Nuôi bướm

  • Thread starter le minh toan
  • Ngày gửi
Em mới đọc trên mạng thấy có người nuôi được bướm để xuất khẩu rất hay nhưng không biết ở đâu có bán loại giống này. Cách nuôi như thế nào. Trên diễn đàn đã có ai nhân nuôi thành công loại côn trùng này thì cho em học hỏi ít kinh nghiệm với ạ. Em cảm ơn mọi người rất nhiều ạ !
 


chào bạn,
Nuôi bướm thì chúng ta cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
1. Con giống: để có giống chúng ta không thể bắt các con bướm cái ở tự nhiên về cho đẻ được, thường thì chọn cách gây giống bằng việc thu trứng hoặc sâu con.
- Mỗi loại bướm sẽ có 1 cây chủ khác nhau: như 1 bướm Papilio demolesus sẽ chọn cây chi Citrus làm cây chủ. Vì vậy muốn thu được trứng hay sâu con thì cần tìm đúng cây chủ mới thu được trứng

2. Thức ăn: để nuôi sâu thì bắt buộc phải tìm đúng loại cây bướm đã đẻ trứng thì mới lấy lá được. không thể cho ăn lá cây khác, kể cả lá cùng họ. Cũng như từng loại bướm sẽ có thức ăn khác nhau, có loại thích ăn mật hoa, có loại thích ăn trái cây lên men. Bướm đực thì cần muối khoáng


3. Nhiệt độ - độ ẩm: để bướm phát triển thì cần duy trì nhiệt độ thích nghi, nóng quá cũng không được, lạnh thì còn có hy vọng. Cũng như độ ẩm, khu nuôi luôn bắt buộc duy trì độ ẩm từ 80%.

Vài dòng chia sẽ cùng bạn.
 


Nếu không đọc bài viết của bạn Duyscout thì chắc tui phải còn mày mò khá lâu trong việc thử nghiệm nuôi bướm. Cảm ơn bạn đã "cứu" thời gian (cũng như tiền bạc) của tui.Vậy là hiểu thêm được 1 câu : RAU NÀO SÂU NẤY.
 
Nếu không đọc bài viết của bạn Duyscout thì chắc tui phải còn mày mò khá lâu trong việc thử nghiệm nuôi bướm. Cảm ơn bạn đã "cứu" thời gian (cũng như tiền bạc) của tui.Vậy là hiểu thêm được 1 câu : RAU NÀO SÂU NẤY.

Chào bạn,

Không biết bạn đang ở đâu và nuôi được loại bướm nào rồi. Nếu ở gần, tôi giúp gì được tôi sẽ hướng dẫn thêm cho.

Nhớ có đợt tui tìm được con Kaniska canace Linnaeus , con này khá là đẹp nhưng nuôi sâu nó đuối luôn, nó ăn 1 loại lá thuộc họ smilax, mà họ này thì có tới hơn 30 loài, tìm và thử muốn khùng luôn mới ra được loại mà nó ăn.
 
Việc bán giống theo tôi được biết là hình như không có ai bán hết. Hồi đó giờ tôi toàn tự đi bắt hoặc nhờ các sinh viên đi thu trứng về rồi ấp nở thôi.
Thật sự nuôi bướm không khó, chỉ khó là nhân giống cho cây chủ phát triển nhanh kịp với sức ăn của bướm thôi.
Tôi đã nuôi thành công 1 số họ bướm phượng, bướm cải, bướm giáp.
 
Ghép đôi bướm thì cũng như ghép đôi Ngài thôi.
*
Chọn kén: Kén Ngài đực thì thon dài. Kén Ngài cái thì tròn.
Sau khi Ngài cắn kén chui ra, thì chúng tự ghép đôi, rồi đẻ
trứng. Ta úp con Ngài cái sau khi phối với con đực vào trong
một cái bát trên mảnh giấy bản, thì Ngài cái đẻ trứng sát nhau
dính trên mặt giấy bản. Vứt Ngài đi cho gà ăn. Mấy ngày sau,
trứng màu trắng trong đổi màu đen bên trong, rồi tằm con chui
ra, thì rắc dâu thái nhỏ như thuốc lá lên cho chúng ăn.
*
Tỷ lệ Ngài đực cái là 1/1. Sau khi Ngài chui khỏi kén vài giờ
là giao phối ngay, cánh còn mới ráo, chưa bay đi đâu cả. Chúng
chẳng cần bay đi tìm nhau, vì ta đã đặt chúng ở cạnh nhau rồi.
*
Chịu khó hỏi người nuôi Tằm, rồi suy nghĩ coi vì sao lại làm vậy
Cũng chẳng khó hiểu lắm đâu. Ví dụ, úp bát thì nó khỏi đẻ lung
tung thôi. Vì sao úp lên giấy bản: xốp, thoáng khí. Nếu úp lên
giấy thường, thì Ngài mẹ bị chết ngạt. Vân vân.
*
Nhưng mà bạn hỏi nhiều quá mà chẳng chịu làm gì cả?
Bác Hồ mà cứ hỏi cụ Lê Nin như vậy thì làm gì có
Cách Mạng Tháng Tám?
*
Kiến thức của bác thật là sâu rộng! cám ơn bác
 


Back
Top