Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi cấy ngọc trai loài Pinctada maxima Jameson, 1901

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
I. MỞ ĐẦU
Trai môi vàng (Pinctada maxima) là loài có giá trị kinh tế lớn đối với nghề nuôi trai cấy ngọc. Gần đây, một số nước như Ôxtrâylia, Nhật Bản, Trung Quốc đã nghiên cứu thành công việc cấy nhân vào nội tạng trai P.maxima và thu được hạt trai tròn có đường kính 10-15 mm, giá trị gấp nhiều lần so với hạt ngọc được sản xuất từ loài P.martensii.
Ở Việt Nam, trai môi vàng phân bố nhiều nơi, nhất là ven các đảo từ Quảng Nam - Ðà Nẵng đến Phú Quốc, nơi có độ sâu từ 15-30m. Trong đó, các vùng biển thuộc huyện Hàm Tân (Bình Thuận), phía Tây và Nam đảo Phú Quốc (Kiên Giang) là những nơi có nguồn trai mẹ lớn nhất. Hiện nay, ngư dân thường khai thác vỏ trai để cung cấp cho các cơ sở sản xuất hàng mỹ nghệ, dẫn đến nguồn trai có kích thước lớn, có khả năng sinh sản ngày càng cạn kiệt. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lợi là vấn đề hết sức cấp bách. Một trong những biện pháp thiết thực là sản xuất giống nhân tạo nhằm góp phần tái tạo nguồn lợi, đồng thời có nguồn trai kích thước lớn phục vụ nuôi cấy ngọc trai.Từ năm 1996, Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III (nay là Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III) đã thực hiện đề tài Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và thử nghiệm nuôi cấy ngọc trai loài P.maxima , với các nội dung chủ yếu:- Ðiều tra nguồn lợi và môi trường ương nuôi, các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và khả năng ương nuôi.- Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, nhất là đặc điểm sinh sản để làm cơ sở đề ra các biện pháp bảo vệ nguồn lợi.- Nghiên cứu các kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi trai ngọc trên biển. Xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo loài trai P.maxima - Nghiên cứu thí nghiệm cấy nhân tạo ngọc.II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Ðối tượng và địa điểm nghiên cứu1.1. Ðối tượng nghiên cứu: Trai môi vàng Pinctada maxima Jameson, 1901.1.2. Ðịa điểm nghiên cứu: - Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo tại Trại thực nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ sản III và Trại thực nghiệm Công ty ngọc trai Phú Quốc.- Nghiên cứu ương nuôi trai giống trên biển tại vùng biển Vũng Rô, Vạn Ninh (Khánh Hoà) và vùng biển Bãi Ðầm, Hòn Rõi, Mũi Tàu Rủ (Phú Quốc, Kiên Giang)2. Phương pháp nghiên cứu- Ðiều tra nguồn lợi trai môi vàng dựa trên số thuyền và mùa vụ lặn bắt của các ngư dân.- Hằng tháng, tiến hành thu mẫu để xác định các yếu tố thuỷ lý, thuỷ hoá và thuỷ sinh tại khu vực nuôi trai cấy ngọc.- Gây nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng: gây nuôi sinh khối 100 lít, 150 lít và 1 m3 (tảo giống lấy ở Phòng Lưu trữ giống).- Vận chuyển trai mẹ: Cho trai mẹ vào túi nilông, bơm ôxy, sau đó đặt túi nilông vào thùng xốp để vận chuyển bằng ô tô hoặc máy bay. Lưu ý: Khoang chứa hàng phải có mút giữ ẩm và điều hoà nhiệt độ để đảm bảo độ ẩm và nhiệt độ từ 20-250C.- Vận chuyển trai giống: Gạt nhẹ toàn bộ trai giống bám trên vật bám vào thùng xốp.- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh sản: Hằng tháng, thu mẫu, quan sát sự phát triển của tuyến sinh dục theo Chipperfied.- Nghiên cứu sức sinh sản của trai môi vàng:+ Sức sinh sản tuyệt đối là số lượng noãn bào phát triển ở giai đoạn trước khi đẻ+ Sức sinh sản tương đối là tỷ số giữa sức sinh sản tuyệt đối của một cá thể với trọng lượng toàn thân, trọng lượng thân mềm và trọng lượng buồng trứng+ Sức sinh sản thực tế là số lượng trứng thu được trên một cá thể mẹ trong một lần đẻ+ Sức sinh sản hiệu quả là số lượng ấu trùng chữ D khoẻ mạnh, đủ tiêu chuẩn đưa vào bể ương+ Quan sát tập tính sinh sản của trai trong hệ thống phòng thí nghiệm+ Mô tả hình thái cấu tạo, thời gian biến thái phát triển phôi và các giai đoạn ấu trùng, chụp hình, đo kích thước qua kính hiển vi với độ phóng đại 20-40 lần+ Cứ hai ngày một lần, đo kích thước 30 ấu trùng để xác định tốc độ tăng trưởng của ấu trùng. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân ngày được xác định theo công thức của Ball và Jones (1960)- Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo:+ Chuẩn bị hệ thống bể thí nghiệm+ Tuyển chọn trai bố mẹ+ Dùng 3 phương pháp kích thích trai đẻ trứng và phóng tinh: Thụ tinh nhân tạo, kích thích bằng cách nâng pH, kích thích bằng phương pháp phơi khô và tạo dòng chảy+ Các biện pháp ương nuôi ấu trùng- Ương nuôi trai giống nhân tạo trên biển:+ Nguồn giống+ Bố trí lồng nuôi và mật độ ương nuôi+ Quản lý chăm sóc- Cấy nhân tạo ngọc:+ Chuẩn bị trai nguyên liệu có kích thước 15-20 cm+ Dùng nhân có hình bán nguyệt dán vào vỏ+ Thu hoạch- Thu thập và xử lý số liệu: Theo các phương pháp thống kê sinh họcIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ- Ở biển Việt Nam, trai môi vàng P.maxima phân bố khá rộng. Theo điều tra của tác giả và nhóm cộng sự thì trai môi vàng có mặt ở hầu hết các vùng biển từ Quảng Nam, Ðà Nẵng đến Phú Quốc, Kiên Giang, thậm chí có khả năng xuất hiện tại ven bờ các hải đảo trong cả nước, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển Hàm Tân (Bình Thuận) và đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Trai P.maxima sống ở độ sâu từ 20m trở lên; nơi có dòng nước lưu chuyển và có đáy là các rạn san hô, sỏi, cát; độ trong cao; độ mặn ổn định trong khoảng 32-350/00.- Vận chuyển trai:+Vận chuyển trai giống (2-3mm) ra ương nuôi ở biển bằng phương pháp vận chuyển khô có điều hoà nhiệt độ từ 20-250C, tỷ lệ sống đạt gần 100%+ Vận chuyển trai trưởng thành bằng phương pháp vận chuyển khô với đoạn đường ngắn, khống chế nhiệt độ từ 20-250C. Ðối với đoạn đường xa, có thể vận chuyển bằng các túi nilông kín đã được bơm ôxy, phương tiện vận chuyển là ôtô hoặc máy bay- Tảo Nannochloropsis occuculata có chu kỳ sinh trưởng dài, pha cân bằng lâu (18-20 ngày), pha tàn lụi chậm, sinh khối cực đại đạt ở mức rất cao (54,6x106 tế bào tảo/ml) nên được sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng trai ở các giai đoạn đầu của ấu trùng (Veliger đến tiền Umbo).- Trai P.maxima có con đực, con cái riêng biệt (dạng đơn tính), có thể sinh sản quanh năm, tập trung vào tháng 5-6 và tháng 9-11. Trong đàn trai trưởng thành, tỷ lệ con cái rất thấp (10-20%).- Sức sinh sản của trai môi vàng khá lớn, sức sinh sản tuyệt đối trung bình 65 triệu trứng, sức sinh sản tương đối trung bình 1 triệu trứng, số trứng trong một lần đẻ trung bình 12x106 trứng/một trai mẹ.- ấu trùng trải qua các thời kỳ biến thái với những kích thước tương ứng như sau: Kích thước trung bình của ấu trùng Trochophora là 70x73 micron; ấu trùng Veliger 90x92 micron; ấu trùng Umbo có 3 giai đoạn biến thái là tiền Umbo 109x130 micron, trung Umbo 130x135 micron và hậu Umbo 180x189 micron. Ðây là giai đoạn chuyển từ sống trôi nổi sang giai đoạn ấu trùng bò, rồi đến giai đoạn sống bám (spat) với kích thước là 683x525 micron.- Kết quả sản xuất giống nhân tạo bằng 3 phương pháp kích thích khô, tạo dòng chảy; phương pháp kích thích nâng pH bằng hoá chất và phương pháp trộn trứng với tinh trùng cho thấy: Nếu trai bố mẹ đã thành thục thì cho đẻ bằng phương pháp kích thích khô, tạo dòng chảy là hiệu quả nhất, ấu trùng dễ chăm sóc và có tỷ lệ sống cao.- Mật độ ương nuôi trong bể từ 1-3 con ở giai đoạn ấu trùng chữ D và 0,1-0,5 con/ml ở các giai đoạn sau là thích hợp. Mật độ tảo cho ăn là 3.000-4.000 tế bào tảo/ml và tăng dần theo sự tăng trưởng của trai con.- Kết quả ương nuôi giống nhân tạo từ 2-3mm: Sau 20 tháng ương nuôi tại Vũng Rô và Vạn Ninh, trai trưởng thành đạt tiêu chuẩn 16-18 cm, nhưng tỷ lệ sống chỉ đạt 1-2%. ở vùng biển Phú Quốc, thời gian ương chỉ khoảng 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12/1999), đường kính của trai là 3,96 cm; tỷ lệ sống khá cao (10-15%). Tóm lại, có thể ương nuôi được con giống nhân tạo trên biển để tạo nguồn trai trưởng thành phục vụ cấy nhân lấy ngọc.- Tại Vạn Ninh và Vũng Rô nên ương nuôi ở độ sâu 2-3m là phù hợp, còn ở Phú Quốc để tránh sóng gió nên ương ở độ sâu 5m; Tuỳ vào tình trạng sóng, gió và sự đối lưu của dòng chảy, có thể di chuyển đến nơi khác hoặc thả nuôi sâu hơn hay cạn hơn.- Việc dán nhân plastic lên mặt trong vỏ trai P.maxima là hoàn toàn có thể thực hiện được. Sau 12-18 tháng, mỗi cá thể trai cho 6-10 viên ngọc bán cầu đạt tiêu chuẩn thành phẩm.- Cần tiếp tục hoàn chỉnh quy trình sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi con giống, nhằm đảm bảo số lượng trai có kích thước lớn có thể phục vụ cho việc sản xuất trai cấy ngọc.PGS. TS. Nguyễn Chính
 


Last edited:


Back
Top