Những thất bại trong nghề trồng nấm rơm

  • Thread starter kata70
  • Ngày gửi
Chào tất cả ACE trên diễn đàn !

Như đã hứa với mọi người, hôm nay tui xin mạn phép được chia sẽ cùng quý bà con những thất bại trong nghề trồng nấm rơm của bản thân tui.
Thời gian 4 năm trôi qua, không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn, nhất là 4 năm mà thất bại triền miên trong trồng nấm rơm khiến tui đã rất nhiều lần muốn bỏ nghề. Nhưng có lẽ "tình yêu" với nấm rơm đã khiến tui có động lực mà làm tiếp hết lần này đến lần khác. Số lần thất bại mới đầu còn đếm được nhưng ngày qua ngày cứ thất bại hoài nên cũng làm biếng mà đếm, chỉ suy nghĩ 1 câu " Cứ làm, cứ làm, cứ làm, làm đến khi nào thành công mới thôi". Song song với những thất bại thì tiền bạc cũng từ từ "dứt áo" ra đi mà không hẹn ngày trở lại. Hết tiền lại phải mượn tiền, hết mượn tiền lại vay tiền,......số tiền nợ đã lên con số trăm ngoài triệu.......mong được đến ngày thành công.......... cuối cùng........."và con tim cũng đã vui trở lại"....

Lý do tại sao tui nói những điều này, chỉ với 1 điều là : Chúng ta cứ làm, dù thất bại ( giống như tui ), dù hao mòn sức lực, dù tiêu tốn tiền bạc, dù........cái gì đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta có lòng tin, có "tình yêu" nghề, có sự can đảm, có quyết tâm học hỏi mọi người, có ......thì chắc chắn sẽ có ngày thành công. Thành công có thể đến sau vài tháng, 1 năm, 2 năm, hay lâu hơn nữa, đừng bao giờ nản chí và bị khuất phục trước những khó khăn, thất bại.

* Tất cả những thất bại tui chia sẽ cùng quý vị đều đã là chuyện quá khứ cách nay 4 năm và cũng có những thất bại gần đây. Tui sẽ cố gắng chia sẽ thất bại theo từng đề mục rõ ràng để quý vị dễ nhớ. Nhưng lâu quá có thể các đề mục có thể lộn xộn, mong quý vị thông cảm.
1/- Thất bại 1 ( Đất ):

a/- Tình huống :

- Sau khi nắm vững kiến thức, quy trình trồng nắm rơm, tui hăm hở đi thuê đất để trồng. Miếng đất thuê có diện tích 500m. Xung quanh có rào B40 chắn hết. Nền là đất thịt, có 1 ít cát xan lấp lớp trên bề mặt.
- Tui làm đầy đủ các quy trình vệ sinh, cải tạo đất,..........., phơi 5,6 nắng,........
- Cấy meo xong, lòng vui mừng chờ đợi ngày thu hoạch.....
- Thông thường sau khi cấy, đến ngày thứ 12 là phải cho thu hoạch. Nhưng đã đến ngày thứ 20 mà chẳng thấy "tơ nhện", chẳng thấy " đầu kim" gì hết.
- Đến ngày thứ 30, kết quả không có cây nấm nào mọc.......................


b/- Nhân và giải pháp :
- Nguyên nhân : Do tui không tìm hiểu kỹ nguồn gốc đất. Nguyên trước đây miếng đất mà tui thuê là 1 trại gà công nghiệp. Thời gian trại gà này hoạt động là 3 năm. Sau khi không ai thuê khoảng nữa năm thì tui đến thuê. Vì vậy, các chất dơ bẩn, vi trùng,.... gây hại vẫn còn khiến cho nguồn nguyên liêu khi mình làm bị nhiễn bệnh nên kết quả = 0.
- Giải pháp: Phải biết rõ nguồn gốc của đất ( nếu đi thuê ) để trồng nấm. Nếu là nguồn gốc nó đã được sử dụng vào mục đích chăn nuôi thì cần phải cải tạo đất thật là kỹ. Bình thường có thể chỉ cần xới đất tơi xốp 10cm, nhưng nếu biết trước đó nền đất này là nền chuồng gà thì ta phải xới sâu hơn nữa ( 15cm trở lên ), đồng thời rải thêm nhiều lớp vôi hơn nữa ( có thể 5 lớp vôi ). Chúng ta phải làm điều này để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do vi khuẩn, vi trùng,....... tích tụ sâu dưới nền đất.

