Nổ súng ở Đắk Nông - bạo lực sinh ra từ đâu?

Từ vụ nổ súng ở Đắk Nông cho thấy nước mắt hay nỗi đớn đau mất đất của người dân là điều họ không quan tâm đến hoặc cũng có thể là chẳng bao giờ họ đặt mình vào tâm thế của người bị cướp.

Đặng Văn Hiến, người nổ súng khiến 3 người bên phía Công ty Long Sơn tử vong, vụ án chấn động dư luận xảy ra tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông hồi tháng 10.2016.
Hiến cùng nhiều gia đình khác đến tiểu khu này sinh sống, làm rẫy, đùm bọc mà qua tháng đoạn ngày. Công ty Long Sơn được giao đất, không thông qua thương lượng bồi hoàn, đưa công nhân xuống dùng máy ủi san phẳng những cây cà phê, cây tiêu của người dân.
Tiếng là công nhân, nhưng tôi tin rằng chúng ta đều hiểu, đó là những công nhân kiểu “Chí Phèo”.
share-fb.gif
share-gg.gif
No-sung-o-dak-Nong---bao-luc-sinh-ra-tu-dau-anh_4_uszk--1--1515037307-width800height614.jpg
Một nạn nhân bị nhóm bảo vệ Công ty Long Sơn chém hồi tháng 3.2015.​
Đớn đau là họ cũng nghèo, cũng bán cả đời mình để kiếm miếng ăn. Không thể bắt họ có một suy nghĩ khác, ai trả tiền thì họ làm, nước mắt hay nỗi đớn đau mất đất của người dân là điều họ không quan tâm đến hoặc cũng có thể là chẳng bao giờ họ đặt mình vào tâm thế của người bị cướp.
Vụ việc nghiêm trọng xảy ra ở Tuy Đức, tôi có nhờ nhà báo Mai Quốc Ấn viết giúp một bài cho Chuyên đề An Ninh Thế Giới Giữa tháng và Cuối tháng, nơi tôi công tác.
Nhận bài, đọc trước khi chuyển đi, nước mắt cứ chảy dài vì tôi hiểu những bế tắc của người dân, hiểu cả vì sao Công ty Long Sơn lại lộng quyền như vậy.
share-fb.gif
share-gg.gif
No-sung-o-dak-Nong---bao-luc-sinh-ra-tu-dau-147735573124041-5-1515037679-width500height281.jpg
Vũ khí của nhóm bảo vệ công ty Long Sơn. Ảnh: NTNN/Dân Việt​
Nếu không có những cuộc điện thoại của anh A trên tỉnh, anh B ở huyện thì tôi đố công ty tư nhân nào dám tấn công dân theo cách ấy, nhất là khi đã có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình về rà soát, bồi thường không được phép cưỡng chế.
Ngay chính quyền tỉnh Đắk Nông cũng không dám khẳng định phần đất mà Công ty Long Sơn san ủi có phải là đất mà tỉnh này giao cho phía doanh nghiệp ấy hay không.
“Cơ quan chức năng chưa thể khẳng định chính xác khu vườn xảy ra tranh chấp thuộc quyền quản lý của Công ty Long Sơn hay không. Vì khi giao đất cho công ty, tỉnh chỉ xác định tọa độ trên bản đồ còn mốc ở thực địa thì chưa cắm nên cần xác định lại tọa độ mới có thể khẳng định chính xác” - ông Ngô Xuân Lộc - Chánh văn phòng UBND Tỉnh Đắk Nông từng nói vậy.
Nghĩa là tỉnh căn cứ trên bản đồ rồi giao đất cho doanh nghiệp, mặc kệ hậu họa.
share-fb.gif
share-gg.gif
No-sung-o-dak-Nong---bao-luc-sinh-ra-tu-dau-147764086817873-dsc_0029-1515037761-width640height360.jpg
Đặng Văn Hiến (người đang khóc) được động viên ra đầu thú. Ảnh: NTNN/Dân Việt​
Cũng cần nói thêm, ngày 27.10.2016, ông Hiến và gia đình đã nhờ Báo NTNN/Dân Việt đưa ông ra đầu thú. Nhóm phóng viên Báo NTNN/Dân Việt và luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Trưởng Hãng luật Giải Phóng - Đoàn luật sư TP.HCM) đã đến Tuy Đức đã làm các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật để các cán bộ Cục C45 vào rừng gặp và tiếp nhận ông Hiến đầu thú.
Hôm nay, Viện Kiểm sát Nhân dân Tỉnh Đắk Nông đề nghị Đặng Văn Hiến mức án Tử hình, Toà án Nhân dân Tỉnh Đắk Nông tuyên theo đề nghị của Viện.
Cho đến tận giờ, mọi thứ buồn bã này vẫn chỉ được giải quyết từ phần ngọn, không thấy bóng dáng trách nhiệm của chính quyền, không thấy có hay không việc giao đất cho Long Sơn là đúng hay sai?!
Chỉ có khói nhang của người đã nằm xuống, chỉ có những tháng ngày dằng dặc của người dân trót thương mảnh đất của mình, trót đường cùng mà nổ súng là hiện hữu không biết ngày mai sẽ nhìn ánh mặt trời theo phương nào?!
Bạo lực sinh ra từ đâu, tôi nghĩ, bạo lực sinh ra từ những mâm cao cỗ đầy, rượu tuôn như suối, bắt tay gầm bàn để xoá nhoà luật pháp.
Ai làm được điều này, chắc chắn đó không phải là người dân, như Đặng Văn Hiến và các đồng phạm đang có mặt ở Toà hôm nay!

Nguon :Nổ súng ở Đắk Nông - bạo lực sinh ra từ đâu?
 


Nguồn bài viết
  1. Copy từ báo có giấy phép kèm quan điểm cá nhân
VKS Đắk Nông đem luật rừng để sử lý người phạm pháp. Tử hình một người vi phạm pháp luật, còn toàn bộ nhóm người bị hại kia có đem bỏ tù không (có trang bị, có tổ chức), ai đứng sau nhóm người đó cũng phải truy tố chứ?
 
Theo luật pháp tiến bộ trên thế giới, chính quyền chỉ truy tố kẻ phạm pháp. Nhóm bị hại không phạm pháp, nên không bị truy tốt.

Bọn cầm đầu đứng sau nhóm bị hại, phải bị người kiện mới phải ra hầu tòa. Không ai kiện, thì thôi.

Điều đáng buồn là dân ta còn quá ngu. Ngu ở chỗ cứ chờ chính quyền truy tố, mà chính mình không đi kiện.

Trường hợp mình bị cướp, phải đoàn kết, lấy số đông mà chống cướp, gắng hết sức không tấn công, nhưng dũng cảm bảo vệ mình. Sau đó, phải nộp đơn kiện đòi bồi thường.
 
U
Chính quyền và doanh nghiệp cùng một phe , cán bộ cũng có phần trong đó , dân kiện nhiều rồi bạn nhé nhưng làm sao thắng được ? Có kiện ra trung ương cũng vậy thôi . Bạn đến vùng Bình phước và các tỉnh tây nguyên hỏi những vườn cao su hàng trăm hecta trồng trên đất phá từ rừng nguyên sinh và cướp đất của dân là của ai thì rõ.
 
N
Chính quyền và doanh nghiệp cùng một phe , cán bộ cũng có phần trong đó , dân kiện nhiều rồi bạn nhé nhưng làm sao thắng được ? Có kiện ra trung ương cũng vậy thôi . Bạn đến vùng Bình phước và các tỉnh tây nguyên hỏi những vườn cao su hàng trăm hecta trồng trên đất phá từ rừng nguyên sinh và cướp đất của dân là của ai thì rõ.
Ở đâu cũng vậy, không phải anh cứ ra tòa là thắng đâu, phải xem luật sư của anh thế nào, lý luân tốt không, chủ tọa phiên tòa là ai, chứng cứ có đầy đủ hay không, luật sư đối thủ có mạnh hay không?....
Đừng có đổ lỗi cho chính quyền, bởi vì dân kém hiểu biết nên mới gặp nhiều chuyện như vậy
 
Theo luật pháp tiến bộ trên thế giới, chính quyền chỉ truy tố kẻ phạm pháp. Nhóm bị hại không phạm pháp, nên không bị truy tốt.

Bọn cầm đầu đứng sau nhóm bị hại, phải bị người kiện mới phải ra hầu tòa. Không ai kiện, thì thôi.

Điều đáng buồn là dân ta còn quá ngu. Ngu ở chỗ cứ chờ chính quyền truy tố, mà chính mình không đi kiện.

Trường hợp mình bị cướp, phải đoàn kết, lấy số đông mà chống cướp, gắng hết sức không tấn công, nhưng dũng cảm bảo vệ mình. Sau đó, phải nộp đơn kiện đòi bồi thường.
ok AnhMy Tran dễ thương <3 <3 <3
 

N
chưa cắm mốc thực địa dự án.
thằng giám đốc công ty liều thật.
dân chống trả là đúng.
ở nước ngoài nổ súng trong trường hợp này, luật pháp xử như thế nào hả Bác @anhmytran @anhm?
Ở Hoa Kỳ dân bạo động nằm quan tài, CS có quyền bắn bất kỳ ai cầm vũ khí uy hiếp đến họ và người khác, có câu chuyện anh sinh viên gốc Việt tại Hoa Kỳ, cầm cây bút trên tay Cop yêu cầu bỏ nó xuống, anh ta không làm them và thế là anh ta phải ra đi. Theo tôi anh ta vẫn còn tư duy người Việt, cho cây bút không ảnh hưởng gì nên anh ta cố thanh minh với Police, còn Police thấy đó là mối đe dọa nên họ nổ súng.
Luật pháp VN khá dễ trong trường hợp như vậy, các anh có thể chửi bới đe dọa, còn Hoa Kỳ không có chuyện đó, khi gặp họ cho họ thấy mình không có gì đe dọa đến họ, khi họ đã lăm lăm bao súng tốt nhất lên tòa, còn hơn nằm quan tài.
 


Back
Top