Dông có tất cả 4 loại: Dông lửa, dông đen, dông bột, dông rằn xám trắng, chúng sống hoang dã trên những đồi cát ngoài tự nhiên. Thịt dông màu trắng rất bổ và thơm nên được nhiều người ưa thích. Trước đây nghề đào dông, bắt và bẫy dông được coi là ngề “hái ra tiền” nhưng nay nguồn dông tự nhiên đã cạn kiệt.
Vài năm trở lại đây một số tỉnh ven biển Nam Trung bộ, người dân đã thành công với nghề nuôi dông. Công việc này đem lại hy vọng khôi phục, phát triển loài động vật đang có nguy cơ bị tận diệt và mở ra như một hướng thoát nghèo mới. Trong một lần đi công tác chúng tôi ghé thăm gia đình anh Võ Minh Sơn ở làng Từ Tâm, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, một trong những người đầu tiên đưa con dông ngoài tự nhiên về nuôi thành công. Anh Sơn cho biết: Gia đình anh đầu tư khoảng 5 triệu đồng để làm mô hình nuôi dông trong đó mua dông giống hết 2 triệu còn 3 triệu để xây dựng chuồng.
Chuồng dông giống như một động cát tự nhiên thu nhỏ rộng khoảng 70m2, dưới đáy chuồng đổ một lớp xi măng dày khoảng 1,5cm nhưng phải đảm bảo không bị úng nước khi trời mưa. Tường được xây bằng gạch cao 1,2m, đáy chuồng đổ một lớp cát dày khoảng 1m và trồng cỏ, đắp gò… tạo khoảng trống cho dông chạy nhảy, đào hang. Anh thu mua dông giống (có kích cỡ bằng ngón tay út) từ những người săn bắt tự nhiên, giống được thả với mật độ 7-10 con/m2. Một ngày chỉ cần bỏ từ 5-7 nghìn đồng để mua thức ăn cho dông, là thứ rất dễ kiếm chủ yếu là các loại rau, củ, quả.
Dông lớn rất nhanh, một năm đẻ 2-3 lần, mỗi lần đẻ 6-8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4-5 tháng có thể xuất chuồng. Gia đình chị Mai Thị Hà ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa từng có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn, không có việc làm ổn định. Do tình cờ chị biết đến nghề nuôi dông, sau một thời gian tìm hiểu chị quyết định đầu tư nuôi con nuôi mới này. Với số vốn ban đầu 6 triệu đồng, chị đầu tư 3 triệu để xây chuồng, 3 triệu mua giống 800 con giống.
Chị Hà nêu kinh nghiệm: Trong quá trình làm chuồng cần chú ý vùng đất làm chuồng không được ngập nước, trên mặt đất phải khô, xuống dưới khoảng 20 cm phải có độ ẩm, sâu xuống dưới đáy khoảng 1m ta trải lưới để tránh dông đào hang bỏ đi, chuồng phải ở nơi yên tĩnh, tránh sự rượt bắt của mèo, chuột. Tuy nhiên để chúng thích nghi nhanh với môi trường nuôi, mỗi sáng nên xịt nước vào chuồng để tạo độ ẩm cho lớp cát và tập cho dông lên ăn. Dông dễ nuôi, tỉ lệ sống 98%, chi phí đầu tư thấp, không tốn công chăm sóc như các loại vật nuôi khác.
Chị Hà bắt đầu nuôi dông từ tháng 11/2007. Sau 10 tháng nuôi chị đã xuất chuồng lứa dông đầu tiên với giá thị trường 150.000 đ/kg đã mang lại cho gia đình chị 15 triệu đồng, ngoài ra trong chuồng còn lại khoảng 20kg dông con và 300 con dông bố mẹ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa…
Hiện nay nghề nuôi dông ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ phát triển rất nhanh, là một hướng đi hiệu quả đối với những vùng đất cát và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Các nhà khoa học cần nghiên cứu về loài bò sát này để giúp người dân tạo được nguồn giống ổn định.
<!--Tac gia-->
Vài năm trở lại đây một số tỉnh ven biển Nam Trung bộ, người dân đã thành công với nghề nuôi dông. Công việc này đem lại hy vọng khôi phục, phát triển loài động vật đang có nguy cơ bị tận diệt và mở ra như một hướng thoát nghèo mới. Trong một lần đi công tác chúng tôi ghé thăm gia đình anh Võ Minh Sơn ở làng Từ Tâm, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, một trong những người đầu tiên đưa con dông ngoài tự nhiên về nuôi thành công. Anh Sơn cho biết: Gia đình anh đầu tư khoảng 5 triệu đồng để làm mô hình nuôi dông trong đó mua dông giống hết 2 triệu còn 3 triệu để xây dựng chuồng.
Chuồng dông giống như một động cát tự nhiên thu nhỏ rộng khoảng 70m2, dưới đáy chuồng đổ một lớp xi măng dày khoảng 1,5cm nhưng phải đảm bảo không bị úng nước khi trời mưa. Tường được xây bằng gạch cao 1,2m, đáy chuồng đổ một lớp cát dày khoảng 1m và trồng cỏ, đắp gò… tạo khoảng trống cho dông chạy nhảy, đào hang. Anh thu mua dông giống (có kích cỡ bằng ngón tay út) từ những người săn bắt tự nhiên, giống được thả với mật độ 7-10 con/m2. Một ngày chỉ cần bỏ từ 5-7 nghìn đồng để mua thức ăn cho dông, là thứ rất dễ kiếm chủ yếu là các loại rau, củ, quả.
Dông lớn rất nhanh, một năm đẻ 2-3 lần, mỗi lần đẻ 6-8 trứng, khoảng 10 ngày sau thì trứng nở thành con, sau 4-5 tháng có thể xuất chuồng. Gia đình chị Mai Thị Hà ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa từng có hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn, không có việc làm ổn định. Do tình cờ chị biết đến nghề nuôi dông, sau một thời gian tìm hiểu chị quyết định đầu tư nuôi con nuôi mới này. Với số vốn ban đầu 6 triệu đồng, chị đầu tư 3 triệu để xây chuồng, 3 triệu mua giống 800 con giống.
Chị Hà nêu kinh nghiệm: Trong quá trình làm chuồng cần chú ý vùng đất làm chuồng không được ngập nước, trên mặt đất phải khô, xuống dưới khoảng 20 cm phải có độ ẩm, sâu xuống dưới đáy khoảng 1m ta trải lưới để tránh dông đào hang bỏ đi, chuồng phải ở nơi yên tĩnh, tránh sự rượt bắt của mèo, chuột. Tuy nhiên để chúng thích nghi nhanh với môi trường nuôi, mỗi sáng nên xịt nước vào chuồng để tạo độ ẩm cho lớp cát và tập cho dông lên ăn. Dông dễ nuôi, tỉ lệ sống 98%, chi phí đầu tư thấp, không tốn công chăm sóc như các loại vật nuôi khác.
Chị Hà bắt đầu nuôi dông từ tháng 11/2007. Sau 10 tháng nuôi chị đã xuất chuồng lứa dông đầu tiên với giá thị trường 150.000 đ/kg đã mang lại cho gia đình chị 15 triệu đồng, ngoài ra trong chuồng còn lại khoảng 20kg dông con và 300 con dông bố mẹ. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa…
Hiện nay nghề nuôi dông ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ phát triển rất nhanh, là một hướng đi hiệu quả đối với những vùng đất cát và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân nơi đây. Các nhà khoa học cần nghiên cứu về loài bò sát này để giúp người dân tạo được nguồn giống ổn định.
<!--Tac gia-->
Theo báo Nông nghiệp