2/- Thất bại 2 ( Hồ ngâm ):

a/- Tình huống :
- Muốn ngâm nguyên liệu thì ta phải xây hồ. Tui hì hục cùng với đứa em đổ mồ hôi tự xây cái hồ ngang 1m, dài 3m, cao 1m. Xây xong trông thấy gớm ( vì là tay ngang mà ). Nhưng cũng không sao, có lỗ thoát, không bị rỉ nước là tốt rồi.
- Bỏ nguyên liệu vào ngâm, ngâm xong rồi cấy,..............hoàn thành tất cả các công đoạn, đợi ngày thu hoạch.
- Cuối cùng......THẤT BẠI

b/- Nguyên nhân - Giải pháp :
- Nguyên nhân: Không xả, súc hồ, phơi hồ dẫn đến nguyên liệu sẽ được ngâm chung cùng với "bụi" ximăng, các tạp chất trong quá trình xây hồ.
- Giải pháp: Sau khi xây hồ xong phải đổ đầy nước vào hồ, xúc, xả từ 2 đến 3 lần cho các tạp chất mất hết. Sau mỗi lần xúc xả thì nên phơi nắng 1 vài ngày rồi xúc xả.

( còn tiếp..... )
 


em mới vào nghè nấm. mới làm được 2 mẻ mẻ đầu tạm coi là thành công. mẻ sau thi hiiiiiii thu koong được 1 cây luôn.nghề chồng nấm thất bại là bạn mà !
 


Chào tất cả ACE trên diễn đàn !

Như đã hứa với mọi người, hôm nay tui xin mạn phép được chia sẽ cùng quý bà con những thất bại trong nghề trồng nấm rơm của bản thân tui.
Thời gian 4 năm trôi qua, không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn, nhất là 4 năm mà thất bại triền miên trong trồng nấm rơm khiến tui đã rất nhiều lần muốn bỏ nghề. Nhưng có lẽ "tình yêu" với nấm rơm đã khiến tui có động lực mà làm tiếp hết lần này đến lần khác. Số lần thất bại mới đầu còn đếm được nhưng ngày qua ngày cứ thất bại hoài nên cũng làm biếng mà đếm, chỉ suy nghĩ 1 câu " Cứ làm, cứ làm, cứ làm, làm đến khi nào thành công mới thôi". Song song với những thất bại thì tiền bạc cũng từ từ "dứt áo" ra đi mà không hẹn ngày trở lại. Hết tiền lại phải mượn tiền, hết mượn tiền lại vay tiền,......số tiền nợ đã lên con số trăm ngoài triệu.......mong được đến ngày thành công.......... cuối cùng........."và con tim cũng đã vui trở lại"....

Lý do tại sao tui nói những điều này, chỉ với 1 điều là : Chúng ta cứ làm, dù thất bại ( giống như tui ), dù hao mòn sức lực, dù tiêu tốn tiền bạc, dù........cái gì đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta có lòng tin, có "tình yêu" nghề, có sự can đảm, có quyết tâm học hỏi mọi người, có ......thì chắc chắn sẽ có ngày thành công. Thành công có thể đến sau vài tháng, 1 năm, 2 năm, hay lâu hơn nữa, đừng bao giờ nản chí và bị khuất phục trước những khó khăn, thất bại.

