Sau 3 năm tập trung nghiên cứu, thử nghiệm trên nhiều môi trường và vật liệu khác nhau, mới đây Thượng tọa Thích Huệ Đăng cùng tập thể các kỹ sư, kỹ thuật viên Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang, TP. Đà Lạt đã nhân giống và trồng thành công giống sâm quí Ngọc Linh bằng phương pháp nuôi cấy mô tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Thượng tọa Thích Huệ Đăng, GĐ Công ty đồng thời là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Nhân giống và di thực giống sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng”, cho biết: Sâm Ngọc Linh (còn gọi là sâm Việt Nam hay sâm Q5) xuất hiện chủ yếu quanh khu vực núi Ngọc Linh thuộc 2 huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, là loại dược liệu có giá trị kinh tế rất cao nhưng việc nhân giống bằng hạt như nông dân vẫn làm từ trước tới nay gặp rất nhiều khó khăn.
Cây mọc tự nhiên phải mất 6-8 năm mới ra hoa, kết quả nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm đạt rất thấp, thông thường gieo 10 hạt, chỉ có 5-6 hạt nẩy mầm, nhiều khi chỉ có 3-4 cây phát triển được. Mặt khác việc khai thác tự do của dân có tính chất hủy diệt đang làm cho nguồn gen quí của sâm Ngọc Linh có nguy cơ bị diệt chủng.
Xuất phát từ yêu cầu bảo tồn giống sâm quí Ngọc Linh và nhu cầu về giống để mở rộng diện tích trồng của bà con 2 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và nhiều địa phương khác của nước ta có điều kiện tự nhiên tương đồng như nơi nguyên sản là rất lớn, năm 2008 vị chân tu ngoài 70 tuổi Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã lặn lội đến tận nơi núi Ngọc Linh sưu tầm đúng giống sâm quí Ngọc Linh để cùng với các kỹ sư và kỹ thuật viên trong Công ty THNH Hoa lan Thanh Quang do ông làm giám đốc tiến hành nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô để gây trồng nhằm chữa bệnh cứu người như giáo lý nhà phật dạy.
Sau khi được khử trùng, mô tế bào từ mầm củ được cấy vào môi trường và nuôi giữ ở điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 22oC trong phòng mô để tạo phôi. Sau một thời gian các phôi sẽ tiếp tục được cấy chuyển để tạo cụm chồi và nhân nhanh các cụm chồi. Sau đó các cụm chồi sẽ được tách ra để đưa vào môi trường tạo rễ và giúp cho cây quen dần với điều kiện tự nhiên trước khi đưa trồng trên giá thể đất trong vườn ươm. Sau 2 năm nghiên cứu và nhân trồng thử nghiệm, giờ đây Công ty THNH Hoa lan Thanh Quang đã nhân giống vô tính được khoảng 50.000 cây giống sâm Ngọc Linh hiện đang được nuôi trong phòng nuôi cấy mô của công ty tại khu vực hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt, dự kiến thời gian tới sẽ được cung ứng cho nông dân nhiều khu vực thích hợp ở Kon Tum và Quảng Nam để trồng.
Giữa tháng 10/2010 công ty đã chuyển cho một đơn vị chuyên trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Đăc Tô, tỉnh Kon Tum 4.000 cây trồng thử nghiệm, kết quả cây phát triển rất tốt. Sau 1 năm rưỡi đưa trồng thử nghiệm trong khu vực nhà lưới của công ty những cây giống sâm Ngọc Linh nhân giống vô tính tỏ ra khá thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt, tỷ lệ cây sống đạt rất cao, trên 75%, một số cây đã bắt đầu hình thành củ có chất lượng tương tự như củ sâm nơi nguyên sản.
Đánh giá kết quả của đề tài, TS. Phạm S, GĐ Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây đã có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước đầu tư khá lớn cho công tác nghiên cứu nhân giống cây sâm Ngọc Linh theo phương pháp vô tính nhưng mức độ thành công còn rất hạn chế. Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang đã tổ chức nghiên cứu và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô thành công có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Nếu việc trồng sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng thành công thì đây sẽ là việc làm rất có ý nghĩa trong việc mở rộng qui mô trồng sâm Ngọc Linh thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao ra các vùng khác ở Việt Nam có khí hậu tương đồng như ở vùng núi Ngọc Linh huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Thượng tọa Thích Huệ Đăng, GĐ Công ty đồng thời là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học “Nhân giống và di thực giống sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng”, cho biết: Sâm Ngọc Linh (còn gọi là sâm Việt Nam hay sâm Q5) xuất hiện chủ yếu quanh khu vực núi Ngọc Linh thuộc 2 huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, là loại dược liệu có giá trị kinh tế rất cao nhưng việc nhân giống bằng hạt như nông dân vẫn làm từ trước tới nay gặp rất nhiều khó khăn.
