[h=1]Năm 1997, trại rắn Đồng Tâm ra đời với mục đích nuôi lấy huyết thanh kháng nọc cứu chữa mọi người. 35 năm sau, trại rắn Đồng Tâm trở thành một “địa chỉ rắn” nổi tiếng cả nước.[/h]Dẫu đã có tên mới với chức năng hoạt động đa dạng hơn là Trung tâm Nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu Quân khu 9, song nhiều người vẫn gọi nơi này với cái tên quen thuộc trại rắn Đồng Tâm. Trại đã được tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam và đây cũng là địa chỉ tham quan, nghiên cứu về rắn của nhiều khách du lịch, sinh viên trong và ngoài nước.
Xem rắn như bạn
Đại úy Nguyễn Hữu Viên, nhân viên đội nuôi rắn trại Đồng tâm, cho biết khó nhất là chăm rắn hổ người dân bắt được đưa vào trại. Loài rắn hoang này thường không chịu ăn và nhân viên trại nuôi phải đút cho rắn ăn từng con chuột, con cóc.
Các nhân viên nuôi rắn thường xuyên theo dõi để phát hiện con nào ăn kém, có dấu hiệu bệnh hoặc nôn thức ăn để cho chúng uống thuốc kịp thời. Thậm chí, nhân viên nuôi rắn trở thành “bác sĩ thú y” chuyên chích thuốc ngay khi phát hiện rắn viêm phổi, viêm phế quản, bị ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa…Bác sĩ – trung tá Vũ Ngọc Lương (Phó giám đốc trại rắn Đồng Tâm) nói: “Người nuôi rắn phải xem rắn như bạn và phải biết rắn bị bệnh gì để chữa cho phù hợp”.
Đại úy Viên nói với việc cho rắn ăn, ngay cả người nuôi lâu năm cũng phải cẩn thận đối với những con rắn mới mang về. Người nuôi rắn phải mở cửa chuồng từ từ vì rắn đang đói nên đánh hơi con mồi trước và sẵn sàng nhào tới khe cửa lao ra ngoài.
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Lúc đó, các loài rắn hổ thường rất độc, có lẽ vì chất cực độc này còn năm trên nanh của nó và chưa tiêu hao trong quá trình nuốt thức ăn. “Điều kỳ lạ là ngay đến các loại cóc cực độc, nếu con người lỡ ăn chút ít trứng có thể ngộ độc chết. Nhưng rắn hổ căn một buổi 5 – 7 con cóc có trứng cũng chẳng hề hấn gì. Có lẽ rắn ăn chất độc này để giải chất độc trong cơ thể nó, lấy độc trị độc chăng?”- ông Viên nói.
Hiện trại rắn Đồng Tâm có hơn 100 rắn hổ chúa bố mẹ và hơn 100 rắn hổ chúa con. Rắn hổ chúa lớn nhất hiện còn sống trong trại rắn Đồng Tâm nặng 12 kg với tuổi thọ khoảng tám năm. Con rắn này được nằm trong chuồng số 1 của trại rắn Đồng Tâm. Có thể do thức ăn của loài rắn này là các loài rắn tạp khác mà người ta gọi nó là rắn hổ chúa.
Thậm chí, loài rắn này có thể ăn thịt lẫn nhau và đánh nhau bằng cách quấn lấy nhau, xoắn thân hình nhai răng rắc rất ghê rợn. Một con rắn hổ chúa ăn 1,5 kg rắn tạp/làn và mỗi tuần phải cho ăn hai lần, tổng chi phí cho một con rắn ăn khoảng 300.000 đồng.
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Đối với loài rắn hổ mang, đại úy Viên cho biết, do thức ăn chính của chúng ta là cóc và chuột, mà cả cóc và chuột có nhiều vào mùa mưa nên trại rắn phải trữ lạnh để dành cho rắn ăn.
Trại rắn Đồng Tâm đã phải đầu tư hệ thống tủ đông lạnh chứa hàng tấn chuột, cóc các loại dành làm thức ăn cho rắn trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Theo đại úy Viên, rắn quen ăn cóc hay chuột còn sống, do đó nhân viên nuôi rắn phải tập cho rắn ăn những loại thức ăn rã đông.