* Tất cả những thất bại tui chia sẽ cùng quý vị đều đã là chuyện quá khứ cách nay 4 năm và cũng có những thất bại gần đây. Tui sẽ cố gắng chia sẽ thất bại theo từng đề mục rõ ràng để quý vị dễ nhớ. Nhưng lâu quá có thể các đề mục có thể lộn xộn, mong quý vị thông cảm.
1/- Thất bại 1 ( Đất ):

a/- Tình huống :

- Sau khi nắm vững kiến thức, quy trình trồng nắm rơm, tui hăm hở đi thuê đất để trồng. Miếng đất thuê có diện tích 500m. Xung quanh có rào B40 chắn hết. Nền là đất thịt, có 1 ít cát xan lấp lớp trên bề mặt.
- Tui làm đầy đủ các quy trình vệ sinh, cải tạo đất,..........., phơi 5,6 nắng,........
- Cấy meo xong, lòng vui mừng chờ đợi ngày thu hoạch.....
- Thông thường sau khi cấy, đến ngày thứ 12 là phải cho thu hoạch. Nhưng đã đến ngày thứ 20 mà chẳng thấy "tơ nhện", chẳng thấy " đầu kim" gì hết.
- Đến ngày thứ 30, kết quả không có cây nấm nào mọc.......................


b/- Nhân và giải pháp :
- Nguyên nhân : Do tui không tìm hiểu kỹ nguồn gốc đất. Nguyên trước đây miếng đất mà tui thuê là 1 trại gà công nghiệp. Thời gian trại gà này hoạt động là 3 năm. Sau khi không ai thuê khoảng nữa năm thì tui đến thuê. Vì vậy, các chất dơ bẩn, vi trùng,.... gây hại vẫn còn khiến cho nguồn nguyên liêu khi mình làm bị nhiễn bệnh nên kết quả = 0.
- Giải pháp: Phải biết rõ nguồn gốc của đất ( nếu đi thuê ) để trồng nấm. Nếu là nguồn gốc nó đã được sử dụng vào mục đích chăn nuôi thì cần phải cải tạo đất thật là kỹ. Bình thường có thể chỉ cần xới đất tơi xốp 10cm, nhưng nếu biết trước đó nền đất này là nền chuồng gà thì ta phải xới sâu hơn nữa ( 15cm trở lên ), đồng thời rải thêm nhiều lớp vôi hơn nữa ( có thể 5 lớp vôi ). Chúng ta phải làm điều này để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do vi khuẩn, vi trùng,....... tích tụ sâu dưới nền đất.

2/- Thất bại 2 ( Hồ ngâm ):

a/- Tình huống :
- Muốn ngâm nguyên liệu thì ta phải xây hồ. Tui hì hục cùng với đứa em đổ mồ hôi tự xây cái hồ ngang 1m, dài 3m, cao 1m. Xây xong trông thấy gớm ( vì là tay ngang mà ). Nhưng cũng không sao, có lỗ thoát, không bị rỉ nước là tốt rồi.
- Bỏ nguyên liệu vào ngâm, ngâm xong rồi cấy,..............hoàn thành tất cả các công đoạn, đợi ngày thu hoạch.
- Cuối cùng......THẤT BẠI

b/- Nguyên nhân - Giải pháp :
- Nguyên nhân: Không xả, súc hồ, phơi hồ dẫn đến nguyên liệu sẽ được ngâm chung cùng với "bụi" ximăng, các tạp chất trong quá trình xây hồ.
- Giải pháp: Sau khi xây hồ xong phải đổ đầy nước vào hồ, xúc, xả từ 2 đến 3 lần cho các tạp chất mất hết. Sau mỗi lần xúc xả thì nên phơi nắng 1 vài ngày rồi xúc xả.

