nuôi thủy sản trên bể nổi

  • Thread starter maquemau
  • Ngày gửi
tùy theo diện tích và điều kiện của từng người tôi đưa lên đây mô hình nuôi thúy sản trên bể nổi ít thay nước.
chọn miếng đất trống diện tich10x10m=100m2(lòng trong bao tấn vòng ngoài)thiết kế như lòng chảo trung tâm rún đào sâu hơn(ở đây bạn đặt ống mủ phi 90 cho thoát nước)
chuẩn bị bao cát (bao cimeng vừa nhẹ dể thao tác) vô cát vừa thôi nên may miệng, phía dưới chất mổi lớp 2 bao chất đến đâu đạp cho dẻ đến đó.chất 5 lớp ,đến thứ 6 trở lên chỉ 1 bao theo chiều dọc,chiều cao 1m5.trải bạt cao su cắt và cột chặt vào ống thoát nước(nên quấn bằng ruột xe đạp vừa mềm cột mới chăt) bơm nước từ từ và trải bạt cho thẳng,lúc đầu kg nên bơm nuóc đầy chỉ nên bơm len khoảng 1m nuóc thôi bơm đến đâu cho người đạp bao đến đó tránh sạt .để vậy ngày sau bơm tiếp chỉ nên bơm nuóc từ từ bơm cho đến khi đạt mức nước 1m5.
-như vậy công đoạn thiết kế ao đã hoàn tất ,chỉ còn trang bị và xử lý cách vận hành cho nước chảy nhẹ theo dòng,tạo dòng chảy nhẹ theo vòng vách bao vừa tạo thông thoáng cho cá vừa nhờ sức ly tâm vật lơ lửng(bao gồm bùn,thức ăn thừa,chất thải của cá) sẻ gom về rún.ta chỉ cần mở van khóa(đặt phía ngoài bể)là đã tháo đi nước dơ rồi.(con tiep)
-lời nhắn riêng bạn botienthi,htm333tôi có nhận tin bạn nhưng vì bận chút việc cho con thỏ nên lập topic nầy bạn cứ xem công đoạn nào chưa rỏ ta bàn tiếp
-100m2 nếu nuôi cá lóc đạt sản lượng 3 tấn
 


Last edited by a moderator:



Giờ trở lại vấn đề:

Botienthi có động nảo chưa, mà cho rằng qui trình biofloc là tốn kém?

Botienthi biết bao nhiêu về qui trình khép kín, Biofloc cần phải có những khâu nào ...liệt kê ra?

Khâu nào phải đầu tư nhiều ... khâu nào đầu tư ít?






Cái "quy trình khép kín" của bác nó gói gọn trong việc nuôi thủy sản. Tôi không bàn cãi. Và cho rằng bác rất giỏi trong việc đó.
Nhưng cái tôi quan tâm là sự khép kín tương đối của một hệ thống liên hoàn, tổng hợp, sao cho người nông dân tận dụng được hết mọi thứ với chi phí thấp nhất và năng suất cao , ổn định.
Từ nuôi trùn làm cơ sở thì nuôi cá cũng đỡ tốn chi phí mà năng suất cao không kém bác nuôi đâu nếu áp dụng đúng nguyên lý nuôi của bác Maquemau trên bể nổi. Tôi cam đoan nó không kém khoa học hơn cách nuôi của bác mà nó giảm chi phí và công sức đáng kể.
Từ cái bể nổi đó tôi có được nguồn nước tưới vườn và phân bón tuyệt vời qua con đường xả đáy thay nước cá, giảm chi phí phân bón đáng kể nữa, cây luôn đủ nước tưới. Nước được bơm 1 lần nhưng được sử dụng 2 lần cho hai mục đích, và năng suất không tệ vì chắc mọi người đều biết phân cá tốt hàng hảo hạng.
Với mô hình này ta thu được gì? Ít nhất là thủy sản và nông sản từ trồng trọt. Ngoài ra nếu nuôi trùn nhiều thì còn thu tiền từ bán phân trùn và trùn giống (với tôi thì nguồn này là lớn nhất). Vườn nếu chỉ trồng cây ăn trái lưu niên thì còn có thể thu lớn từ gà thả vườn nữa. Nếu ai có điều kiên làm rồi thì sẽ thấy sức lao động bỏ ra không nhiều lắm đâu.
Xin lỗi vì "cà kê" trong topic về thủy sản
 