Cứu sống những người thập tử nhất sinh
Theo bác sĩ Vũ Ngọc Lương, mỗi lần lấy nọc rắn chỉ lấy được 1 – 2 giọt nọc/con, mỗi năm mỗi con rắn chỉ cho khoảng mười mấy giọt nọc độc. Bác sĩ Lương cho biết chỉ cần 10g nọc rắn có thể điều chế một lượng huyết thanh đủ phục vụ nhu cầu cả nước trong một năm. Tuy nhiên chỉ cần 1g nọc rắn có thể giết chết 165 người với trọng lượng trung bình mỗi người 60kg.
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Bác sĩ Lương cho hay khi đến phòng cấp cứu của trại rắn Đồng Tâm, người bị rắn cắn nếu tim còn đập là cứu sống được. Mỗi năm, phòng cấp cứu và điều trị rắn độc cắn của trại Đồng tâm cứu chữa khoảng 1.000 người bị rắn độc cắn. Ông Lương cũng nói vì trại rắn đã cứu chữa rất nhiều người qua khỏi con thập tử nhất sinh khi bị rắn độc cắn nên nhiều người bắt được rắn hổ mang, hổ chúa độc đều đưa vào đây và trại rắn trở thành trung tâm cứu hộ rắn độc.
Hơn 10 năm trước, khi đút thức ăn cho rắn, bất ngờ đại úy Nguyễn Hữu Viên bị trượt tay, răng con rắn hổ cắm phập vào nhón tay cái của anh. Đại úy Viên rung mình nhớ lại: “Tôi thấy hoa cả mắt khi nghe tiếng răng nanh của rắn cạp vào xương tay của mình. Sau đó, tôi được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc nhưng vẫn bị sốc thuốc mấy ngày liền và vết cắn để lại sẹo đến bây giờ”. Một nhân viên trại rắn tên hải khi đang lấy nọc rắn hổ bị sượt nanh rắn vào ngón tay mực dù có huyết thanh tại chỗ nhưng cũng bị hoại tử và mất hết nửa lóng tay.
Một chuyện hi hữu mà ai trong trại rắn cũng biết đó là trường hợp của ông M.- một chủ nhà hàng tại thị trấn rắn tại TP Mỹ Tho- bị mất hết một ngón tay cái do nọc độc rắn. Ông M. được đưa vào trại rắn Đồng Tâm cấp cứu trong tình trạng trào đờm do độc của rắn hổ. Nguyên nhân, sau khi làm thịt rắn hổ cho khách, ông M. dọn rác và gom đầu rắn hổ thì vô tình răng rắn hổ cắm vào ngón tay cái. Mặc dù gia đình nhanh chóng đưa vào trại rắn để các bác sĩ cứu được mạng sống, ông M. vẫn bị tháo khớp ngón tay cái.
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Một trường hợp được cứu sống khác mà anh em trại rắn Đồng Tâm đều nhớ là ông Nguyễn Hữu Tài, 58 tuổi, ngụ khu phố 2, phường Phú Tân, TP Bến Tre (Bến Tre). Một buổi chiều ba năm trước, trong lúc đang dẫn bò về nhà thì ông gặp con rắn hổ đất nặng khoảng 1 kg. Khi thấy nó phùng mang, ông dùng cây cọc cắm dây dẫn bò đập rắn nhưng nó né được và tấn công ông.
Ngay sau khi bị rắn cắn, ông được gia đình đưa đi cấp cứu, nhưng khi còn cách trại rắn khoảng 3 km thì ông tắt thở. Hơn 10 phút sau ông mới được đưa đến trại rắn Đồng Tâm và được cứu sống, xuất viện sau hơn ba tháng rưỡi điều trị. Đã hơn ba năm kể từ ngày định mệnh đó, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 14 – 6 âm lịch ông Tài đều làm vài mâm cơm cúng ông và và mời những người đã cứu chữa cho ông khỏi tay thần chết, cảm ơn họ như thể đã sinh ông lần thứ hai trong đời.
Chính vì việc cứu người khi bị rắn cắn, số điện thoại (0918652742) của bác sĩ Vũ Ngọc Lương trở thành số điện thoại “đường dây nóng” của nhiều người từ khắp mọi miền đất nước. Ông Lương cho biết đang thực hiện dự án phát triển, khai thác nguồn gen rắn tại trại rắn Đồng Tâm để hỗ trợ người dân về kỹ thuật và con giống. Trong tương lai, dự án này phát triển sẽ giúp người dân trong vùng nuôi rắn xóa đói giảm nghèo.