Cây mọc tự nhiên phải mất 6-8 năm mới ra hoa, kết quả nhưng tỷ lệ hạt nẩy mầm đạt rất thấp, thông thường gieo 10 hạt, chỉ có 5-6 hạt nẩy mầm, nhiều khi chỉ có 3-4 cây phát triển được. Mặt khác việc khai thác tự do của dân có tính chất hủy diệt đang làm cho nguồn gen quí của sâm Ngọc Linh có nguy cơ bị diệt chủng.
Xuất phát từ yêu cầu bảo tồn giống sâm quí Ngọc Linh và nhu cầu về giống để mở rộng diện tích trồng của bà con 2 tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và nhiều địa phương khác của nước ta có điều kiện tự nhiên tương đồng như nơi nguyên sản là rất lớn, năm 2008 vị chân tu ngoài 70 tuổi Thượng tọa Thích Huệ Đăng đã lặn lội đến tận nơi núi Ngọc Linh sưu tầm đúng giống sâm quí Ngọc Linh để cùng với các kỹ sư và kỹ thuật viên trong Công ty THNH Hoa lan Thanh Quang do ông làm giám đốc tiến hành nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô để gây trồng nhằm chữa bệnh cứu người như giáo lý nhà phật dạy.
Sau khi được khử trùng, mô tế bào từ mầm củ được cấy vào môi trường và nuôi giữ ở điều kiện nhiệt độ từ 18 đến 22oC trong phòng mô để tạo phôi. Sau một thời gian các phôi sẽ tiếp tục được cấy chuyển để tạo cụm chồi và nhân nhanh các cụm chồi. Sau đó các cụm chồi sẽ được tách ra để đưa vào môi trường tạo rễ và giúp cho cây quen dần với điều kiện tự nhiên trước khi đưa trồng trên giá thể đất trong vườn ươm. Sau 2 năm nghiên cứu và nhân trồng thử nghiệm, giờ đây Công ty THNH Hoa lan Thanh Quang đã nhân giống vô tính được khoảng 50.000 cây giống sâm Ngọc Linh hiện đang được nuôi trong phòng nuôi cấy mô của công ty tại khu vực hồ Tuyền Lâm, TP. Đà Lạt, dự kiến thời gian tới sẽ được cung ứng cho nông dân nhiều khu vực thích hợp ở Kon Tum và Quảng Nam để trồng.
Giữa tháng 10/2010 công ty đã chuyển cho một đơn vị chuyên trồng sâm Ngọc Linh ở huyện Đăc Tô, tỉnh Kon Tum 4.000 cây trồng thử nghiệm, kết quả cây phát triển rất tốt. Sau 1 năm rưỡi đưa trồng thử nghiệm trong khu vực nhà lưới của công ty những cây giống sâm Ngọc Linh nhân giống vô tính tỏ ra khá thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Đà Lạt, tỷ lệ cây sống đạt rất cao, trên 75%, một số cây đã bắt đầu hình thành củ có chất lượng tương tự như củ sâm nơi nguyên sản.
Đánh giá kết quả của đề tài, TS. Phạm S, GĐ Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng cho biết: Thời gian gần đây đã có nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học trong nước đầu tư khá lớn cho công tác nghiên cứu nhân giống cây sâm Ngọc Linh theo phương pháp vô tính nhưng mức độ thành công còn rất hạn chế. Công ty TNHH Hoa lan Thanh Quang đã tổ chức nghiên cứu và nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô thành công có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học và thực tiễn. Nếu việc trồng sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng thành công thì đây sẽ là việc làm rất có ý nghĩa trong việc mở rộng qui mô trồng sâm Ngọc Linh thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao ra các vùng khác ở Việt Nam có khí hậu tương đồng như ở vùng núi Ngọc Linh huyện Đắc Tô, tỉnh Kon Tum và huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Bao Nong Nghiep Viet Nam
Last edited: