Nửa triệu đồng một con cua đinh giống ở miền Tây

  • Thread starter motnua
  • Ngày gửi
Giá cua đinh giống bằng nửa bàn tay cao nhất 600.000 đồng/con, nhưng dân miền Tây vẫn mua ồ ạt vì nhu cầu của nhà hàng, đại gia với các món ăn chế biến từ loài này ngày một lớn.

Anh_1.JPG

Vài năm trở lại đây, tại miền Tây, nghề nuôi cua đinh phát triển mạnh và được xem là nghề giúp cho các hộ nuôi làm giàu.

Anh_2.JPG

Cua đinh (tên khoa học Tryonychidae) là động vật thuộc lớp bò sát, họ ba ba, bộ rùa, phân bố ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Thịt loài này rất ngon, ngọt, thơm thường dùng để chiêu đãi khách quý hoặc trong buổi tiệc sang trọng.

Anh_3.JPG

Cua đinh thoạt nhìn giống ba ba. Để phân biệt 2 loài này, người dân dựa vào cân nặng và màu sắc. Thường thì cua đinh thường nặng và có màu sậm hơn ba ba. Trứng cua đinh to và có vỏ cứng hơn so với ba ba. Cụ thể, trứng ba ba cỡ ngón tay cái, cua đinh lớn bằng miệng ly.

Anh_4.JPG

Hai năm gần đây, nhiều hộ nuôi tại các tỉnh miền Tây chuyển từ ba ba sang cua đinh vì loài này cho thu nhập cao, lại có thị trường tiêu thụ ổn định, giá cao. Nuôi cua đinh ít bị hao hụt, lớn nhanh, ít tốn thức ăn, lợi nhuận cao hơn ba ba 10 - 30%.

Anh_5.JPG

Cua đinh được nuôi nhiều vì có sức đề kháng, ưu điểm vượt trội so với ba ba. Năm đầu, cua tăng trưởng chậm, nhưng từ năm thứ hai trở đi khá nhanh, tăng khoảng 2 - 3 kg/năm. Từ khi thả nuôi đến 3 năm, cân nặng đạt từ 4 đến 5 kg/con và được chọn để cho sinh sản. Mỗi năm, cua đinh sẽ cho sinh sản 3 đợt, mỗi đợt 10 đến 15 trứng. Tỷ lệ ấp ứng nở khoảng 70%.

Anh_6.JPG

Một trong những trang trại nuôi cua đinh nức tiếng ở Hậu Giang là của bà Trịnh Thị Nguyệt (ấp Phú Khởi, xã Thạnh Hòa, huyện Châu Thành A, Hậu Giang). Bà Nguyệt có biệt danh là “nữ hoàng cua đinh”, với số lượng nuôi trên 2.000 con lớn nhỏ.

Anh_8.JPG

Còn hộ ông Đinh Công Thủ ở ấp Láng Hầm B, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, Hậu Giang với 250 cua đinh bố mẹ. Từ các cặp bố mẹ này, mỗi năm, cua đinh nuôi tại trang trại của ông Thủ cho ra đời 2.500 cua giống, đem về thu nhập trên 350 triệu đồng/năm.

Anh_9.JPG

Cua đinh giống được chia làm 3 loại, loại 1 từ khi nở đến 2 tuần tuổi bán với giá 300.000 đồng/con, loại từ 1 đến 2 tháng giá bán 500.000 đồng/con, và loại 3 giá 600.000 đồng/con là cua 3 - 4 tháng tuổi.

Anh_11.JPG

Ông Thủ cho biết, cua đinh bố mẹ được nuôi trong bể xi măng diện tích khoảng 15 m2/bể, theo tỷ lệ 1 con đực, 4 - 5 con cái để cho sinh sản. Theo ông, với cách này, người nuôi sẽ dễ dàng quản lý trứng, kiểm soát được quá trình sinh trưởng của cua đinh.

Anh_12.JPG

Cua đinh có nguồn thức ăn khá đa dạng, từ đầu xú, tép, cá tạp, ốc bươu vàng, cá biển đến thức ăn công nghiệp. Ông Thủ cho biết, để tăng lợi nhuận và giảm bớt chi phí, người nuôi nên kiếm thức ăn tự nhiên cho cua. Các loại dễ kiếm nhất là cá tạp, ốc bươu vàng...

Anh_14.JPG

Từ những thành công và kinh nghiệm đạt được ông Thủ chia sẻ: “Nuôi cua đinh nguồn nước phải sạch. Mỗi ao với diện tích 500 m2 thuận tiện cho việc phân loại và thu hoạch, mật độ thả nuôi 5 con/m2. Mực nước trong ao nuôi dao động từ 1 đến 1,5 m3. Từ khi thả nuôi đến 1 năm sẽ tiến hành phân loại đực cái, nuôi tiếp 1 năm sẽ thu hoạch. Chi phí cho 1 kg cua đinh thịt khoảng 80.000 đồng.

Anh_15.JPG

Để cua đinh mau tăng trọng và ít bệnh, người nuôi nên làm bè bằng tre, tàu dừa để cua lên sưởi ấm, cho nước sông ra vào theo thủy triều và xử lý nước bằng thuốc hàng tháng. Ao nuôi xung quanh được rào bằng tole xi măng.

Anh_16.JPG

Hiện tại, cua đinh thương phẩm loại 1, cân nặng 2 - 5 kg giá bán khoảng 600.000 đồng/kg, loại 2 (5 - 10 kg) giá 550.000 đồng/kg, loại nặng 10 - 20 kg bán với giá 500.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi con cua đinh loại 3 có thể có giá hàng chục triệu đồng. Còn cua đinh bố mẹ cân nặng 4 - 5 kg được bán với giá khoảng 1 triệu đồng/kg. Ở miền Tây, giá cua đinh giống rất cao,

Anh_18.jpg
Phóng to
Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi - Hậu Giang, cho biết, năm 2009, 11 xã viên tại Hợp tác xã này thả nuôi 40.000 con ba ba và 1.000 con cua đinh. Đến nay, số cua đinh tăng lên khoảng 3.000 con, đem về thu nhập ổn định.
 


Cua đinh chỉ là phù du thôi
Capturecda.JPG
Nhìn cua mà đoán ra được tương lai chủ của nó
 
Last edited by a moderator:
Sao lại là Phù Du? Cua Đinh sẽ là món ăn
của tương lai. Có thể giá sẽ thấp xuống
một chút, nhưng số người ăn sẽ tăng lên
gấp mười, gấp trăm. Tôi tin vào Cua Đinh.
 
Bác nói đúng mặt tích cực của nó. Nhưng chưa nói về mặt tiêu cực.
Mặt tiêu cực của nó là có nhiều loài rùa mai mềm, người tiêu dùng khó mà phân biệt được đâu là thịt cua đinh đâu là các loài khác.(kể cả trong nghề). Trong khi thịt chúng ko chênh lệch nhau là mấy (loài khác giá rất rẻ)
Nói về kỹ thuật chăn nuôi cua đinh thì còn rất nhiều vấn đề. Dễ thì rất dễ, nhưng cũng rất khó.
Nói về bão thì có lẽ đã bão từ cái thời nữ hoàng cua đinh lên ti zi (2010) cơ.
Tại sao bà nữ hoàng cua có đàn bố mẹ khủng mà lại dậm chân tại chổ?, ko phát triển đại trà lên được? Đành bán giống lấy tiền? Đi mua đầu này bán đầu kia?
Con giống thì đắt đỏ 350 ngàn/con, chiếm một nửa con cua đinh thương phẩm nuôi trong 1 năm rồi nuôi ... sao lời? (chưa tính hao hụt)
....còn nhiều nữa....chán lắm
bác @anhmytran
 
Last edited by a moderator:
Nhìn đàn cua con sắp chết hết !
Như vậy là phù du đó các bác à !!!
Cách nuôi và môi trường nhốt như vậy thì thất bại 100% .
Không muốn nói thẳng ra nhưng vì các bác cứ lòng vòng nên đành huỵch toẹt vậy ...
 
sao không đem ra Hồ Gươm thả vào làm bạn cụ rùa nhỉ
 

Nói huỵch toẹt ra vậy thì tôi hiểu ngay.
Cám ơn bạn.

Tôi có cảm giác (không kết luận chắc chắn)
miền Nam, cụ thể là miền Tây, chăn nuôi thủy
sản dễ dàng. Mấy con có tiếng tăm như Cua
Đinh, Lươn, Cá Chình, Cá Lóc, Diêu Hồng, Tôm
Cua Biển, vân vân sao lại không lên như diều,
mà chỉ bốc đồng chốc lát, rồi lại tà tà như đi
xuống vậy nhỉ?

Nếu chỉ vì đất chật, thì mua thêm đất mà kinh
doanh chứ? Có lẽ không phải vấn đề diện tích
mà thôi. Tôi nghĩ, có thể Trung Quốc người dân
cũng bị thổi phồng một dạo, rồi họ trở lại bình
thường, thì mấy con đặc sản cũng hết đất kinh
doanh luôn. Gỗ Sưa có lẽ cũng chẳng bán đắt nữa
rồi. Con Nhím đã từng lên báo địa phương ở TQ
rằng, người ta cố lên thành phố vào tiệm ăn một
đĩa thịt Nhím cho biết. Có lẽ mỗi người gắng ăn
một đĩa, rồi sau đó thịt Nhím bị ế chăng? Thế thì
Cua Đinh bán đi Trung Quốc cũng bị ế thôi.
 


Back
Top