hơn. Để có được một cây thế, người trồng có khi đầu tư mất cả chục năm. Nhưng cái gì cũng có giá của nó! Anh Nguyễn Văn Sinh ở xóm Bến, Phụng Công có hàng trăm cây thế các loại trong đó có những cây được trả giá hơn 10 triệu đồng. Chính vì làm cây thế lãi lớn, anh Sinh đã đầu tư hơn 20 triệu đồng để mua gần 30 cây thế chưa hoàn chỉnh từ Quảng Ninh về trồng và tạo dáng tiếp. Anh Sinh là một trong những người trồng cây cảnh giỏi nhất ở Phụng Công. Hiện nay, mỗi tuần anh chuyển được một xe ô-tô cây cảnh các loại ra bán tại đại lý ở Quảng Ninh.
Nhà nhà trồng cây cảnh
Hiện nay, gần như 100% các hộ trong xã đều đã trồng cây cảnh. Nhà ít cũng trồng 1-2 sào, nhà trồng nhiều nhất tới gần 3 mẫu. Tháng 6 năm 2003, cả xã mới chỉ có hơn 70 ha thì đến nay đã tăng lên hơn 90 ha (chiếm gần 1/3 diện tích canh tác của xã). Phần đất cao có thể trồng cây cảnh của Phụng Công đã được sử dụng hết. Từ đầu năm, xã đã có chủ trương tổ chức cho dân tôn ruộng thấp và ruộng trũng để trồng cây cảnh. Đến nay, Phụng Công đã tôn được hơn 50 ha ruộng thấp và ruộng trũng lên cao trở thành đất trồng cây cảnh. Chi phí cho việc làm này khá cao, khoảng 5 triệu đồng/sào.
Nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây cảnh không hề có dấu hiệu dừng lại. Nhiều hộ dân ở Phụng Công đã tìm thuê hàng mẫu đất của các xã lân cận. Ông Hồng hiện tại đang thuê gần 5 sào đất vườn ở xã khác, mảnh xa nhất cách nhà ông tới 8 km. Sở dĩ ông Hồng thuê đất vườn là vì trồng cây cảnh ở xa như vậy cần có người bảo vệ. Ông thuê đất với giá cao hơn một chút coi như trả công trông giữ cho chủ nhà. Giá thuê 1 sào đất vườn là từ 400 nghìn đến một triệu đồng. Thường là các hộ thuê 5-10 năm và trả tiền luôn một lần. Nếu trồng cây cảnh thì chỉ sau chín tháng, nếu bán tốt, người thuê đất có thể thu lãi khoảng 4 triệu đồng/sào. Ông Hồng cho biết: "Trrước đây 3-4 năm thì còn thuê đất được ngay ở trong xã vì Phụng Công chưa có nhiều người làm cây cảnh. Bây giờ thì không thể thuê hay đổi ruộng được nữa. Vì ai cũng biết làm cây cảnh, nhà nào cũng muốn mở rộng diện tích trồng".
Trồng cây cảnh đã giúp Phụng Công giải quyết được rất nhiều vấn đề. Tính riêng sáu tháng đầu năm 2003, tổng thu từ trồng trọt của Phụng Công đạt hơn 12 tỷ đồng. Trong đó, riêng cây cảnh đã chiếm gần 9 tỷ đồng, bằng gần 50% tổng thu của toàn xã. Ông Phạm Văn Tú, Phó chủ tịch xã cho biết: "Nếu theo tiêu chuẩn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Phụng Công không có hộ nghèo. Còn theo tiêu chuẩn của riêng Phụng Công thì chỉ có khoảng 10 hộ nghèo". Không những tạo nhiều công ăn việc làm, cho thu nhập cao, nghề trồng cây cảnh còn làm cho Phụng Công xanh, sạch và đẹp hơn rất nhiều làng quê khác.
Những người đến Phụng Công hoàn toàn có thể dễ dàng cảm nhận được không khí trong lành ở đây. Nhiều người làm cây cảnh đã làm giảm tỷ lệ hộ chăn nuôi cũng như làm rau màu ở Phụng Công vốn là hai nghề đang làm môi trường nông thôn ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hầu hết các đường ngang ngõ dọc của Phụng Công đều được lát gạch hoặc đổ bê-tông. Chính quyền xã chỉ đầu tư làm một số đoạn đường chính, còn lại đều do dân đóng góp tự làm. Mới đây, chính quyền huyện Văn Giang đã lập kế hoạch biến xã Phụng Công thành một trong những điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Đây có lẽ sẽ là cơ hội vừa để người dân Phụng Công tăng giá trị, mở rộng thị trường cây cảnh của họ, vừa đem lại một nguồn thu mới cho địa phương.
NGỌC HÀ
(Thời báo kinh tế)
Last edited: