Lâm Đồng có 7 tiểu vùng sinh thái sản xuất nông nghiệp, độ cao các tiểu vùng biến động khá lớn từ 250 -1.600m so với mặt biển, do vậy tùy theo tiểu vùng sinh thái có thể quyết định đầu tư theo hướng khai thác lợi thế tiềm năng và nâng cao chất lượng nông sản.
Trên cơ sở lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và xác định loại cây trồng vật nuôi có lợi thế tiềm năng, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII Tỉnh ủy Lâm Đồng đã xác định chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong 6 chương trình trọng tâm và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số 56/2004 ngày 2/4/2004 với phương thức đầu tư theo đa hướng.
Qua 5 năm thực hiện chương trình NNCNC, kết quả bước đầu đã khẳng định chương trình là chủ trương đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn, thể hiện:
1/ Thông qua chương trình đã nâng cao trình độ sản sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao, ngày càng nhiều doanh nghiệp và trang trại sử dụng các thiết bị hiện đại trong quản lý dinh dưỡng đất, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và sản xuất cây giống sạch bệnh…
2/ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nông nghiệp khá lớn, trong đó cây chè chất lượng cao thu hút FDI nhiều nhất với 21 doanh nghiệp (DN), rau 7 DN, hoa 12 DN, cà phê 2 DN, cá nước lạnh 1 DN.
3/ Doanh thu trên đơn vị diện tích tăng nhanh từ 27 triệu đồng/ha năm 2004 tăng lên 45 triệu năm 2008, hiện có 160.000 ha có doanh thu trên 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó có trên 10.000 ha có doanh thu từ 100 triệu đến 2,0 tỷ đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2008 tăng trưởng 8,5% so với năm 2007. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 50,7% GDP của tỉnh, mặc dù trong điều kiện khủng hoảng tài chính thế giới và tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn nhưng 6 tháng đầu năm 2009 tỷ trọng tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp là 13%, cao nhất trong nhiều năm qua.
4/ Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2004 khoảng 90 triệu USD, đến năm 2008 đạt trên 200 triệu USD.
5/ Góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội và trật tự an ninh xã hội nông thôn, đã hình thành một bộ phận doanh nghiệp và nông dân làm giàu từ việc ứng dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
6/ Chương trình NNCNC góp phần thực hiện tốt các nghị quyết về đột phá một số địa phương, tiêu biểu như:
- Tại thành phố Đà Lạt, chương trình NNCNC có tác động cả chiều rộng lẫn chiều sâu cho nhiều loại sản phẩm (rau, hoa, dâu tây, chè chất lượng cao và cá nước lạnh), có những DN đầu tư nước ngoài trình độ ứng dụng CNC có tầm cỡ khu vực.
- Tại huyện Lạc Dương chương trình NNCNC có tính đột phá mạnh mẽ nhất trong toàn tỉnh, bởi vì từ năm 2004 hầu như không có nhà đầu tư sản xuất NNCNC, diện tích ứng dụng CNC còn rất khiêm tốn nhưng đến năm 2008 đã có 40 nhà đầu tư trong và ngoài nước, diện tích ứng dụng CNC chỉ có vài ha năm 2004 đến nay gần 700 ha; là địa phương có thế mạnh nuôi cá nước lạnh, doanh thu đạt khoảng 4,5 tỷ/ha, cao nhất trong các loại cây trồng vật nuôi của tỉnh.
- Tại huyện Bảo Lâm chè chất lượng cao chiếm gần 80% diện tích cả tỉnh và là địa phương thu hút FDI về chè lớn nhất của cả nước.
Ngoài ra các địa phương khác như: Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc tùy điều kiện sinh thái cây trồng vật nuôi của địa phương cũng có những giải pháp để phát triển chương trình NNCNC có hiệu quả nhất định.
7/ Thông qua chương trình, do yêu cầu đòi hỏi của sản xuất nông nghiệp, ngay tại Lâm Đồng cũng đã hình thành các công ty tư vấn, thiết kế và thi công sản xuất dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao như: nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm, vật tư nông nghiệp chất lượng cao và quy trình công nghệ theo hướng an toàn cũng được cung ứng kịp thời và khoa học đáp ứng yêu cầu sản xuất đại trà.
8/ Thông qua chương trình NNCNC có cơ hội tốt hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nâng cao nguồn nhân lực và sản xuất nông sản có chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Hiện toàn tỉnh có 71 chứng nhận nông sản như: ORGANIK, HACCP, GLOBALGAP, 4C, Utz Kapeh, VietGap… đã góp phần cho nông sản Lâm Đồng có cơ hội tốt trong việc tăng uy tín thương mại, tăng khả năng cạnh tranh tham gia thị trường quốc tế và khu vực, đảm bảo các hiệp định thương mại WTO, là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chủng loại nông sản được sản xuất có chứng nhận.
