Những năm gần đây giá hồ tiêu liên tục tăng cao đến nay đã ở mức trên 200 nghìn đồng/kg. Vì thế nên nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ồ ạt mở rộng diện tích, bất kể là am hiểu về kỹ thuật trồng tiêu hay không.
Mở rộng diện tích “vô tội vạ”
Hồ tiêu là loại cây kén chọn đất và khá nhạy cảm với thời tiết khí hậu, do đó nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc không tốt thì cây rất dễ bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Nhưng vì giá trị kinh tế mà cây hồ tiêu hiện nay mang lại lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác như càphê, cao su... nên việc người dân đổ xô trồng tiêu là điều không tránh khỏi.
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, hiện nay đã là tháng 8, Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang ở mùa mưa nhưng năm nay thì trời cứ “nắng rát”. Chưa bao giờ người dân nơi đây lại cầu mong mưa xuống ở mùa mưa. Hồ tiêu là cây chịu hạn kém nên những diện tích tiêu non mới trồng cần lượng nước nhiều hơn để có thể bén rễ, vươn dây nên nhiều gia đình tại huyện Chư Pưh đã phải kéo ống tưới cây, một số hộ gia đình còn phải chở từng bồn nước từ 500-1000 lít nước để tưới vì ở rẫy giếng không có nước.
Diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn hiện đang được người dân mở rộng một cách ồ ạt đến mức khó kiểm soát. Người dân tự mở rộng diện tích hồ tiêu bằng việc xen canh, xâm canh, mở mới theo hình thức trồng cuốn chiếu, tức thay thế từ từ. Điều này sẽ dẫn đến việc cơ cấu cây trồng bị phá vỡ. Sản xuất không bền vững do sản lượng gia tăng đột biến gây mất cân bằng cung cầu dẫn đến giá cả biến động khó lường. Chưa kể đến nay chưa có địa phương nào trong tỉnh có quy hoạch cụ thể, chi tiết về vùng phù hợp trồng cây hồ tiêu để người dân còn biết mà tránh khỏi thất thu.
Theo Quyết định số 681/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai, tỉnh quy hoạch diện tích cây hồ tiêu đến năm 2015 là 6.000ha. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất thì diện tích hồ tiêu trong toàn tỉnh đã ở con số hơn 11.734ha, diện tích mở rộng vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, tiêu kinh doanh là 7.530ha, tiêu kiến thiết cơ bản là 3.715ha, tiêu trồng mới là 489ha. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nguy cơ mất cân bằng cung cầu, dịch bệnh tràn lan là điều không tránh khỏi và đương nhiên những người nông dân sẽ trở thành khổ chủ và con nợ.
Chọn giống, chăm cây không dễ chút nào!
Thiếu kiến thức về cây hồ tiêu nên nhiều người dân đã bị lừa mua phải giống tiêu kém chất lượng. Và trong thực tế, việc mua bán tiêu giống hiện nay, giữa người bán và cả người mua đều không có bất cứ thoả thuận hay cam kết nào về yêu cầu chất lượng giống sau khi cây đã bán tiền đã trao. Người dân cũng không mua giống từ trạm khuyến nông mà chỉ mua của những người quen…
Chị Nay H’Lú chọn mua giống tiêu của người quen.
Ảnh Minh Trang
Việc chọn giống chủ yếu bằng kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng không bảo đảm. Tình trạng sâu bệnh cũng theo đó phát sinh mạnh trên diện rộng như đã xảy ra khiến gây chết tiêu hàng loạt.
Có những trường hợp khác dở khóc dở cười như gia đình anh T.Q.H, thôn Hòa Thuận, xã IaPhang, huyện Chư Pưh mua phải giống tiêu kém chất lượng, trồng được hơn 3 năm, dây tiêu đã phủ trụ và rất xanh tốt nhưng trái thì không có. Bao nhiêu vốn liếng, công chăm bón của gia đình anh coi như mất trắng.
Trước những hiểm họa trên rất mong chính quyền nhanh chóng có những quy hoạch giúp cho cây hồ tiêu phát triển bền vững để giải quyết vấn đề này cho người dân.