Cái chính là ứng dụng tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người thôi: lọc xuôi, lọc ngược, bồn lắng cặn, giá thể, men vi sinh....tùy điều kiện hoàn cảnh và kinh tế để ứng dụng. 2 năm chơi cá kiểng+ chơi hệ thống lọc tốn không biết bao nhiêu tiền của và công sức. Từ từ tích lũy kinh nghiệm sau những ý tưởng như: bể nổi của bác maquemau, thủy canh, hệ thống lọc + với đã đi thực tế nhiều nơi (xuyên miền tây đến Vĩnh Long, lên pleiku rồi ra đến Quãng Nam trong hơn 2 nămho) + với kinh nghiệm 10 năm đi làm thợ điện nước đã từng thi công vài hệ thống lọc, oxy, quạt cho những cơ sở tại br-vt.a

Vậy mà đến nay trước khi vào trận đánh lớn vẫn còn nhát tay, đợi mô hình thử nghiệm cho ra kết quả rồi mới dám triển khai. Bước đầu mô hình thử nghiệm cũng cho ra kết quả tương đối khả quan, 4 hồ kiếng buôn bán cá liên tục và nhốt mật độ cao nhưng bỏ đi chơi cả tháng nay không thèm quan tâm đến súc rửa hồ nhưng cá mắm vẫn ok, cây cối vẫn phát triển tốt, (hết bị pà con chòm xóm nói khùng rồi ^^) Để ít bữa nữa chùi hồ kiếng cho sạch sạch rùi up hình lên sau chứ giờ rêu xanh lè up lên quê lắm ^^.

Tùy cơ ứng biến thôi, ở thị xã Bà Rịa diện tích ít đất mắc trang bị hệ thống lọc "tận răng". Ở Châu Đức đất rẻ, diện tích nhỏ thì đối với hồ nuôi cá ăn thực phẩm khô thì em chỉ gây màu rồi thả cá, không lọc, không oxy(tiết kiệm điện+tiền đầu tư) nên phải giảm mật độ, tăng diên tích. Hồ nuôi cá ăn mồi sống thì đang thử nghiệm nuôi cá kết hợp với trồng cây, bác 8 cố vấn bỏ luôn lọc thô nên em cũng bỏ luôn lọc thô để đỡ tốn. Tóm lại là hoàn cảnh không có nhiều sức lao động nên phải tùy cơ ứng biến để cả 2 cha con vừa làm kinh tế nhưng cũng vừa đi chơi nữa chứ chỉ riêng con cá với rau thì chắc 2 cha con em đói meo!!!

Vài dòng trao đổi để các bác có thêm những góc nhìn thoáng hơn, không cần phải photocopy nguyên xi những gì mà mình học được hiểu được để ứng dụng mà là ứng dụng "phù hợp" những gì mình hiểu vào thực tế cuộc sống công việc. Nếu có gì không đúng mong các pác chém nhẹ tay!!!
 
Có lẽ bây giờ lại xóa nốt những bài không liên quan kiến thức được rồi. Mong ban quản trị quét rác giùm cho topic này trở lại trong sáng.

@desertroser: Tôi cũng đang cho cá ăn mồi khô, thả bèo, ít thay nước, không sục oxy. Mật độ nuôi khoảng 20 con/m2 (cá đã to cỡ 3 ngón tay). Thỉnh thoảng cho ăn thêm trùn quế, bón thêm ít phân trùn. Cá đang khỏe mạnh. Và cũng nhàn nhã lắm. Còn bạn nuôi với mật độ thế nào vậy.
Nếu sau có thời gian tôi cũng cho sục thêm oxy, thay nước thường xuyên hơn để nuôi mật độ cao hơn. Lúc đấy quy trình "khép kín" mới phat huy tác dụng tốt.
 
@desertroser: Tôi cũng đang cho cá ăn mồi khô, thả bèo, ít thay nước, không sục oxy. Mật độ nuôi khoảng 20 con/m2 (cá đã to cỡ 3 ngón tay). Thỉnh thoảng cho ăn thêm trùn quế, bón thêm ít phân trùn. Cá đang khỏe mạnh. Và cũng nhàn nhã lắm. Còn bạn nuôi với mật độ thế nào vậy.
Nếu sau có thời gian tôi cũng cho sục thêm oxy, thay nước thường xuyên hơn để nuôi mật độ cao hơn. Lúc đấy quy trình "khép kín" mới phat huy tác dụng tốt.