( còn tiếp..... )
Theo những gì bạn đã viết tôi thấy bạn rất đam mê ngành nấm. Muốn trồng thành công nấm rơm thật sự không đơn giản.
1./ Meo giống người ta nhân không biết bao nhiêu lần?
2./ Rơm ủ người ta đã dung bao nhiêu loại thuốc bảo vệ thực vật trong đó ?
3./ Thời tiết
4./ Điều kiện đất trồng
 
Theo những gì bạn đã viết tôi thấy bạn rất đam mê ngành nấm. Muốn trồng thành công nấm rơm thật sự không đơn giản.
1./ Meo giống người ta nhân không biết bao nhiêu lần?
2./ Rơm ủ người ta đã dung bao nhiêu loại thuốc bảo vệ thực vật trong đó ?
3./ Thời tiết
4./ Điều kiện đất trồng



thời iết rất quan trọng . như để kiếm được nguồn nghuyên liệu sạch thì hơi khó đấy. dân họ chỉ chú trọng đến hạt thóc của họ chứ ai qtaam tới nghuyên liệu để làm lên cây nấm đâu .
 
Tôi thấy kata70 viết sau khi cấy meo 2-3 ngày, nhiệt độ trong mô nấm duy trì 45-65 độ C. Có gì nhầm lẫn ở đây vì 45 độ C thì không sao, chứ 65 độ C chắc meo chết hết.
 
Bỏ 3% ure nó ra nấm mực đó nha các bác, mình thử rồi, nấm mực mọc tốt lắm, như cái rừng vậy, dọn đã luôn
»
Удалите тему, ошиблась разделом.
 

Last edited:
Chào tất cả ACE trên diễn đàn !

Như đã hứa với mọi người, hôm nay tui xin mạn phép được chia sẽ cùng quý bà con những thất bại trong nghề trồng nấm rơm của bản thân tui.
Thời gian 4 năm trôi qua, không phải là dài nhưng cũng không phải là ngắn, nhất là 4 năm mà thất bại triền miên trong trồng nấm rơm khiến tui đã rất nhiều lần muốn bỏ nghề. Nhưng có lẽ "tình yêu" với nấm rơm đã khiến tui có động lực mà làm tiếp hết lần này đến lần khác. Số lần thất bại mới đầu còn đếm được nhưng ngày qua ngày cứ thất bại hoài nên cũng làm biếng mà đếm, chỉ suy nghĩ 1 câu " Cứ làm, cứ làm, cứ làm, làm đến khi nào thành công mới thôi". Song song với những thất bại thì tiền bạc cũng từ từ "dứt áo" ra đi mà không hẹn ngày trở lại. Hết tiền lại phải mượn tiền, hết mượn tiền lại vay tiền,......số tiền nợ đã lên con số trăm ngoài triệu.......mong được đến ngày thành công.......... cuối cùng........."và con tim cũng đã vui trở lại"....

Lý do tại sao tui nói những điều này, chỉ với 1 điều là : Chúng ta cứ làm, dù thất bại ( giống như tui ), dù hao mòn sức lực, dù tiêu tốn tiền bạc, dù........cái gì đi chăng nữa, nhưng nếu chúng ta có lòng tin, có "tình yêu" nghề, có sự can đảm, có quyết tâm học hỏi mọi người, có ......thì chắc chắn sẽ có ngày thành công. Thành công có thể đến sau vài tháng, 1 năm, 2 năm, hay lâu hơn nữa, đừng bao giờ nản chí và bị khuất phục trước những khó khăn, thất bại.

* Tất cả những thất bại tui chia sẽ cùng quý vị đều đã là chuyện quá khứ cách nay 4 năm và cũng có những thất bại gần đây. Tui sẽ cố gắng chia sẽ thất bại theo từng đề mục rõ ràng để quý vị dễ nhớ. Nhưng lâu quá có thể các đề mục có thể lộn xộn, mong quý vị thông cảm.
1/- Thất bại 1 ( Đất ):

a/- Tình huống :