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai và thực hiện chương trình NNCNC, ngành nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng tiếp tục đề xuất những giải pháp chủ yếu để chương trình phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới như sau:
1/ Về định hướng sản xuất, trước mắt cũng như lâu dài là: Ứng dụng tổng hợp công nghệ phù trong điều kiện không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật để đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
2/ Ứng dụng công nghệ để khai thác ngưỡng đội trần tiềm năng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi chủ lực tham gia chương trình như: chè cành cao sản, chè cành chất lượng cao, rau, hoa, cà phê, bò sữa, bò thịt cao sản, cà phê cao sản, cá nước lạnh, heo chất lượng cao…
3/ Trong quá trình chỉ đạo chương trình các cấp ủy Đảng cần gắn chương trình NNCNC vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt có giải pháp lồng ghép chương trình NNCNC với việc triển khai thực hiện nghị quyết 26 của TW về nông nghiệp - nông thôn và nông dân.
4/ Tiếp tục phát huy và đầu tư chiều sâu NNCNC nhằm góp phần phát triển xuất khẩu nông sản.
5/ Các DN và nông dân mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhằm tăng hàm lượng khoa học trong kết cấu sản phẩm, giảm đầu tư đầu vào vật tư nông nghiệp, góp phần giảm giá thành sản xuất, đầu tư hơn nữa kiến thức hội nhập quốc tế trong sản xuất NNCNC.
6/ Cần có chính sách tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào sản xuất theo hướng công nghệ cao, bởi vì khi áp dụng CNC thì định suất đầu tư sẽ lớn hơn, đặc biệt cho vay đầu tư ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và làm nhà kính, nhà lưới, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và công nnghệ sau thu hoạch.
7/ Song song với các chương trình đầu tư nông nghiệp từ ngân sách của tỉnh, ngành nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng tiếp tục triển khai và lồng ghép khai thác các Dự án Quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để phát triển nông nghiệp nói chung, NNCNC nói riêng; thông qua các Dự án Quốc tế nhằm tạo các liên minh sản xuất, hỗ trợ tài chính, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ kinh phí sản xuất nông sản có chứng nhận giúp tạo cơ hội tốt cho nông sản Lâm Đồng có khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo đà triển khai chương trình NNCNC trong 5 năm tới.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Trên cơ sở lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và xác định loại cây trồng vật nuôi có lợi thế tiềm năng, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ Khóa VII Tỉnh ủy Lâm Đồng đã xác định chương trình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong 6 chương trình trọng tâm và được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt tại quyết định số 56/2004 ngày 2/4/2004 với phương thức đầu tư theo đa hướng.
Qua 5 năm thực hiện chương trình NNCNC, kết quả bước đầu đã khẳng định chương trình là chủ trương đúng đắn cả về lý luận và thực tiễn, thể hiện:
1/ Thông qua chương trình đã nâng cao trình độ sản sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Năng suất và chất lượng cây trồng vật nuôi tăng cao, ngày càng nhiều doanh nghiệp và trang trại sử dụng các thiết bị hiện đại trong quản lý dinh dưỡng đất, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và sản xuất cây giống sạch bệnh…
2/ Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong nông nghiệp khá lớn, trong đó cây chè chất lượng cao thu hút FDI nhiều nhất với 21 doanh nghiệp (DN), rau 7 DN, hoa 12 DN, cà phê 2 DN, cá nước lạnh 1 DN.
3/ Doanh thu trên đơn vị diện tích tăng nhanh từ 27 triệu đồng/ha năm 2004 tăng lên 45 triệu năm 2008, hiện có 160.000 ha có doanh thu trên 50 triệu đồng/ha/năm, trong đó có trên 10.000 ha có doanh thu từ 100 triệu đến 2,0 tỷ đồng/ha/năm. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp năm 2008 tăng trưởng 8,5% so với năm 2007. Tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 50,7% GDP của tỉnh, mặc dù trong điều kiện khủng hoảng tài chính thế giới và tình hình kinh tế trong nước gặp khó khăn nhưng 6 tháng đầu năm 2009 tỷ trọng tăng trưởng của ngành nông lâm nghiệp là 13%, cao nhất trong nhiều năm qua.
4/ Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2004 khoảng 90 triệu USD, đến năm 2008 đạt trên 200 triệu USD.
5/ Góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế xã hội và trật tự an ninh xã hội nông thôn, đã hình thành một bộ phận doanh nghiệp và nông dân làm giàu từ việc ứng dụng sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao.
6/ Chương trình NNCNC góp phần thực hiện tốt các nghị quyết về đột phá một số địa phương, tiêu biểu như:
- Tại thành phố Đà Lạt, chương trình NNCNC có tác động cả chiều rộng lẫn chiều sâu cho nhiều loại sản phẩm (rau, hoa, dâu tây, chè chất lượng cao và cá nước lạnh), có những DN đầu tư nước ngoài trình độ ứng dụng CNC có tầm cỡ khu vực.
