Nước thải chăn nuôi phải đạt chuẩn... “người cũng uống được“

Quy định các trang trại chăn nuôi có quy mô trên 1.000 con heo phải đạt được tiêu chuẩn nước thải ra môi trường là loại A (tức loại cao nhất mà con người có thể uống được), theo đánh giá của các doanh nghiệp là khắt khe đến mức vô lý.
Trong khi nhà nước đang khuyến khích chăn nuôi đầu tư trang trại để sản xuất với quy mô lớn, hạn chế dịch bệnh thì chính quy định về nước thải trong chăn nuôi lại đang cản trở điều này.

Nước thải nuôi heo phải đạt loại A

Ông Phạm Đức Bình- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình (tỉnh Đồng Nai) cho biết, ở Đồng Nai đang có chính sách khuyến khích chăn nuôi lớn, quy mô trang trại nhưng thực tế người chăn nuôi không thể thực hiện được điều này do vấp phải rào cản quá lớn là các tiêu chuẩn về nước thải trong chăn nuôi. “Cụ thể, Bộ Tài nguyên -Môi trường (TNMT) quy định, các trang trại chăn nuôi có quy mô trên 1.000 con heo phải đạt được tiêu chuẩn nước thải ra môi trường là loại A, tức loại cao nhất mà con người có thể uống được”.



iuuxtrai_heo_heo_o_dnai_jqwl.jpg

Trang trại chăn nuôi đang bị bắt bí vì quy định nước thải. Ảnh: N.M
Về quy định nước thải loại A các doanh nghiệp (DN) cho rằng khắt khe đến mức vô lý. “Bởi thực tế chúng tôi đã làm hết mọi cách nhưng vẫn không thể nào đạt được” – ông Nguyễn Khánh, một nhà chăn nuôi ở xã Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai nói. Ông Khánh cho biết cách đây 2 năm, ông có đầu tư một trang trại heo mười mấy ngàn con thương phẩm ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Và ông đã bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước sinh hoạt khu nuôi… “Ấy vậy mà nước thải ra vẫn không đạt nước loại A. Tôi tức quá, mời cả cán bộ của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai xuống tư vấn, chỉ bảo cách làm… Nhưng kết quả nghiệm thu cả chục lần nước thải vẫn không ra loại A” – ông Khánh bực bội.

Sau khi đã làm tất cả mọi cách mà không được, các DN đã chứng minh rằng đây là một quy định vô lý bởi nó không khả thi. “Các chỉ tiêu môi trường áp dụng cho chăn nuôi chẳng khác gì so với các khu công nghiệp. Nghĩa là các trại heo cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn, nồng độ lưu huỳnh, cácbon, nitơ, chì, kẽm, phốtpho, chất rắn lơ lửng, chất rắn hoà tan... Mà trong nuôi heo làm gì có chất thải là đồng, chì, kẽm… Nếu có mấy thứ này con heo làm sao sống?” – ông Nguyễn Văn Ngọc, người chăn nuôi ở Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu bức xúc.

Khắt khe và vô lý

Ông Phan Minh Báu- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai thừa nhận rằng tiêu chuẩn phải có nước thải ra môi trường đạt loại A đang làm khó người chăn nuôi và cản trở phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn. Bởi cho đến hiện nay vẫn chưa có trang trại heo nào có quy mô trên 1.000 con heo đạt được tiêu chuẩn này.

Ông Âu Thanh Long- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cho rằng đây là một quy định áp đặt của Bộ TNMT bởi tiêu chuẩn này đang cao hơn Thái Lan gấp 10 lần, Malaysia 12 lần với chăn nuôi heo mà thực tế không cần như thế. Và quy định này đang gây lãng phí lớn một nguồn tài nguyên phân bón cho đồng ruộng, cây cối. Bởi nước thải ra từ chăn nuôi là nguồn phân bón rất tốt tưới cho cây trồng nhưng khi xử lý thành tiêu chuẩn loại A, tức con người uống được, thì nó đã mất đi các tính năng này. “Suy cho cùng, chất thải từ chăn nuôi không phải là chất độc, không giống như nước và chất thải công nghiệp là hóa chất độc hại với môi trường, con người, cần kiểm soát chặt trước khi thải ra” – ông Long phân tích.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng không dùng được nước thải trong chăn nuôi để tưới bón cho cây trồng là một sự lãng phí rất lớn. Các quốc gia trên thế giới đều cho phép dùng nước thải chăn nuôi để tưới cây thì tại sao Việt Nam lại cấm?


Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải loại A được đánh giá qua 33 tiêu chí như: Asen 0,05mg/l, chì 0,1mg/l chất rắn lơ lửng 50mg/l, Clo dư 1mg/l, tổng hóa chất BVTV clo hữu cơ 0,05mg/l...
 
cả việt nam chắc chưa ai làm được .nhưng vẫn nuôi bình thường đó thôi .tiêu chuẩn cao chỉ tạo kẽ hở cho mấy quan môi trường.
cả việt nam chắc chưa ai làm được .nhưng vẫn nuôi bình thường đó thôi .tiêu chuẩn cao chỉ tạo kẽ hở cho mấy quan môi trường.
 
không biết nhà nước nghĩ gì nữa. dân còn ko có cơm mà ăn nói gì đầu tư 1 trang trại có quy mô xử lý nước thải đạt loại A. rãnh rỗi sinh nông nỗi
 
Quy định các trang trại chăn nuôi có quy mô trên 1.000 con heo phải đạt được tiêu chuẩn nước thải ra môi trường là loại A (tức loại cao nhất mà con người có thể uống được), theo đánh giá của các doanh nghiệp là khắt khe đến mức vô lý.
Trong khi nhà nước đang khuyến khích chăn nuôi đầu tư trang trại để sản xuất với quy mô lớn, hạn chế dịch bệnh thì chính quy định về nước thải trong chăn nuôi lại đang cản trở điều này.

Nước thải nuôi heo phải đạt loại A

Ông Phạm Đức Bình- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình (tỉnh Đồng Nai) cho biết, ở Đồng Nai đang có chính sách khuyến khích chăn nuôi lớn, quy mô trang trại nhưng thực tế người chăn nuôi không thể thực hiện được điều này do vấp phải rào cản quá lớn là các tiêu chuẩn về nước thải trong chăn nuôi. “Cụ thể, Bộ Tài nguyên -Môi trường (TNMT) quy định, các trang trại chăn nuôi có quy mô trên 1.000 con heo phải đạt được tiêu chuẩn nước thải ra môi trường là loại A, tức loại cao nhất mà con người có thể uống được”.



iuuxtrai_heo_heo_o_dnai_jqwl.jpg

Trang trại chăn nuôi đang bị bắt bí vì quy định nước thải. Ảnh: N.M
Về quy định nước thải loại A các doanh nghiệp (DN) cho rằng khắt khe đến mức vô lý. “Bởi thực tế chúng tôi đã làm hết mọi cách nhưng vẫn không thể nào đạt được” – ông Nguyễn Khánh, một nhà chăn nuôi ở xã Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai nói. Ông Khánh cho biết cách đây 2 năm, ông có đầu tư một trang trại heo mười mấy ngàn con thương phẩm ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Và ông đã bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước sinh hoạt khu nuôi… “Ấy vậy mà nước thải ra vẫn không đạt nước loại A. Tôi tức quá, mời cả cán bộ của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai xuống tư vấn, chỉ bảo cách làm… Nhưng kết quả nghiệm thu cả chục lần nước thải vẫn không ra loại A” – ông Khánh bực bội.

Sau khi đã làm tất cả mọi cách mà không được, các DN đã chứng minh rằng đây là một quy định vô lý bởi nó không khả thi. “Các chỉ tiêu môi trường áp dụng cho chăn nuôi chẳng khác gì so với các khu công nghiệp. Nghĩa là các trại heo cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn, nồng độ lưu huỳnh, cácbon, nitơ, chì, kẽm, phốtpho, chất rắn lơ lửng, chất rắn hoà tan... Mà trong nuôi heo làm gì có chất thải là đồng, chì, kẽm… Nếu có mấy thứ này con heo làm sao sống?” – ông Nguyễn Văn Ngọc, người chăn nuôi ở Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu bức xúc.

Khắt khe và vô lý

Ông Phan Minh Báu- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai thừa nhận rằng tiêu chuẩn phải có nước thải ra môi trường đạt loại A đang làm khó người chăn nuôi và cản trở phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn. Bởi cho đến hiện nay vẫn chưa có trang trại heo nào có quy mô trên 1.000 con heo đạt được tiêu chuẩn này.

Ông Âu Thanh Long- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cho rằng đây là một quy định áp đặt của Bộ TNMT bởi tiêu chuẩn này đang cao hơn Thái Lan gấp 10 lần, Malaysia 12 lần với chăn nuôi heo mà thực tế không cần như thế. Và quy định này đang gây lãng phí lớn một nguồn tài nguyên phân bón cho đồng ruộng, cây cối. Bởi nước thải ra từ chăn nuôi là nguồn phân bón rất tốt tưới cho cây trồng nhưng khi xử lý thành tiêu chuẩn loại A, tức con người uống được, thì nó đã mất đi các tính năng này. “Suy cho cùng, chất thải từ chăn nuôi không phải là chất độc, không giống như nước và chất thải công nghiệp là hóa chất độc hại với môi trường, con người, cần kiểm soát chặt trước khi thải ra” – ông Long phân tích.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng không dùng được nước thải trong chăn nuôi để tưới bón cho cây trồng là một sự lãng phí rất lớn. Các quốc gia trên thế giới đều cho phép dùng nước thải chăn nuôi để tưới cây thì tại sao Việt Nam lại cấm?


Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải loại A được đánh giá qua 33 tiêu chí như: Asen 0,05mg/l, chì 0,1mg/l chất rắn lơ lửng 50mg/l, Clo dư 1mg/l, tổng hóa chất BVTV clo hữu cơ 0,05mg/l...

Quá đúng !!!

Có tiền nuôi cả ngàn con heo thì thuộc dạng khá rồi - chứ không còn dạng nghèo nữa - mà đả khá nếu không bóp mũi lỡ nó giàu lên thì sao mà quản lý kịp - cắt cổ khi cầm tiền tỉ là quá nương tay rồi - còn la lối gì nữa .

Chiêu này anh củng phải mất mấy phút suy nghĩ và mấy ngày ra quy định để cắt cổ bọn mày đấy - kha kha !!!
Mổi trại anh củng kiếm được vài chục / năm - kha kha !!!
 
nhà cô mình có nuôi mấy chục con heo, bây giờ học ít quá nên không biết thế nào là đạt chuẩn. không biết mấy cán bộ nn có hỗ trợ nếm thử nước phân heo nhà cô mình để xem có đạt chuẩn không nhỉ
 
Có thể áp dụng mô hình bioga cho các hộ chăn nuôi lợn được đó, vừa đảm bảo được chất lượng nước thải ko ảnh hưởng đến mỗi trường và còn có khí ga để đốt và tận dụng được nước thải tưới cho cây
 
Các cán bộ có giỏi thì nhảy vào mà làm xem có được không cho nông dân chúng tôi đỡ khổ
 
Quy định các trang trại chăn nuôi có quy mô trên 1.000 con heo phải đạt được tiêu chuẩn nước thải ra môi trường là loại A (tức loại cao nhất mà con người có thể uống được), theo đánh giá của các doanh nghiệp là khắt khe đến mức vô lý.
Trong khi nhà nước đang khuyến khích chăn nuôi đầu tư trang trại để sản xuất với quy mô lớn, hạn chế dịch bệnh thì chính quy định về nước thải trong chăn nuôi lại đang cản trở điều này.

