Nuôi sâu thử vận may

Khi chúng tôi đến, anh Lê Thanh Sang (Tân Phú- Tam Bình) không có ở nhà vì đang bận đi giao… sâu ở Cần Thơ. Gặp anh sau buổi giao hàng với trang phục thanh lịch như người đi dự tiệc về, anh cười thật tươi: “Ngày đi giao hàng, tối về bận… chăm sóc sâu. Cực là vậy nhưng tôi vẫn quyết định gắn bó với nghề này”.<o:p></o:p>Từ việc làm thêm thời sinh viên<o:p></o:p>Từ Quốc lộ 1A, qua đò Giáo Mẹo (Đông Thạnh, Bình Minh), sau tuyến đường đan là con đường đất đá ngoằn ngoèo… chúng tôi đến nhà anh ở ấp Phú Thành- một ấp thuộc vùng sâu của xã Tân Phú (Tam Bình).<o:p></o:p>
52048.JPG
Anh Lê Thanh Sang với khay đựng sâu thành phẩm.<o:p></o:p>

<tbody>
</tbody>

Kinh tế gia đình khó khăn nên từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường, chàng sinh viên năm 2 ngành Sư phạm Lý (Đại học Cần Thơ) luôn trăn trở tìm việc làm trang trải chi phí học hành. Tình cờ anh vào trang agriviet.com thấy mô hình nuôi sâu gạo (superworm) ở Bình Phước đạt hiệu quả và anh đã… thử vận.<o:p></o:p>Để nuôi và gây giống sâu superworm, anh đã tìm cách liên hệ tận Bình Phước, TP Hồ Chí Minh để đặt mua khoảng 100 con giống cùng các dụng cụ nuôi sâu.<o:p></o:p>Việc làm thêm đã trở thành niềm đam mê lúc nào không hay biết. Thời điểm đầu, anh giao được 1kg/ngày với giá bán 150.000 đ/kg,… Nhu cầu ngày càng nhiều, các mối mua sâu cũng yêu cầu lấy thêm hàng. Mặt khác, thời điểm nắng nóng, sâu chết nhiều (do không chịu được cái nóng ở nhà trọ sinh viên). Thế là, anh khăn gói quay về quê nhà- nơi nhà vườn mát mẻ, khí hậu trong lành, thích hợp cho sâu sinh trưởng. Thế là, anh phải chấp nhận… dở dang việc học vì… “yêu” sâu.<o:p></o:p>Anh tâm sự, quyết định rời ghế giảng đường đã khiến anh trăn trở rất nhiều. Phần vì hoàn cảnh gia đình chật vật, phần vì nhận thấy nhu cầu thị trường rất tiềm năng, “một cơ hội không thể bỏ qua” nên dấn thân vào cái nghề xem ra lạ lùng này.<o:p></o:p>Từ con số ít ỏi ban đầu, đến nay anh Sang đã có 2 khu “nhà sâu” với hàng trăm thau, khay lớn, nhỏ với đủ loại sâu thành phẩm, con giống… Anh cho biết, hiện anh đã có thể tự cung tự cấp con giống, không cần vất vả tìm nguồn bên ngoài như trước. Khách hàng đặt mua sâu để nuôi chim, cá cảnh ổn định từ 30 kg/ngày. Không chỉ khách ở Vĩnh Long mà còn ở một số tỉnh khác như Cần Thơ, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột… Giá bán sâu hiện khoảng 100.000 đ/kg.<o:p></o:p>Làm kinh tế xanh<o:p></o:p>Thời gian nuôi sâu từ trứng cho đến thành phẩm khoảng 45 ngày, từ sâu thành con giống mất khoảng 2 tháng nữa. Anh Sang cho biết: Nghề nuôi sâu không dễ vì cần nắm vững kỹ thuật và có niềm đam mê. Đặc biệt, là cần có những sáng kiến riêng để hạ giá thành sản phẩm. Chẳng hạn, phải biết cách “làm tổ” trong khay thế nào để con giống sinh nhiều, tỷ lệ hao hụt ít. Mặt khác, thức ăn của sâu là cám nhưng cũng có thể cho ăn kèm vỏ khóm, dưa leo… Những thứ phế phẩm này có thể xin từ chợ: “Có hôm giao hàng xong, tôi đi xin vỏ khóm ở chợ rồi chở “lỉnh kỉnh” từ Cần Thơ về nhà”. Không chỉ vậy, anh còn tận dụng sâu vụn (sâu bị hư, chết) để nuôi gà và lấy phân sâu trồng rẫy…<o:p></o:p>Chú Thao- ba anh Sang cho biết, công việc bộn bề nên ngày nào anh cũng bận rộn chăm sóc sâu cho đến tận khuya. Tuy nhiên, anh không nề hà vất vả vì: “Là thanh niên, mình rất muốn thành công. Quyết định làm việc gì cũng bắt nguồn từ đam mê và nhiệt huyết”.<o:p></o:p>Cũng có lúc nhu cầu tăng cao hoặc lượng sâu hao hụt nhiều (do thời tiết, nuôi chưa đạt…) nên nguồn hàng không đủ đáp ứng. Vì thế, anh thường xuyên liên lạc, chia sẻ kinh nghiệm và giữ “liên kết nguồn” với những mối khác để đảm bảo nguồn cung cho khách hàng khi cần thiết.<o:p></o:p>Anh cho biết thêm, hiện nhu cầu đặt hàng vẫn cao, lượng sâu hiện tại chưa đủ đáp ứng. Dự định của anh là sắp tới sẽ tích lũy vốn nhân rộng sản xuất, xây chuồng kiên cố theo mô hình sinh thái. Theo đó, sẽ thả dây leo phủ kín chuồng, xung quanh vườn cũng trồng thêm cây ăn trái, cây xanh để tạo bóng mát, không khí trong lành để sâu phát triển. Bên cạnh, phân sâu sẽ được tận dụng hoặc bán cho nơi có nhu cầu trồng cây màu.<o:p></o:p>Rời ghế giảng đường để về quê… nuôi sâu là một quyết định táo bạo và liều lĩnh. Thực tế cho thấy có không ít bạn trẻ thành công nhờ dám nghĩ, dám làm, dám tạo sự khác biệt... Tuy nhiên, thành công từ sự mạo hiểm đôi khi phải đánh đổi rất nhiều.<o:p></o:p>Anh Sang nói: “Bỏ lỡ việc học là một chuyện rất đáng tiếc vì đã mất không ít thời gian và công sức. Hiện mình đem hết tâm huyết, ý tưởng của mình vào nghề chăn nuôi này để làm giàu cho bản thân và gia đình- đó cũng là cách để đóng góp cho xã hội”.<o:p></o:p>Thiết nghĩ, ngoài lựa chọn sáng suốt, bạn trẻ còn cần phải đủ tự tin và năng lực để đi đến cuối con đường. Vì thế, cần chuyên tâm theo đuổi con đường mình đã chọn để có thể đem hết tài trí, sức lực làm giàu cho chính mình và góp phần xây dựng quê hương.<o:p></o:p>
Bài, ảnh: XUÂN TƯƠI – TUYẾT HIỀN