- Sau khi nắm vững kiến thức, quy trình trồng nắm rơm, tui hăm hở đi thuê đất để trồng. Miếng đất thuê có diện tích 500m. Xung quanh có rào B40 chắn hết. Nền là đất thịt, có 1 ít cát xan lấp lớp trên bề mặt.
- Tui làm đầy đủ các quy trình vệ sinh, cải tạo đất,..........., phơi 5,6 nắng,........
- Cấy meo xong, lòng vui mừng chờ đợi ngày thu hoạch.....
- Thông thường sau khi cấy, đến ngày thứ 12 là phải cho thu hoạch. Nhưng đã đến ngày thứ 20 mà chẳng thấy "tơ nhện", chẳng thấy " đầu kim" gì hết.
- Đến ngày thứ 30, kết quả không có cây nấm nào mọc.......................


b/- Nhân và giải pháp :
- Nguyên nhân : Do tui không tìm hiểu kỹ nguồn gốc đất. Nguyên trước đây miếng đất mà tui thuê là 1 trại gà công nghiệp. Thời gian trại gà này hoạt động là 3 năm. Sau khi không ai thuê khoảng nữa năm thì tui đến thuê. Vì vậy, các chất dơ bẩn, vi trùng,.... gây hại vẫn còn khiến cho nguồn nguyên liêu khi mình làm bị nhiễn bệnh nên kết quả = 0.
- Giải pháp: Phải biết rõ nguồn gốc của đất ( nếu đi thuê ) để trồng nấm. Nếu là nguồn gốc nó đã được sử dụng vào mục đích chăn nuôi thì cần phải cải tạo đất thật là kỹ. Bình thường có thể chỉ cần xới đất tơi xốp 10cm, nhưng nếu biết trước đó nền đất này là nền chuồng gà thì ta phải xới sâu hơn nữa ( 15cm trở lên ), đồng thời rải thêm nhiều lớp vôi hơn nữa ( có thể 5 lớp vôi ). Chúng ta phải làm điều này để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do vi khuẩn, vi trùng,....... tích tụ sâu dưới nền đất.

2/- Thất bại 2 ( Hồ ngâm ):

a/- Tình huống :
- Muốn ngâm nguyên liệu thì ta phải xây hồ. Tui hì hục cùng với đứa em đổ mồ hôi tự xây cái hồ ngang 1m, dài 3m, cao 1m. Xây xong trông thấy gớm ( vì là tay ngang mà ). Nhưng cũng không sao, có lỗ thoát, không bị rỉ nước là tốt rồi.
- Bỏ nguyên liệu vào ngâm, ngâm xong rồi cấy,..............hoàn thành tất cả các công đoạn, đợi ngày thu hoạch.
- Cuối cùng......THẤT BẠI

b/- Nguyên nhân - Giải pháp :
- Nguyên nhân: Không xả, súc hồ, phơi hồ dẫn đến nguyên liệu sẽ được ngâm chung cùng với "bụi" ximăng, các tạp chất trong quá trình xây hồ.
- Giải pháp: Sau khi xây hồ xong phải đổ đầy nước vào hồ, xúc, xả từ 2 đến 3 lần cho các tạp chất mất hết. Sau mỗi lần xúc xả thì nên phơi nắng 1 vài ngày rồi xúc xả.
( còn tiếp..... )
Cám ơn Bác vì nhưng chia sẽ chân tình nhưng thât bại 1 thì không bàn còn thất bại 2 do Bác manh động quá, hồ bê tông xây xong bơm nước vào ngâm phơi nắng xã liên tục vài tuần mà nước còn chát ngầm, mang đi tưới cây cũng chẳng được nữa huống hồ gì Bác vừa xây xong liền đưa vào quy hoạch. Xưa em nuôi ba ba trong hồ bê tông, sau 2 lần thất bại thì giờ có mặt tại japan nhưng đang máu về nước làm nông nghiệp tiếp tục.
 
Tên lừa đảo này (Quang) tôi sẽ giữ anh ở đây cho mọi người theo dõi
 


Back
Top