(Theo Tuổi trẻ số xuân 2013)
Xem rắn như bạn
Đại úy Nguyễn Hữu Viên, nhân viên đội nuôi rắn trại Đồng tâm, cho biết khó nhất là chăm rắn hổ người dân bắt được đưa vào trại. Loài rắn hoang này thường không chịu ăn và nhân viên trại nuôi phải đút cho rắn ăn từng con chuột, con cóc.
Các nhân viên nuôi rắn thường xuyên theo dõi để phát hiện con nào ăn kém, có dấu hiệu bệnh hoặc nôn thức ăn để cho chúng uống thuốc kịp thời. Thậm chí, nhân viên nuôi rắn trở thành “bác sĩ thú y” chuyên chích thuốc ngay khi phát hiện rắn viêm phổi, viêm phế quản, bị ký sinh trùng, rối loạn tiêu hóa…Bác sĩ – trung tá Vũ Ngọc Lương (Phó giám đốc trại rắn Đồng Tâm) nói: “Người nuôi rắn phải xem rắn như bạn và phải biết rắn bị bệnh gì để chữa cho phù hợp”.
Đại úy Viên nói với việc cho rắn ăn, ngay cả người nuôi lâu năm cũng phải cẩn thận đối với những con rắn mới mang về. Người nuôi rắn phải mở cửa chuồng từ từ vì rắn đang đói nên đánh hơi con mồi trước và sẵn sàng nhào tới khe cửa lao ra ngoài.
|
Rắn hổ mang chúa, một loại rắn cực độc, được xếp bậc "E""trong sách đỏ Việt Nam đang được nuôi dưỡng tại Trại rắn Đồng Tâm. (Ảnh: Báo ảnh Việt Nam) |
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Lúc đó, các loài rắn hổ thường rất độc, có lẽ vì chất cực độc này còn năm trên nanh của nó và chưa tiêu hao trong quá trình nuốt thức ăn. “Điều kỳ lạ là ngay đến các loại cóc cực độc, nếu con người lỡ ăn chút ít trứng có thể ngộ độc chết. Nhưng rắn hổ căn một buổi 5 – 7 con cóc có trứng cũng chẳng hề hấn gì. Có lẽ rắn ăn chất độc này để giải chất độc trong cơ thể nó, lấy độc trị độc chăng?”- ông Viên nói.
Hiện trại rắn Đồng Tâm có hơn 100 rắn hổ chúa bố mẹ và hơn 100 rắn hổ chúa con. Rắn hổ chúa lớn nhất hiện còn sống trong trại rắn Đồng Tâm nặng 12 kg với tuổi thọ khoảng tám năm. Con rắn này được nằm trong chuồng số 1 của trại rắn Đồng Tâm. Có thể do thức ăn của loài rắn này là các loài rắn tạp khác mà người ta gọi nó là rắn hổ chúa.
Thậm chí, loài rắn này có thể ăn thịt lẫn nhau và đánh nhau bằng cách quấn lấy nhau, xoắn thân hình nhai răng rắc rất ghê rợn. Một con rắn hổ chúa ăn 1,5 kg rắn tạp/làn và mỗi tuần phải cho ăn hai lần, tổng chi phí cho một con rắn ăn khoảng 300.000 đồng.
Tháng 8-2005, Bảo tàng rắn trực thuộc trại rắn Đồng Tâm được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là bảo tàng rắn đầu tiên của Việt Nam, nơi lưu giữ nhiều loài rắn nhất Việt Nam với hơn 40 loài rắn đặc trưng ở đồng bằng song Cửu Long. Trong đó đáng kể nhất là con rắn hổ chúa 17 tuổi, dài 4,2m, nặng 18kg. |
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Đối với loài rắn hổ mang, đại úy Viên cho biết, do thức ăn chính của chúng ta là cóc và chuột, mà cả cóc và chuột có nhiều vào mùa mưa nên trại rắn phải trữ lạnh để dành cho rắn ăn.
Trại rắn Đồng Tâm đã phải đầu tư hệ thống tủ đông lạnh chứa hàng tấn chuột, cóc các loại dành làm thức ăn cho rắn trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm. Theo đại úy Viên, rắn quen ăn cóc hay chuột còn sống, do đó nhân viên nuôi rắn phải tập cho rắn ăn những loại thức ăn rã đông.
