- Để có được sản phẩm chất lượng cao, gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê chuyên gia từ Pháp và Hà Lan đến tư vấn, thiết kế, giám sát kỹ thuật.
Công nghệ Châu Âu giữa lòng Đà Lạt
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy chủ trang trại "xài sang" này cho biết, năm 2010, giữa lúc diện tích dâu tây tại Đà Lạt đang giảm mạnh vì dịch bệnh không có thuốc chữa, giá mặt hàng này tăng lên đột biến nhưng nhà vườn không có hàng bán. Ngay thời điểm này, gia đình bà đã bắt đầu lập nông trại dâu tây trong nhà kính. Giống dâu Mara Des Bois nổi tiếng từ Pháp đã được gia đình bà nhập về Việt Nam để sản xuất thương mại.
Bà Thủy bên vườn dâu nhà mình.
Theo bà Thủy, dâu tây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải ai cũng trồng được. Tại Đà Lạt, không ít nhà vườn trồng loại cây này đã thất bại vì dịch bệnh hoặc sinh trưởng rất tốt nhưng không có quả. Thời gian đầu, trang trại dâu tây của bà Thủy gặp không ít khó khăn vì dịch bệnh, nấm mốc, do thiếu kỹ thuật chăm sóc, có những lúc gia đình bà đã nghỉ tới thất bại.
Biết là không thể thành công nếu không có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật của các chuyên gia về dâu tây, bà Thủy đã liên hệ thuê một số chuyên gia trong lĩnh vưc này của Pháp và Hà Lan về Đà Lạt khảo sát, tư vấn, thiết kế mô hình trang trại. Được sự giúp đỡ kịp thời của các chuyên gia về dâu tây, tất cả những khó khăn trước đây đều được khắc phục, trang trại dâu tây Mara Des Bois của Pháp đã được hình thành trên diện tích 3ha trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở. Toàn bộ trang trại được đầu tư theo công nghệ Pháp, đạt tiêu chuẩn Châu Âu, tổng nguồn vốn đầu tư lên tới 13 tỷ đồng.
Vườn dâu Pháp vừa trồng của gia đình bà Thủy.
Sản phẩm dâu tây sạch của gia đình bà Thủy được trồng trên giá thể sơ dừa, trong nhà kính, trên dàn cao cách mặt đất 1m cùng hệ thồng tưới tiêu tự động nhỏ giọt, phun sương khép kín. Hiện sản lượng trung bình mỗi năm đạt 36 tấn nhưng vẫn không đủ để cùng cấp cho nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, dâu tây được sản xuất tại đây không sử dụng thuốc trừ sâu, các loại sâu bệnh gây hại trên dâu đều được xử lý bằng phương pháp sinh học nên có thể hái và ăn ngay tại vườn mà không cần phải rửa.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy, trồng dâu tây bằng công nghệ Châu Âu là một sự đầu tư cực kỳ tốn kém, tất cả đều phải tuân theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt dưới sự giám sát, tư vấn chặt chẽ của các chuyên gia về dâu tây người Pháp và Hà Lan. Tất nhiên, giá loại dâu tây siêu sạch này cũng cao gấp nhiều lần so với dâu trồng bằng phương pháp thông thường, trung bình từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Hiện sản phẩm dâu tây của trang trại gia đình bà Thủy chủ yếu bán cho khách du lịch, các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê và một số cửa hàng bán lẻ.
Điểm du lịch kỳ thú
Trang trại dâu tây theo công nghệ Pháp, đạt tiêu chuẩn Châu Âu của gia đình bà Thủy đã trở thành một điểm đến kỳ thú cho du khách. Ở trang trại này, mưa không đến mặt, nắng không tới đầu, khi trời nắng nóng lập tức hệ thống phun sương sẽ tự động làm mát cho dâu.
Du khách đến tham quan vườn dâu
Toàn bộ mặt đất đều được trải một thảm bạt, các luống dâu tây thẳng tăm tắp, cách mặt đất đều 1m. Chị Vũ Thị Hải, một du khách đến từ TP HCM cho biết, chưa bao giờ chứng kiếm nông trại nào sạch sẽ, hiện đại và khoa học như nông trại dâu tây của gia đình bà Thủy. Những người trong đoàn khách của chị Hải đều trầm trồ và tỏ ra thích thú khi bước vào vườn dâu, tự tay mình lựa chọn từng quả để thưởng thức và mua dâu tây về làm quà cho gia đình và người thân.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, tuy mới đưa nông trại dâu tây chính thức vào hoạt động chưa lâu nhưng hằng ngày đã có rất đông du khách tới tham quan, hái dâu. Hiện một số công ty du lịch đã đặt vấn đề mở tour đưa khách tham quan trang trại dâu của công ty này.