- Tại huyện Lạc Dương chương trình NNCNC có tính đột phá mạnh mẽ nhất trong toàn tỉnh, bởi vì từ năm 2004 hầu như không có nhà đầu tư sản xuất NNCNC, diện tích ứng dụng CNC còn rất khiêm tốn nhưng đến năm 2008 đã có 40 nhà đầu tư trong và ngoài nước, diện tích ứng dụng CNC chỉ có vài ha năm 2004 đến nay gần 700 ha; là địa phương có thế mạnh nuôi cá nước lạnh, doanh thu đạt khoảng 4,5 tỷ/ha, cao nhất trong các loại cây trồng vật nuôi của tỉnh.
- Tại huyện Bảo Lâm chè chất lượng cao chiếm gần 80% diện tích cả tỉnh và là địa phương thu hút FDI về chè lớn nhất của cả nước.
Ngoài ra các địa phương khác như: Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc tùy điều kiện sinh thái cây trồng vật nuôi của địa phương cũng có những giải pháp để phát triển chương trình NNCNC có hiệu quả nhất định.
7/ Thông qua chương trình, do yêu cầu đòi hỏi của sản xuất nông nghiệp, ngay tại Lâm Đồng cũng đã hình thành các công ty tư vấn, thiết kế và thi công sản xuất dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao như: nhà kính, nhà lưới, tưới nước tiết kiệm, vật tư nông nghiệp chất lượng cao và quy trình công nghệ theo hướng an toàn cũng được cung ứng kịp thời và khoa học đáp ứng yêu cầu sản xuất đại trà.
8/ Thông qua chương trình NNCNC có cơ hội tốt hợp tác quốc tế trong việc đào tạo nâng cao nguồn nhân lực và sản xuất nông sản có chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Hiện toàn tỉnh có 71 chứng nhận nông sản như: ORGANIK, HACCP, GLOBALGAP, 4C, Utz Kapeh, VietGap… đã góp phần cho nông sản Lâm Đồng có cơ hội tốt trong việc tăng uy tín thương mại, tăng khả năng cạnh tranh tham gia thị trường quốc tế và khu vực, đảm bảo các hiệp định thương mại WTO, là một trong những địa phương đi đầu cả nước về chủng loại nông sản được sản xuất có chứng nhận.
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và những hạn chế tồn tại trong quá trình triển khai và thực hiện chương trình NNCNC, ngành nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng tiếp tục đề xuất những giải pháp chủ yếu để chương trình phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới như sau:
1/ Về định hướng sản xuất, trước mắt cũng như lâu dài là: Ứng dụng tổng hợp công nghệ phù trong điều kiện không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật để đạt năng suất tối ưu, chất lượng tốt nhất, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh trên cơ sở đảm bảo môi trường sinh thái bền vững.
2/ Ứng dụng công nghệ để khai thác ngưỡng đội trần tiềm năng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi chủ lực tham gia chương trình như: chè cành cao sản, chè cành chất lượng cao, rau, hoa, cà phê, bò sữa, bò thịt cao sản, cà phê cao sản, cá nước lạnh, heo chất lượng cao…
3/ Trong quá trình chỉ đạo chương trình các cấp ủy Đảng cần gắn chương trình NNCNC vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt có giải pháp lồng ghép chương trình NNCNC với việc triển khai thực hiện nghị quyết 26 của TW về nông nghiệp - nông thôn và nông dân.
4/ Tiếp tục phát huy và đầu tư chiều sâu NNCNC nhằm góp phần phát triển xuất khẩu nông sản.
5/ Các DN và nông dân mạnh dạn đầu tư áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, nhằm tăng hàm lượng khoa học trong kết cấu sản phẩm, giảm đầu tư đầu vào vật tư nông nghiệp, góp phần giảm giá thành sản xuất, đầu tư hơn nữa kiến thức hội nhập quốc tế trong sản xuất NNCNC.
6/ Cần có chính sách tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp vay vốn để đầu tư vào sản xuất theo hướng công nghệ cao, bởi vì khi áp dụng CNC thì định suất đầu tư sẽ lớn hơn, đặc biệt cho vay đầu tư ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và làm nhà kính, nhà lưới, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và công nnghệ sau thu hoạch.
7/ Song song với các chương trình đầu tư nông nghiệp từ ngân sách của tỉnh, ngành nông nghiệp & PTNT Lâm Đồng tiếp tục triển khai và lồng ghép khai thác các Dự án Quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn để phát triển nông nghiệp nói chung, NNCNC nói riêng; thông qua các Dự án Quốc tế nhằm tạo các liên minh sản xuất, hỗ trợ tài chính, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ kinh phí sản xuất nông sản có chứng nhận giúp tạo cơ hội tốt cho nông sản Lâm Đồng có khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo đà triển khai chương trình NNCNC trong 5 năm tới.
Theo Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: