Nuôi tôm theo quy trình vi sinh: Đầu tư thấp, hiệu quả cao

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Thị xã Bạc Liêu là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh. Từ 887ha năm 2001, đến nay đã mở rộng lên 5.600ha. Con tôm đã giúp nhiều hộ nghèo đổi đời, vươn lên khá giả. Tuy nhiên, lựa chọn quy trình nuôi thế nào để vừa gìn giữ môi trường, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế không phải là điều đơn giản.
Những mùa tôm thất bại liên tiếp trong mấy năm qua đã khiến nhiều nông dân ngánnnn tôm, ngoài nguyên nhân khách quan như: thời tiết, con giống, nguồn nước... không thể không nói tới sự chủ quan trong quy trình nuôi, đặc biệt là việc lạm dụng hoá chất, kháng sinh. Theo thống kê của Trạm Khuyến ngư TX. Bạc Liêu, mô hình nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp trên địa bàn áp dụng theo 3 quy trình: sử dụng hoá chất, kháng sinh trong quá trình nuôi; kết hợp với sử dụng các chế phẩm vi sinh; sử dụng hoàn toàn các chế phẩm vi sinh. Kết quả về hiệu quả kinh tế của việc áp dụng quy trình cho thấy: chỉ có 22% hộ nuôi đạt hiệu quả của quy trình 1; gần 80% hộ ở quy trình 2; và 85% hộ ở quy trình 3. Thực tế đó cho thấy quy trình nuôi tôm sử dụng vi sinh là quy trình mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Hộ ông Võ Ngọc Lân (khóm 8, phường 8) áp dụng quy trình nuôi tôm vi sinh từ năm 2004, với 1ha, nuôi 2-3 vụ /năm, mỗi vụ thu lãi 60-70 triệu đồng. Riêng 2 vụ tôm năm 2006, ông thu lãi gần 200 triệu đồng. Ông cho biết: Một trong những điểm lợi của việc áp dụng quy trình nuôi tôm vi sinh là bảo vệ môi trường và giảm gần 70% chi phí đầu tư cho việc cải tạo, chăm sóc. Quan trọng hơn là hạn chế thấp nhất nạn tôm chết và đạt tối đa về trọng lượngggg. Khi áp dụng quy trình này, người nuôi sẽ chủ động nguồn nước và có thể tái sử dụng nguồn nước cho vụ tiếp theo. Điều này sẽ giúp giảm một phần chi phí trong việc cải tạo ao nuôi.

Chính hiệu quả của việc áp dụng quy trình vi sinh đã khuyến khích nhiều hộ bắt đầu nuôi thử nghiệm. Hộ của ông Nguyễn Việt Khánh (khóm 3, phường 2), trước đây nuôi tôm có sử dụng hoá chất và kháng sinh, hiệu quả thấp mà còn phải đầu tư nhiều cho việc cải tạo, chăm sóc tôm bệnh. Ông bộc bạch: Gia đình tôi đã lỗ trên 400 triệu đồng. Năm nay mới thử nghiệm quy trình nuôi tôm vi sinh, bước đầu thấy có hiệu quả, sử dụng thuốc rất ít nhưng tôm vẫn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, điều tôi lo lắng là chất lượng các chế phẩm vi sinh còn bị thả nổi. Tôi đã từng mua nhầm một chế phẩm quá hạn dùngggg. Đây cũng là băn khoăn của nhiều hộ dân, đúng là chất lượng của các loại thuốc thuỷ sản nói chung và các chế phẩm vi sinh nói riêng đã đến lúc cần được báo động.

Theo thống kê của Sở Thuỷ sản, trong tổng số trên 230 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thuốc thú y thuỷ sản được kiểm tra năm 2006, có 135 trường hợp vi phạm các quy định về chất lượng hàng hoá. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là thuốc thú y thuỷ sản trên địa bàn quá nhiều chủng loại. Riêng chế phẩm vi sinh đang lưu thông cũng có trên 400 loại (trong đó có trên 340 loại dùng xử lý môi trường và trên 60 loại được dùng để trộn vào thức ăn). Với nhu cầu áp dụng quy trình vi sinh trong nuôi tôm như hiện nay, càng kích thích sự phát triển của loại hàng hoá này. Không những thế, giá thành của các chế phẩm còn cao, chất lượng không đảm bảo. Ông Hồ Minh Phú, Phó trạm Khuyến ngư thị xã khuyến cáo: Nuôi tôm bằng quy trình vi sinh tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng đòi hỏi người nuôi phải nắm vững kỹ thuật, nhất là sử dụng liều lượngggg. Vì vậy, để phát triển và nhân rộng quy trình này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, kết hợp với việc tăng cường kiểm tra chất lượng của các loại thuốc thuý y thuỷ sản.

Hội nhập nền kinh tế thế giới, chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hoá để tạo sức cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu. Vì vậy, việc áp dụng mô hình nuôi thuỷ hải sản bằng quy trình vi sinh (quy trình an toàn) sẽ góp phần giảm thiệt hại cho người nuôi và giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuỷ sản vượt qua những rào cản khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là một trong những việc làm giúp người nuôi và doanh nghiệp phát triển bền vững. Quan trọng hơn cả, là duy trì được sự phát triển ổn định của môi trường sinh thái, hạn chế tối đa sự huỷ hoại môi trường do hoá chất, kháng sinh gây ra.
(Theo <i>Lư Dũng - Kinh Tế Nông Thôn</i>)
 

 


Last edited:


Back
Top