Công nghệ Châu Âu giữa lòng Đà Lạt
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy chủ trang trại "xài sang" này cho biết, năm 2010, giữa lúc diện tích dâu tây tại Đà Lạt đang giảm mạnh vì dịch bệnh không có thuốc chữa, giá mặt hàng này tăng lên đột biến nhưng nhà vườn không có hàng bán. Ngay thời điểm này, gia đình bà đã bắt đầu lập nông trại dâu tây trong nhà kính. Giống dâu Mara Des Bois nổi tiếng từ Pháp đã được gia đình bà nhập về Việt Nam để sản xuất thương mại.
Bà Thủy bên vườn dâu nhà mình.
Theo bà Thủy, dâu tây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải ai cũng trồng được. Tại Đà Lạt, không ít nhà vườn trồng loại cây này đã thất bại vì dịch bệnh hoặc sinh trưởng rất tốt nhưng không có quả. Thời gian đầu, trang trại dâu tây của bà Thủy gặp không ít khó khăn vì dịch bệnh, nấm mốc, do thiếu kỹ thuật chăm sóc, có những lúc gia đình bà đã nghỉ tới thất bại.
Biết là không thể thành công nếu không có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật của các chuyên gia về dâu tây, bà Thủy đã liên hệ thuê một số chuyên gia trong lĩnh vưc này của Pháp và Hà Lan về Đà Lạt khảo sát, tư vấn, thiết kế mô hình trang trại. Được sự giúp đỡ kịp thời của các chuyên gia về dâu tây, tất cả những khó khăn trước đây đều được khắc phục, trang trại dâu tây Mara Des Bois của Pháp đã được hình thành trên diện tích 3ha trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở. Toàn bộ trang trại được đầu tư theo công nghệ Pháp, đạt tiêu chuẩn Châu Âu, tổng nguồn vốn đầu tư lên tới 13 tỷ đồng.
Vườn dâu Pháp vừa trồng của gia đình bà Thủy.
Sản phẩm dâu tây sạch của gia đình bà Thủy được trồng trên giá thể sơ dừa, trong nhà kính, trên dàn cao cách mặt đất 1m cùng hệ thồng tưới tiêu tự động nhỏ giọt, phun sương khép kín. Hiện sản lượng trung bình mỗi năm đạt 36 tấn nhưng vẫn không đủ để cùng cấp cho nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, dâu tây được sản xuất tại đây không sử dụng thuốc trừ sâu, các loại sâu bệnh gây hại trên dâu đều được xử lý bằng phương pháp sinh học nên có thể hái và ăn ngay tại vườn mà không cần phải rửa.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Thủy, trồng dâu tây bằng công nghệ Châu Âu là một sự đầu tư cực kỳ tốn kém, tất cả đều phải tuân theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt dưới sự giám sát, tư vấn chặt chẽ của các chuyên gia về dâu tây người Pháp và Hà Lan. Tất nhiên, giá loại dâu tây siêu sạch này cũng cao gấp nhiều lần so với dâu trồng bằng phương pháp thông thường, trung bình từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Hiện sản phẩm dâu tây của trang trại gia đình bà Thủy chủ yếu bán cho khách du lịch, các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê và một số cửa hàng bán lẻ.
Điểm du lịch kỳ thú
Trang trại dâu tây theo công nghệ Pháp, đạt tiêu chuẩn Châu Âu của gia đình bà Thủy đã trở thành một điểm đến kỳ thú cho du khách. Ở trang trại này, mưa không đến mặt, nắng không tới đầu, khi trời nắng nóng lập tức hệ thống phun sương sẽ tự động làm mát cho dâu.
Du khách đến tham quan vườn dâu
Toàn bộ mặt đất đều được trải một thảm bạt, các luống dâu tây thẳng tăm tắp, cách mặt đất đều 1m. Chị Vũ Thị Hải, một du khách đến từ TP HCM cho biết, chưa bao giờ chứng kiếm nông trại nào sạch sẽ, hiện đại và khoa học như nông trại dâu tây của gia đình bà Thủy. Những người trong đoàn khách của chị Hải đều trầm trồ và tỏ ra thích thú khi bước vào vườn dâu, tự tay mình lựa chọn từng quả để thưởng thức và mua dâu tây về làm quà cho gia đình và người thân.
Bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, tuy mới đưa nông trại dâu tây chính thức vào hoạt động chưa lâu nhưng hằng ngày đã có rất đông du khách tới tham quan, hái dâu. Hiện một số công ty du lịch đã đặt vấn đề mở tour đưa khách tham quan trang trại dâu của công ty này.