Mấy cái hồ dưới rẫy em cũng làm giống bác, đầu tiên là bón phân trùn quế gây màu, đợi 2-3 ngày nước có màu xanh lá cây rồi em mới thả cá, thả đa số là cá loại nhỏ (7 màu, hoàn kiếm, bình tích..) xong rồi bỏ đó không thèm quan tâm, papa thả cám lung tung không cần theo bài bản nào hết (thường là dư nhiều) em thì ham chơi không ngó tới, tầm 1 tháng sau ngó đến là cá đặc nghẹt có thể nấu cháo cá ^^. Khó khăn duy nhất của loại hồ này là khó giữ được màu xanh của hồ, chỉ những hồ nuôi tầm 3 tháng trở lên mới giữ màu ổn định thôi, lâu lâu châm nước 1 lần. Không lọc, không sủi oxy, không mái che,không bèo, chỉ dùng dây nhựa đen bó thành từng bó bùi nhùi bỏ vào nước tầm 30% diện tích bề mặt để cá núp bóng những lúc nắng gắt. Điểm đặc biệt của những hồ có gây màu xanh là không xuất hiện rong dơ trong hồ như lúc chưa gây màu ^^
 
Cái chính là ứng dụng tùy hoàn cảnh riêng của mỗi người thôi: lọc xuôi, lọc ngược, bồn lắng cặn, giá thể, men vi sinh....tùy điều kiện hoàn cảnh và kinh tế để ứng dụng. 2 năm chơi cá kiểng+ chơi hệ thống lọc tốn không biết bao nhiêu tiền của và công sức. Từ từ tích lũy kinh nghiệm sau những ý tưởng như: bể nổi của bác maquemau, thủy canh, hệ thống lọc + với đã đi thực tế nhiều nơi (xuyên miền tây đến Vĩnh Long, lên pleiku rồi ra đến Quãng Nam trong hơn 2 nămho) + với kinh nghiệm 10 năm đi làm thợ điện nước đã từng thi công vài hệ thống lọc, oxy, quạt cho những cơ sở tại br-vt.a

Thiếu hiệp nói đuợc câu này tức là đã hiểu được chữ "BIẾN". Đáng khen , đáng khen !

Vậy mà đến nay trước khi vào trận đánh lớn vẫn còn nhát tay, đợi mô hình thử nghiệm cho ra kết quả rồi mới dám triển khai. Bước đầu mô hình thử nghiệm cũng cho ra kết quả tương đối khả quan, 4 hồ kiếng buôn bán cá liên tục và nhốt mật độ cao nhưng bỏ đi chơi cả tháng nay không thèm quan tâm đến súc rửa hồ nhưng cá mắm vẫn ok, cây cối vẫn phát triển tốt, (hết bị pà con chòm xóm nói khùng rồi ^^) Để ít bữa nữa chùi hồ kiếng cho sạch sạch rùi up hình lên sau chứ giờ rêu xanh lè up lên quê lắm ^^.

Thiếu hiệp đã làm được điều này tức là đã thông được chữ " CẨN". Tuổi còn trẻ mà thông được chữ này thì đáng phục, đáng phục !


Vài dòng trao đổi để các bác có thêm những góc nhìn thoáng hơn, không cần phải photocopy nguyên xi những gì mà mình học được hiểu được để ứng dụng mà là ứng dụng "phù hợp" những gì mình hiểu vào thực tế cuộc sống công việc. Nếu có gì không đúng mong các pác chém nhẹ tay!!!

Viết lên đuợc dòng này chứng tỏ là thiếu hiệp đã ngộ được chữ "XUNG". Sách Lão Tử có nói " đạo xung nhi dụng chi, hoặc bất doanh, uyên hề tự vạn vật chi tông" ( đạo vơi thì dùng, tuy không đầy mà sâu sắc như cái gốc của vạn vật).

Thật là thiếu niên xuất anh hùng. Tư mỗ ngưỡng mộ, ngưỡng mộ !
 