Minh Trang
Mở rộng diện tích “vô tội vạ”
Hồ tiêu là loại cây kén chọn đất và khá nhạy cảm với thời tiết khí hậu, do đó nếu trồng không đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc không tốt thì cây rất dễ bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt. Nhưng vì giá trị kinh tế mà cây hồ tiêu hiện nay mang lại lớn hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác như càphê, cao su... nên việc người dân đổ xô trồng tiêu là điều không tránh khỏi.
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, hiện nay đã là tháng 8, Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang ở mùa mưa nhưng năm nay thì trời cứ “nắng rát”. Chưa bao giờ người dân nơi đây lại cầu mong mưa xuống ở mùa mưa. Hồ tiêu là cây chịu hạn kém nên những diện tích tiêu non mới trồng cần lượng nước nhiều hơn để có thể bén rễ, vươn dây nên nhiều gia đình tại huyện Chư Pưh đã phải kéo ống tưới cây, một số hộ gia đình còn phải chở từng bồn nước từ 500-1000 lít nước để tưới vì ở rẫy giếng không có nước.
Thiếu kinh nghiệm chăm sóc hồ tiêu dẫn đến tình trạng tiêu chết hàng loạt.
Ảnh Minh Trang
Diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn hiện đang được người dân mở rộng một cách ồ ạt đến mức khó kiểm soát. Người dân tự mở rộng diện tích hồ tiêu bằng việc xen canh, xâm canh, mở mới theo hình thức trồng cuốn chiếu, tức thay thế từ từ. Điều này sẽ dẫn đến việc cơ cấu cây trồng bị phá vỡ. Sản xuất không bền vững do sản lượng gia tăng đột biến gây mất cân bằng cung cầu dẫn đến giá cả biến động khó lường. Chưa kể đến nay chưa có địa phương nào trong tỉnh có quy hoạch cụ thể, chi tiết về vùng phù hợp trồng cây hồ tiêu để người dân còn biết mà tránh khỏi thất thu.
Theo Quyết định số 681/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai, tỉnh quy hoạch diện tích cây hồ tiêu đến năm 2015 là 6.000ha. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất thì diện tích hồ tiêu trong toàn tỉnh đã ở con số hơn 11.734ha, diện tích mở rộng vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong đó, tiêu kinh doanh là 7.530ha, tiêu kiến thiết cơ bản là 3.715ha, tiêu trồng mới là 489ha. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, nguy cơ mất cân bằng cung cầu, dịch bệnh tràn lan là điều không tránh khỏi và đương nhiên những người nông dân sẽ trở thành khổ chủ và con nợ.
Chọn giống, chăm cây không dễ chút nào!
Thiếu kiến thức về cây hồ tiêu nên nhiều người dân đã bị lừa mua phải giống tiêu kém chất lượng. Và trong thực tế, việc mua bán tiêu giống hiện nay, giữa người bán và cả người mua đều không có bất cứ thoả thuận hay cam kết nào về yêu cầu chất lượng giống sau khi cây đã bán tiền đã trao. Người dân cũng không mua giống từ trạm khuyến nông mà chỉ mua của những người quen…
Chị Nay H’Lú chọn mua giống tiêu của người quen.
Ảnh Minh Trang
Việc chọn giống chủ yếu bằng kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng không bảo đảm. Tình trạng sâu bệnh cũng theo đó phát sinh mạnh trên diện rộng như đã xảy ra khiến gây chết tiêu hàng loạt.
Có những trường hợp khác dở khóc dở cười như gia đình anh T.Q.H, thôn Hòa Thuận, xã IaPhang, huyện Chư Pưh mua phải giống tiêu kém chất lượng, trồng được hơn 3 năm, dây tiêu đã phủ trụ và rất xanh tốt nhưng trái thì không có. Bao nhiêu vốn liếng, công chăm bón của gia đình anh coi như mất trắng.
Trước những hiểm họa trên rất mong chính quyền nhanh chóng có những quy hoạch giúp cho cây hồ tiêu phát triển bền vững để giải quyết vấn đề này cho người dân.
Minh Trang