Những điều lạ nhất về cá rồng

  • Thread starter canhquanhoanggia
  • Ngày gửi
1. Cá rồng- loài duy nhất được gắn chíp điện tử
Trước đây, cá rồng chủ yếu được sinh sản trong tự nhiên nhưng do nhu cầu ngày càng cao của con người nên chúng đã được nhân giống thành công trong ống nghiệm. Cũng nằm trong danh sách những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng nên việc nuôi chúng cũng cần được cấp phép. May mắn là ngay sau đó không lâu CITES (Hội nghị Công ước Quốc tế về Giao thương các giống loại Động- Thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng) đã cấp phép cho loài này được xuất khẩu đi nhiều nước khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Nguồn cung cấp cá giống lớn nhất hiện nay chủ yếu là ở các nước Indonexia, Malaysia, Đài Loan…Trong các trang trại nuôi cá rồng, người chủ sẽ bắn vào mỗi chú cá một cái microchip chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate (giấy chứng nhận), có đóng dấu nổi riêng của từng trại như: trại Munjul (Indonesia); trại Xian Leng (Malaysia); trại Mitra (Indonesia)… Sau khi đã được chuyển về Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng Certificate của con cá đó. Muốn kiểm chứng xem con cá đó có đúng của trại mình muốn mua không, người chơi chỉ cần vào website từng trại để tra số microchip. Công việc này làm cho công việc kinh doanh cá rồng thuận lợi và dễ dàng hơn, cũng dễ kiểm chứng chất lượng nguồn hàng hơn.
2. Bể cá:
Vì cá rồng trưởng thành có thể đạt kích thước hơn 1m nên điều quan trọng đầu tiên khi nuôi cá rồng chính là chọn được kích thước bể phù hợp. Thông thường, người chơi sẽ chọn loại bể dài 1,5m trở lên, chứa được cả khối nước, mới đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, đối với người chơi khu vực phía Bắc, vào mùa đông, để làm ấm khối lượng nước này lên 28-30 độ C (nhiệt độ thích hợp để nuôi cá rồng) cần tốn một lượng điện năng không hề nhỏ. Vì cá rồng là loài khá khó tính, chỉ có thể nuôi 1 con hoặc cả đàn nên hầu hết những người có điều kiện đều xây bể rộng với chiều dài khoảng 2,5m – được ráp lại từ những tấm kính cường lực dày để cá không vọt ra ngoài. Có không ít người còn đầu tư hẳn bể dài đến 4m để nuôi Bát Long hoặc Cửu Long (8 hoặc 9 con). Do vậy, họ thường thuê kiến trúc sư đến khảo sát địa thế rồi mới dám đặt bể.
3. Thức ăn:
Nếu bạn thực sự chăm chút cho loài cá rồng thì sẽ cần thường xuyên thay đổi khẩu phần thức ăn cho chúng. Tuy cá rồng khá dễ nuôi nhưng thực đơn khoái khẩu của chúng bao gồm: tôm đông lạnh (đứng hàng đầu), rết, chuột bao tử, gián, thạch sùng, lươn, chạch và một loại sâu gọi là “super worm” – dài đến 4-5cm. Có những con rết to dài đến cả chục cm nhưng cá rồng chỉ đớp 1 cú gọn lọn là xong. Nhiều người chơi cũng rất chịu khó đi tìm thức ăn cho cá rồng nhưng các mặt hàng khá hiếm với số lượng ít nên họ còn bổ sung thêm cả chạch cho những bể cá rồng kích thước lớn vì chúng rất háu ăn.
 
Back
Top