Lão Bồ nuôi cá bằng nước giếng có nhận thấy điều gì khác lạ không? Lão đã từng nuôi cá bằng nước sông, nước suối chưa?
lão tu_ech nầy cứ ởm ờ ở đoạn nầy ! nói rỏ luôn đi tôi đang bị "tắc tị" ở khâu nước ngầm,nước sông giờ "bấp bênh" quá !

--------

Nếu mà hiện tại bác đang "khỏe re" thì thời gian tới bác nên tăng cường oxy thêm , tạo giàn mưa hay sũi khí thêm , vì em thấy mật độ khá dầy sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng sau nầy .
bạn đã nhắc lại điều mà tôi đang "trăn trở" vui hôm nay chớ quên lo ngày mai.
biện pháp từ đây tới cuối vụ khá nặng nề.
 
Last edited by a moderator:
lão tu_ech nầy cứ ởm ờ ở đoạn nầy ! nói rỏ luôn đi tôi đang bị "tắc tị" ở khâu nước ngầm,nước sông giờ "bấp bênh" quá !
Nước sông giờ đúng thiệt là "bấp bênh" em đã từng thị sát khu vực miền tây, ở đó giờ các khu công nghiệp rất phát triển (do thuận lợi về vận tải đường thủy). Mà ở đâu khu công nghiệp phát triển thì ở đó làm nông nghiệp sẽ không bền vững. Ngay ở chỗ em ở thôi, mỗi lần nhà máy xả nước thải thì người nuôi trồng thủy sản chỉ có mà khóc thôi, thiệt hại nặng nề nhưng mà đợi nhà máy bồi thường chắc "râu tóc bạc phơ". Ngồi nhậu mà nghe các lão tiền bối ở Long Sơn nói chuyện mà thấy "đắng".Cái mô hình bể nổi của bác đưa lên, kết hợp với mảng thủy canh của bác thuycanh, cộng với các nguyên tắc lọc của bác 8 lúa có thể tạo ra 1 mô hình chăn nuôi thủy sản đa năng, không lệ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, ứng dụng được trong nhiều điều kiện. Ngay cả khi xóm giềng của em đều nói em bị "khùng" ai đời đi mua rẫy ở vùng cao mà tính chuyện nuôi cá, đã vậy mà cái giếng khoan bị phèn nặng nuôi cá lóc cá rô còn chết chứ đừng nói là cá kiểng. Tranh cãi, giải thích chi tiết với người ta chỉ tổ phí sức, em lẳng lặng từ từ giải quyết từng khâu 1 để trả lời với người ta rằng em vẫn làm đươc những chuyện đó tức là em không bị "khùng". Sự đa năng của mô hình này không chỉ có vậy đâu? khéo ứng dụng thì ngay cả 1 miếng đất nhỏ tưởng chừng như không làm gì được cũng có thể tạo ra 1 khoản thu nhập phụ cho gia đình nữa.Giờ đến phần nước giếng khoan, phần khoa học kỹ thuật thì em không rành lắm nhưng theo kiến thức phổ thông em biết thì ở trong lòng đất xác của các phiêu sinh vật với lại sự phân hủy chất hữu cơ thì sẽ tạo ra nhiều loại khí độc có thể gây chết cá, có lần em bơm trực tiếp nước giếng khoan vào hồ cá thì nguyên bầy cá chết ngộp nhanh hơn cả khi bỏ thuốc trừ sâu vào hồ cá, nhiêu đó cũng đủ hiểu là nước giếng khoan không phù hợp với thủy sản nói chung. Giải quyết vấn đề bằng cách dùng hồ chứa cho sủi oxy để thoát bớt khí độc như NH3, NH4...hoặc có thể cho nước chảy qua nhiều tầng để hòa tan oxy, nâng độ ph thì lúc đó mới sử dụng được nước giếng khoan, đỡ phụ thuộc vào nguồn nước sông suối...Bác maquemau đã tiến đến bước nắm nguyên tắc lọc xuôi, lọc ngược đủ cả nhưng em không hiểu tại sao bác lại cài "số de" quay đầu lại với việc 1 ngày thay nước 2 lần phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên, hao tốn công lao động? điều kiện tự nhiên ưu đãi thì bác sử dụng cũng tốt thôi, nhưng bác phải cẩn thận cái thế "nuôi cá 3 tháng nhưng chỉ trong 1 ngày là mất trắng" giống như các lão tiền bối ở Long Sơn than thở đó nha!!! Mặc dù chính bác đã biết nước sông là "bấp bênh" rồi mà sao bác lại de về cái sự "bấp bênh" đó??? Bên em chỉ cần đầu tư cái cơ bản đủ điều kiện cho con cá nó sống và phát triển thôi (không cần đầu tư cho con cá nó sống ở "thiên đường" ) rồi em lo đi làm việc khác để kiếm tiền trả tiền điện hàng tháng thôi. Sử dụng chiến thuật "dùng chiến tranh nuôi chiến tranh, lấy chính nó nuôi nó", đầu thiư mô hình cơ bản để vận hành rồi từ nguồn thu của nó tái đầu tư lại chứ vác cái nắm thóc "đền bù đất" của ông "nhà nước" đưa mà đầu tư thì bao nhiêu cho đủ?
 

Khu vực của tôi được ưu đãi hay sao ấy mà nước giếng khoan tôi bơm trực tiếp vào mà cá vẫn sống khỏe, lớn nhanh. Nước uống trực tiếp cũng ngọt, mát. Tôi chưa nuôi cá bằng nước suối nhưng thấy một ông bạn dẫn nước suối về ao nuôi cá rồi. Không hểu sao nước không xanh mà cứ đùng đục, vàng vàng. Cá chậm lớn với lại bị rái cá phá quá nên ông ấy thôi không nuôi nữa.
Nghe các vị phân tích về nguồn nước ngầm thấy cũng hơi .....sờ sợ. Bữa nào lấy mẫu phân tích thử xem...
 
Khu vực của tôi được ưu đãi hay sao ấy mà nước giếng khoan tôi bơm trực tiếp vào mà cá vẫn sống khỏe, lớn nhanh. Nước uống trực tiếp cũng ngọt, mát. Tôi chưa nuôi cá bằng nước suối nhưng thấy một ông bạn dẫn nước suối về ao nuôi cá rồi. Không hểu sao nước không xanh mà cứ đùng đục, vàng vàng. Cá chậm lớn với lại bị rái cá phá quá nên ông ấy thôi không nuôi nữa.
Nghe các vị phân tích về nguồn nước ngầm thấy cũng hơi .....sờ sợ. Bữa nào lấy mẫu phân tích thử xem...

Bác bơm trực tiếp nhưng do lúc trước em có nghe bác nói là bơm lên bồn cao rồi cho chảy xuống hồ nuôi cá, như vậy là nước đã hòa tan oxy 2 lần rồi nên bay bớt khí độc, độ ph qua đó cũng được nâng lên phù hợp với cá. Không tin bác thử lấy nước giếng khoan vừa bơm lên đo độ ph xem? vừa bơm lên ph rất thấp không phù hợp cá dễ bị sốc nước chết. Nguồn nước giếng ngọt mát của bác vậy là quá ngon rồi, khi nào rãnh rãnh bác lấy nước đó pha 1 ấm trà, nếu thấy nước trà có màu vàng trong và không đóng váng ở bề mặt là an tâm nuôi cá khỏi cần lấy mẫu đi phân tích.

Em nể bác ở khâu ứng dụng đó, bơm 1 lần cho hồ cá rôì dùng nước thải hồ cá tưới cho cây trong vườn. Chiêu này giống như chơi bom bi, 1 phát trúng nhiều mục tiêu. Chưa kể bác còn nuôi chủ lực là trùn quế nưã chứ, kết hợp nhiều thứ như vậy không biết tiền bác để đâu cho hết? khi nào mà em có dịp ngang qua trang trại của bác thì bác nhớ để ý kỹ nha, không phải em đi chôm chiêu của bác đâu mà em vòng vòng xem vàng bác chôn chỗ nào thôi!!! ^^:lol:
 
Ý tưởng nuôi cá như bác Vỉnh ...LỌC NGƯỢC, LỌC XUÔI nên từ giả nó đi, chỉ khả thi đến một mức độ nào đó, khi mật độ dầy, chất thải quá tải thì lọc ngược lọc xuôi sẽ không còn khả thi nữa.


Si-phon đáy hoặc biofloc, đó là 2 qui trình còn lại coi như là khả thi.

Đẳng cấp có khác. Ít ra cũng phải nói được câu này chứ. Tư mỗ khoái chơi với lão độc vật cũng vì những cái ý đại loại như vầy. Dân nuôi cá thịt tính bằng tấn bán với giá tính bằng xu thì lọc ngược , lọc xuôi đối với họ chỉ là đồ con nít chơi. Vứt ! Nước tuần hòan chỉ là trò điện ảnh. Vứt ! ha ha ha

@lão ngư maquemau: nước giếng bản chất là nước ngầm, nước sông bản chất là nuớc mặt. Lão bình luận thêm hén. :approve:
 
hi... một chút phiếm luận:
mấy bài sau nầy hay lắm,bài nào cũng xứng để bấm nút thanks bài nào cũng xem và bài nào cũng hả hê,nhưng giờ đã lưng vốn chừa lại chút để lận lưng.
thưa :giờ tạm ổn không dám làm "thí nghiệm" nữa,học hỏi để dành cho sau nầy,khi đã có chổ nơi chứ đang nuôi nơi khu tập trung dân cư chỉ cần "bộ máy"trục trặc thì phiền lắm đã có bị chút phàn nàn.
 
Bác bơm trực tiếp nhưng do lúc trước em có nghe bác nói là bơm lên bồn cao rồi cho chảy xuống hồ nuôi cá, như vậy là nước đã hòa tan oxy 2 lần rồi nên bay bớt khí độc, độ ph qua đó cũng được nâng lên phù hợp với cá.
Mới đầu thì đúng là vậy. Nhưng sau do rơ le bị hỏng, vả lại cũng tạm hết mùa trồng trọt nên không xả từ từ, do đó liều bơm thử trực tiếp luôn cho nhanh. Nghĩ là nước ngon thế chắc không sao. May mà không sao thật.
 
Sao các bác tranh luận lạc đề quá, nếu lạc đề thì vào BOX phù hợp mở 1 chủ đề tranh luận về cách viết, về Abcxyz cho nó đã ... để ở đây rồi cũng bị xóa thêm mệt và tội nghiệp cho nhà nông đang theo dõi hay đến đoạn này chẳng hiểu gì họ cứ nghĩ là đang nhầm box truyện kiếm hiệp, hài hồng kông đồng thời giảm mạnh uy tín của Agriviet. Bác MOD nào quản lý mạnh tay 1 chút nhé !, bác botienthi cũng giúp em với (xóa bỏ những bài những vấn đề không cần thiết cho nhà nông sau này được nhờ ).
 
khuthuydu đã mở đuờng cho 1 topic tranh luận được hợp pháp hóa, lão thuy-canh tuyên bố rút quân về, lão độc vật cũng thôi không truy sát. Vậy là thanh bình trở lại. Bây giờ quay về chuyện con cá con mắm thôi.

Ai đó cho Tư mỗ hỏi, nếu bể nổi thay nước như kiểu lão ngư maquemau và Bồ lão tiên sinh nhưng nhỡ không may nguồn nước cấp có vấn đề gây hại thì làm sao phát hiện kịp thời? Khắc phục thế nào để hạn chế thiệt hại?
 
Ai đó cho Tư mỗ hỏi, nếu bể nổi thay nước như kiểu lão ngư maquemau và Bồ lão tiên sinh nhưng nhỡ không may nguồn nước cấp có vấn đề gây hại thì làm sao phát hiện kịp thời? Khắc phục thế nào để hạn chế thiệt hại?

Nuôi cá có kinh nghiệm nhiều như bác maquemau thì chỉ cần nhìn con cá nó bơi lội và ăn mồi là đủ biết nước tốt hay xấu. Sáng sớm do thời điểm đó lượng oxy hòa tan thấp nhất nên đàn cá thường có xu hướng nổi lên bề mặt, nếu thấy động mà đàn cá linh hoạt lặn xuống là không có vấn đề gì, nếu thấy đàn cá lờ đờ không linh hoạt là đủ hiểu thiếu oxy hòa tan. Còn lỡ nguồn nước hôm đó bị nhiễm độc do các nhà máy xả thải thì thường thì rất khó cứu chữa, vấn đề cá bè chết hàng loạt ở miền tây là 1 ví dụ. Lúc đó chỉ biết than thở thôi!!! Bời vậy bài trước em đã nói bác maquemau cài số de trở lại vấn đề 1 ngày thay nước 2 lần là không bền vững đó. Còn việc định kỳ phải xài thuốc chống nấm, trùng mỏ neo... là 1 vấn đề bắt buộc nếu đã nuôi với số lượng lớn. Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh nhiều sẽ gây nhiều tác hại cho kinh tế người nuôi và xa hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
 
- Nhìn con cá mà biết được nó khỏe hay yếu thì đúng là cũng tài rồi nhưng vấn đề đó không phải quá khó. Tuy nhiên đến lúc nhìn mà biết thì cũng đã hơi muộn rồi. Ý Tư mỗ là đón đầu nó thế nào kìa?

- Ai cũng biết nguồn nước bây giờ xác suất ô nhiễm là rất cao nhưng tại sao lại đánh cược với nó? Nếu vùng quê nghèo không điện hoặc điện chập chờn thì làm sao đầu tư hệ thống lọc tuần hòan? Vậy trường hợp này thiếu hiệp desertrose tư vấn làm sao đây?

- Nếu tránh kháng sinh phòng bệnh thì có trường hợp nào khả dĩ hơn không?

@lão độc vật vô đây bình lựng cho vui đi?
 
khuthuydu đã mở đuờng cho 1 topic tranh luận được hợp pháp hóa, lão thuy-canh tuyên bố rút quân về, lão độc vật cũng thôi không truy sát. Vậy là thanh bình trở lại. Bây giờ quay về chuyện con cá con mắm thôi.

Ai đó cho Tư mỗ hỏi, nếu bể nổi thay nước như kiểu lão ngư maquemau và Bồ lão tiên sinh nhưng nhỡ không may nguồn nước cấp có vấn đề gây hại thì làm sao phát hiện kịp thời? Khắc phục thế nào để hạn chế thiệt hại?
1. lấy xô cho nước + vài con cá vào nếu ko chết thì tức là sống ==> thay 50% chắc chả sao
2. Làm 1 cái ao dự trữ nc. Nc lấy vào đó + bèo bọt đủ kiểu rồi từ đó vào ao.
3. Xét nghiệm: có rất nhiều cách, đỉnh nhất là dùng máy HPLC (lúc trước làm lọc bể cá 200l có dùng kiểm tra mẫu nc) nhưng nuôi như bác maquemau thì tiền hóa chất có khi đủ mua nc máy thay cho cá:7^:.
 
Last edited by a moderator:
khi gút lại vấn đề xi phông đáy và thay nước tôi lại thèm phải chi mình có thêm diện tích để làm ao lắng.
diện tích nhỏ hẹp nên chỉ có thể làm ao lắng 2mx3m cao 0,8m sức chứa khoảng 5 khối nước, cũng tạm đủ để giải quyết việc thay nước.
thưa: cho đến ngày hôm nay chưa dám xử dụng hóa chất hay kháng sinh.
xử lý nước chỉ bằng vôi đá, caco3 và dolimmit mà thôi đánh nước hôm trước hôm sau thay.
thấy chúng vẩn sinh hoạt linh động cho nên chỉ là dùng thường xuyên : C và men tiêu hóa.
à ! mới vừa sổ đường ruột cho cá ngày hôm qua và hôm nay thức cho ăn đã tăng thêm 3 kg.
 
- Nhìn con cá mà biết được nó khỏe hay yếu thì đúng là cũng tài rồi nhưng vấn đề đó không phải quá khó. Tuy nhiên đến lúc nhìn mà biết thì cũng đã hơi muộn rồi. Ý Tư mỗ là đón đầu nó thế nào kìa?- Ai cũng biết nguồn nước bây giờ xác suất ô nhiễm là rất cao nhưng tại sao lại đánh cược với nó? Nếu vùng quê nghèo không điện hoặc điện chập chờn thì làm sao đầu tư hệ thống lọc tuần hòan? Vậy trường hợp này thiếu hiệp desertrose tư vấn làm sao đây?- Nếu tránh kháng sinh phòng bệnh thì có trường hợp nào khả dĩ hơn không?@lão độc vật vô đây bình lựng cho vui đi?

Đón đầu nguồn nước ô nhiễm thì rất dễ, mua mấy cái bộ test ph, NH4... cũng rẻ nhưng sự chính xác thì có ...trời mới biết. Cách làm thì dễ nhưng quan trọng là có làm được không đó mới là quan trọng, không lẽ mỗi lần thay nước là mỗi lần lôi "đồ nghề" ra thử nước? vì vậy lọc tuần hoàn là xu hướng tất yếu để tránh "đánh cược" với nguồn nước, với các nhà máy xả nước thải lén. Mà lọc tuần hoàn cũng không phải là 1 chìa khóa vạn năng để giải quyết mọi vấn đề mà quan trọng nhất vẫn là thay nước định kỳ để giảm nitrate chứ ỷ y có lọc tuần hoàn mà không thèm thay nước cũng chết, cái gì cũng tương đôi thôi. Đầu tư hệ thống lọc tuần hoàn để giảm công lao động, giảm lãng phí nguồn tài nguyên nước thôi.

Mô hình nuôi cá bằng bể lót bạt là 1 mô hình đa năng, đa ứng dụng, người có đất trống diện tích nhỏ ở tp cũng có thể ứng dụng để nuôi thủy sản tạo nguồn thu nhập phụ, lẽ dĩ nhiên là đất tp có giá trị cao thì phải đầu tư cao, giảm chiếm dụng diện tích. Đất vùng sâu vùng xa thì giá trị thấp thì tội vạ gì phải đầu tư cao? giảm mật độ, tăng diện tích, qua trọng nhất là ráng tạo ra nguồn nước động tránh nước tù không tốt cho con cá. Nuôi bằng bạt là rẻ nhất rồi đó, lúc trước em còn ngu ngu, đi tham khảo vòng vòng về nhà tính đầu tư dài lâu, chơi hồ xi măng đầu tư cao mà 1-2 tháng phải bảo trì 1 lần do rễ cây đâm bể hồ, tốn công lao động dã man==>sai lầm đáng nhớ ^^. Còn lót bạt thì chi phí thấp hơn, thi công nhanh hơn==> làm diện tích lớn giảm chi phí. Hơn 6 tháng mới bảo trì 1 lần do nhiều khi vật nhọn gây lủng có thể dùng dây thun cột lại ...xài tiếp đến giờ. Đã vậy còn có thể nuôi cá kết hợp với trồng cây không sợ rễ cây xung quanh đâm bể hồ như xài hồ xi măng. Bởi vậy topic này bàn tùm lum vấn đề để người đọc tham khảo có 1 cái nhìn tổng quan rộng rồi từ đó tùy hoàn cảnh mà ứng dụng. Không lọc tuần hoàn cũng được, có lọc thì ngon hơn chút, ngon hơn nữa thì tính đến vi sinh...rồi 1 đống vấn đề khác xảy ra trong quá trình nuôi như phòng bệnh, dư lượng kháng sinh, thị trường tiêu thụ....

Bác Tư hỏi con tránh sử dụng kháng sinh mà có cách nào phòng bệnh không thì dù bác có cho thêm tiền con cũng không dám nói vì láng cháng con bị chửi ^^. Con học cơ điện lạnh ra trường mà làm gì có kiến thức về kháng sinh mà dám "múa" ? Con chỉ biết là con cá của Việt Nam đem tiêu thụ trong nước thì dân ta không rành về vấn đề này nên ăn ào ào, đem qua bên Tây thì con cá của Việt Nam bị dân Tây la làng về dư lượng kháng sinh quá cao không dám sử dụng dẫn đến cấm nhập khẩu (thị trường bị thu hẹp) nên con chỉ dám nói là tránh hoặc hạn chế kháng sinh để có cái lợi ích về dài lâu thôi. Con nuôi con cá kiểng chơi thôi không lên bàn ăn mà con còn hạn chế dùng kháng sinh nữa mà, dùng kháng sinh tốn kém, chai cá, lờn thuốc...đơn giản con chỉ sử dụng muối hột, sát trùng định kỳ chống nấm và trùng mỏ neo, con nào bệnh chết thì coi như hao hụt lẽ dĩ nhiên là phải có. Bác cháu mình đưa ra vấn đề kháng sinh này có lẽ hơi "lo bò trắng răng" vì ngay cả đối với con người của mình mà mấy ông bác sĩ còn sử dụng kháng sinh vô tội vạ thì nói gì đến con cá?? con chỉ lo cái về cái thiệt hại lâu dài người nuôi cá phải gánh, chuyền trái banh này cho bác gocnhanong (nhà sản xuất thuốc) tư vấn giúp ^^
 


Back
Top