http://baovinhlong.com.vn/newsdetails.aspx?id=221&newsid=52048
 


Chào bạn Khucthuydu mình có xem bài báo nói về anh Le thanh Sang .mình muốn biết số điện thoại anh Sang để học hỏi nếu bạn biết số liên lạc post lên nhé thank
 
con này mình làm 3 năm trước rồi , quang trọng trong khi nuôi là nhiệt độ phải thấp

và phải có đầu ra ổn định với lại giờ nhiều người làm nên giá hạ thê thảm lấm

=> nhận xét của riêng tấn thành , xin đừng chém
 
" Nuôi sâu thử vận may"?! phần tiêu đề đã nói hết rồi còn gì để mà nói nữa he he?
 
thuờng là vậy mà .khi sản phẫm cung ít không đủ cầu thì giá sẻ cao.nhiều nguời thấy hàm thì làm lúc đó cung nhiều hơn cầu thì giá sản phẫm sẻ giãm .đó là hệ lụy của việc nuôi theo phong trào.ví dụ như nuôi dế chẳng hạn chỉ vài năm đầu.giá sâu ngày nay tuy ko cao như những năm truớc nhưng vẩn có thể thu nhập .vì nuôi sâu không như nuôi dế .thời gian lâu hơn.
 


Back
Top