NÓI VỀ CÁI MÁY BƠM NƯỚC.

Một quy tắc; một lẻ sống trên đời là “Cái gì lợi về lực thì sẽ hại về công“ . Và: “Trời không cho ai tất cả; nhưng không lấy đi của ai tất cả"



Khi học phổ thông; chúng ta đánh vật với mấy công thức về điện, ví dụ: I=U/R vv và chuyển vế qua lại; ghi ghi tính tính, làm bài tập lấy điểm; xong rùi trả lại cho thầy hết!



Cái máy bơm nước là đồ vật rất gần gũi với nhà nông đương đại. Xài hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu hết ngọn nguồn về nó và nó là 1 ví dụ cho lẻ phải trái trên đời.

*

Máy bơm hoạt động phụ thuộc vào cơ cấu chế tạo : Guồng bơm ỏ cánh quạt. Dân miền Tây sông nước đã mày mò chế ra máy bơm lưu lượng (hay còn goi là bơm tu huýt) dùng bơm nước vô hồ nuôi tôm, cá, ruộng lúa-miễn sao lưu lượng nhiều, bơm nhanh mà không cần áp lực mạnh, tải cao-đẩy xa

Thứ hai là máy bơm nước phụ thuộc dòng điện.



Các loại máy bơm nước bán trên thị trường đều có chung 1 chuẩn: đó là dòng điện chạy máy đáp ứng đúng và đủ cho máy bơm nước; chẳng hạn dòng điện 1 pha phải có I=20A/V=220-240 volt/tần số =50 H.



Và tất cả các nhà máy; các thợ chuyên nghiệp đều quấn mô - tơ máy bơm theo chuẩn đó (dòng điện đủ và đúng). Khi gặp trường hợp cực đoan: dòng điện quá mạnh (hiếm có -thường xảy ra khi ta làm nguồn điện như thủy điện siêu nhỏ gắn trên sông suối vv mà chưa hiệu chỉnh được dòng điện). Dòng điện quá yếu so tiêu chuẩn (Rất hay gặp-dây điện nhỏ; truyền tải đi xa; quá nhiều hộ dùng điện từ bình hạ thế vv) thì hay xảy ra tình trạng “cháy máy bơm”; vì máy bơm chuẩn người ta quấn theo dòng điện chuẩn.



Công thức chung mô tả quan hệ giữa tiết diện dây dẫn -cường độ dòng điện và mật độ dòng điện cho phép.

S = I/J.

Trong công thức trên:

- S: tiết diện dây dẫn (mm2)

- I: dòng điện chạy qua mặt cắt vuông (A)

- J: mật độ dòng điện cho phép (A/mm2)

Mật độ cho phép (J) của dây đồng thường xấp xỉ 6A/mm2.

Mật độ cho phép (J) của dây nhôm thường xấp xỉ 4,5A/m



*



Ở đây chỉ bàn đến trường hợp cực đoan: Nơi bạn lấy điện có dòng điện yếu hoặc quá yếu do:

- Đường truyền quá xa (không cho phép điểm tiêu thụ cách bình hạ thế vượt quá 800 mét). Nên đấu dây đến bình hạ thế gần hơn.

- Tiết diện dây quá nhỏ: Mua 1 dây nóng đủ tải; dùng 2 dây nhỏ làm 1 dây nguôi.



Nếu không khắc phục bằng 2 cách trên bạn chỉ có thể quấn lại dây đồng cho máy bơm.

- Quấn lại máy bơm để chạy được đủ công suất khi dòng điện yếu: Là quấn lại -hoặc chế tạo máy bơm quấn dây đồng có tiết diện lớn để nó chịu nhiệt tốt hơn -khó cháy hơn khi điện yếu.



Các thợ sửa chữa máy bơm được đào tạo qua trường lớp đều biết khái niệm “dây lai”. Đó là loại dây đồng lớn cở trung bình quấn ROTO máy bơm sẽ làm máy bơm chịu được dòng điện yếu (Khi máy bơm hoạt động - đo điện thế xuống đến 160V là máy bơm vẫn hoạt động bình thường - Nếu điện thế xuống thấp hơn thì phải hạn chế thời gian máy bơm hoạt động: ví dụ máy bơm chạy 1 giờ thì phải ngưng để giải nhiệt.

Với những nơi dòng điện quá yếu thì phải có thông số về I/U khi có tải để tính toán tiết diện dây đồng dùng quấn máy bơm cho khỏi cháy máy. Tuy nhiên; loại máy bơm đặc thù này chỉ sử dụng cho trường hợp đặc thù là nơi điện quá yếu. Nếu dùng noi có dòng điện bình thường là nó... cháy!



Tôi hợp tác với công ty chuyên sản xuất máy bơm để quấn loại máy bơm “dây lai” dùng cho các trường hợp nơi có dòng điện "trung bình": không đủ chuẩn-nhưng cũng không yếu lắm; cở điện thế xuống 160V vẫn chạy phà phà mà không cháy-kẻo nghe réo gọi bảo hành mệt lúm!



Dĩ nhiên máy bơm lai nó giảm hiệu suất chút ít (lưu lượng-tải cao-tải xa) so với máy bơm bình thường!



Mà kệ. Cho chắc ăn-không bị khách hàng phàn nàn chửi bới là OK!
 


File đính kèm

  • Sua-chua-may-bom-nuoc-tai-nha.jpg
    Sua-chua-may-bom-nuoc-tai-nha.jpg
    76.3 KB · Lượt xem: 70.296
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top