Nước thải nuôi heo phải đạt loại A

Ông Phạm Đức Bình- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình (tỉnh Đồng Nai) cho biết, ở Đồng Nai đang có chính sách khuyến khích chăn nuôi lớn, quy mô trang trại nhưng thực tế người chăn nuôi không thể thực hiện được điều này do vấp phải rào cản quá lớn là các tiêu chuẩn về nước thải trong chăn nuôi. “Cụ thể, Bộ Tài nguyên -Môi trường (TNMT) quy định, các trang trại chăn nuôi có quy mô trên 1.000 con heo phải đạt được tiêu chuẩn nước thải ra môi trường là loại A, tức loại cao nhất mà con người có thể uống được”.



iuuxtrai_heo_heo_o_dnai_jqwl.jpg

Trang trại chăn nuôi đang bị bắt bí vì quy định nước thải. Ảnh: N.M
Về quy định nước thải loại A các doanh nghiệp (DN) cho rằng khắt khe đến mức vô lý. “Bởi thực tế chúng tôi đã làm hết mọi cách nhưng vẫn không thể nào đạt được” – ông Nguyễn Khánh, một nhà chăn nuôi ở xã Hưng Thịnh, Trảng Bom, Đồng Nai nói. Ông Khánh cho biết cách đây 2 năm, ông có đầu tư một trang trại heo mười mấy ngàn con thương phẩm ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. Và ông đã bỏ ra hơn 3 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thu gom nước sinh hoạt khu nuôi… “Ấy vậy mà nước thải ra vẫn không đạt nước loại A. Tôi tức quá, mời cả cán bộ của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai xuống tư vấn, chỉ bảo cách làm… Nhưng kết quả nghiệm thu cả chục lần nước thải vẫn không ra loại A” – ông Khánh bực bội.

Sau khi đã làm tất cả mọi cách mà không được, các DN đã chứng minh rằng đây là một quy định vô lý bởi nó không khả thi. “Các chỉ tiêu môi trường áp dụng cho chăn nuôi chẳng khác gì so với các khu công nghiệp. Nghĩa là các trại heo cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, tiếng ồn, nồng độ lưu huỳnh, cácbon, nitơ, chì, kẽm, phốtpho, chất rắn lơ lửng, chất rắn hoà tan... Mà trong nuôi heo làm gì có chất thải là đồng, chì, kẽm… Nếu có mấy thứ này con heo làm sao sống?” – ông Nguyễn Văn Ngọc, người chăn nuôi ở Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu bức xúc.

Khắt khe và vô lý

Ông Phan Minh Báu- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai thừa nhận rằng tiêu chuẩn phải có nước thải ra môi trường đạt loại A đang làm khó người chăn nuôi và cản trở phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn trên địa bàn. Bởi cho đến hiện nay vẫn chưa có trang trại heo nào có quy mô trên 1.000 con heo đạt được tiêu chuẩn này.

Ông Âu Thanh Long- Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam Bộ, Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Duy Cường (Đồng Nai) cho rằng đây là một quy định áp đặt của Bộ TNMT bởi tiêu chuẩn này đang cao hơn Thái Lan gấp 10 lần, Malaysia 12 lần với chăn nuôi heo mà thực tế không cần như thế. Và quy định này đang gây lãng phí lớn một nguồn tài nguyên phân bón cho đồng ruộng, cây cối. Bởi nước thải ra từ chăn nuôi là nguồn phân bón rất tốt tưới cho cây trồng nhưng khi xử lý thành tiêu chuẩn loại A, tức con người uống được, thì nó đã mất đi các tính năng này. “Suy cho cùng, chất thải từ chăn nuôi không phải là chất độc, không giống như nước và chất thải công nghiệp là hóa chất độc hại với môi trường, con người, cần kiểm soát chặt trước khi thải ra” – ông Long phân tích.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng không dùng được nước thải trong chăn nuôi để tưới bón cho cây trồng là một sự lãng phí rất lớn. Các quốc gia trên thế giới đều cho phép dùng nước thải chăn nuôi để tưới cây thì tại sao Việt Nam lại cấm?


Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải loại A được đánh giá qua 33 tiêu chí như: Asen 0,05mg/l, chì 0,1mg/l chất rắn lơ lửng 50mg/l, Clo dư 1mg/l, tổng hóa chất BVTV clo hữu cơ 0,05mg/l...
Mấy quan bộ "Tài - Môi" lại được phen lập thành tích đây, các cán bộ có giỏi thì xử lý giùm Tôi nước thải chăn nuôi 100 con heo thịt trước đi, Tôi tạ các ông bà cô bác anh chị nào làm giúp rồi sẽ thực hiện theo đúng chỉ thị.
 
gio het chieu kiem tien nen fai de cho ho kiem tien voi chu may chu,,may chu lam the vo con ho lay gi an,,fai ko cac can bo thu y,,dang cap la quyen luc co trong tay ma,,hihi
 
Sáng cắp ô đi, chiều về, đút chân gầm bàn nghĩ ra những việc viển vông. Đồng ý là chất lượng cs, mt phải được cải thiện nâng cao nhung ko phải vì thế mà đưa ra những sáng kiến của người thiếu hiểu biết . Quy định phải đi kèm hướng dẫn, xem họ huướng dẫn bà con ntn?
 
Nuôi 1000 con heo nếu không bệnh tật, cũng chỉ có lãi đến 1 tỷ đồng. Nhưng nếu xây dựng trạm xử lý nước thải đến loại A ( uống được) thì chi phí xử lý nước thải vào khoảng 250 ngàn đồng/ mét khối. Một con heo mỗi ngày cả nước tiểu và nước tắm cũng hết tối thiểu 20 lít, 1000 con khoảng 20 mét khối, tiền xử lý nước tốn cỡ 5 triệu đồng/ ngày. Chi phí xây dựng hệ thống xử lý khoảng 2 -3 tỷ đồng. Riêng tiền xử lý nước thải 1 năm tốn khoảng 1,7 tỷ đồng. Doanh nghiệp hay hộ gia đình còn dám nuôi heo không?
Trồng trọt và chăn nuôi có mối quan hệ mật thiết. Chất thải từ 1000 con heo có thể làm màu mỡ cho 10 ha đất nông nghiệp. Vì vậy Bộ nông nghiệp nên khuyến khích các hộ dân chăn nuôi và trồng trọt kết hợp với nhau. Lập trang trại chăn nuôi trong nông trường trồng cây công nghiệp, cách xa khu dân cư từ 200 mét trở lên. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao nhất.
 
Nuôi 1000 con heo nếu không bệnh tật, cũng chỉ có lãi đến 1 tỷ đồng. Nhưng nếu xây dựng trạm xử lý nước thải đến loại A ( uống được) thì chi phí xử lý nước thải vào khoảng 250 ngàn đồng/ mét khối. Một con heo mỗi ngày cả nước tiểu và nước tắm cũng hết tối thiểu 20 lít, 1000 con khoảng 20 mét khối, tiền xử lý nước tốn cỡ 5 triệu đồng/ ngày. Chi phí xây dựng hệ thống xử lý khoảng 2 -3 tỷ đồng. Riêng tiền xử lý nước thải 1 năm tốn khoảng 1,7 tỷ đồng. Doanh nghiệp hay hộ gia đình còn dám nuôi heo không?
Trồng trọt và chăn nuôi có mối quan hệ mật thiết. Chất thải từ 1000 con heo có thể làm màu mỡ cho 10 ha đất nông nghiệp. Vì vậy Bộ nông nghiệp nên khuyến khích các hộ dân chăn nuôi và trồng trọt kết hợp với nhau. Lập trang trại chăn nuôi trong nông trường trồng cây công nghiệp, cách xa khu dân cư từ 200 mét trở lên. Có như vậy mới đạt hiệu quả cao nhất.

Vụ này thì bác còn lạ gì! Đặt ra tiêu chuẩn đó không phải là để bảo vệ môi trường mà là để vòi tiền chủ trang trại.
 
Back
Top