Cứu sống những người thập tử nhất sinh
Theo bác sĩ Vũ Ngọc Lương, mỗi lần lấy nọc rắn chỉ lấy được 1 – 2 giọt nọc/con, mỗi năm mỗi con rắn chỉ cho khoảng mười mấy giọt nọc độc. Bác sĩ Lương cho biết chỉ cần 10g nọc rắn có thể điều chế một lượng huyết thanh đủ phục vụ nhu cầu cả nước trong một năm. Tuy nhiên chỉ cần 1g nọc rắn có thể giết chết 165 người với trọng lượng trung bình mỗi người 60kg.
Cán bộ, nhân viên Trại rắn Đồng Tâm đang lấy nọc rắn (Ảnh: Kyluc.vn) |
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Bác sĩ Lương cho hay khi đến phòng cấp cứu của trại rắn Đồng Tâm, người bị rắn cắn nếu tim còn đập là cứu sống được. Mỗi năm, phòng cấp cứu và điều trị rắn độc cắn của trại Đồng tâm cứu chữa khoảng 1.000 người bị rắn độc cắn. Ông Lương cũng nói vì trại rắn đã cứu chữa rất nhiều người qua khỏi con thập tử nhất sinh khi bị rắn độc cắn nên nhiều người bắt được rắn hổ mang, hổ chúa độc đều đưa vào đây và trại rắn trở thành trung tâm cứu hộ rắn độc.
Hơn 10 năm trước, khi đút thức ăn cho rắn, bất ngờ đại úy Nguyễn Hữu Viên bị trượt tay, răng con rắn hổ cắm phập vào nhón tay cái của anh. Đại úy Viên rung mình nhớ lại: “Tôi thấy hoa cả mắt khi nghe tiếng răng nanh của rắn cạp vào xương tay của mình. Sau đó, tôi được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc nhưng vẫn bị sốc thuốc mấy ngày liền và vết cắn để lại sẹo đến bây giờ”. Một nhân viên trại rắn tên hải khi đang lấy nọc rắn hổ bị sượt nanh rắn vào ngón tay mực dù có huyết thanh tại chỗ nhưng cũng bị hoại tử và mất hết nửa lóng tay.
Một chuyện hi hữu mà ai trong trại rắn cũng biết đó là trường hợp của ông M.- một chủ nhà hàng tại thị trấn rắn tại TP Mỹ Tho- bị mất hết một ngón tay cái do nọc độc rắn. Ông M. được đưa vào trại rắn Đồng Tâm cấp cứu trong tình trạng trào đờm do độc của rắn hổ. Nguyên nhân, sau khi làm thịt rắn hổ cho khách, ông M. dọn rác và gom đầu rắn hổ thì vô tình răng rắn hổ cắm vào ngón tay cái. Mặc dù gia đình nhanh chóng đưa vào trại rắn để các bác sĩ cứu được mạng sống, ông M. vẫn bị tháo khớp ngón tay cái.
Ngoài các loại rượu rắn, cao trăn, bột và viên nang rắn lục có tác dụng kháng viêm, trại rắn Đồng Tâm đã nghiên cứu và sản xuấ thành công thuốc Cobratoxan từ nọc rắn. Cobratoxan là loại kem xoa chuyên trị đau nhức, viêm khớp, đau dây thần kinh. Khi xoa lên da, Cobratoxan thấm vào cơ tạo nên cảm giác ấm, dễ chịu. Loại thuốc này hiện rất được khách tham quan và người tiêu dùng trên cả nước ưu chuộng. |
<tbody style="border: 0px; outline: 0px; vertical-align: baseline; background-color: transparent; margin: 0px; padding: 0px;">
</tbody>
Một trường hợp được cứu sống khác mà anh em trại rắn Đồng Tâm đều nhớ là ông Nguyễn Hữu Tài, 58 tuổi, ngụ khu phố 2, phường Phú Tân, TP Bến Tre (Bến Tre). Một buổi chiều ba năm trước, trong lúc đang dẫn bò về nhà thì ông gặp con rắn hổ đất nặng khoảng 1 kg. Khi thấy nó phùng mang, ông dùng cây cọc cắm dây dẫn bò đập rắn nhưng nó né được và tấn công ông.
Ngay sau khi bị rắn cắn, ông được gia đình đưa đi cấp cứu, nhưng khi còn cách trại rắn khoảng 3 km thì ông tắt thở. Hơn 10 phút sau ông mới được đưa đến trại rắn Đồng Tâm và được cứu sống, xuất viện sau hơn ba tháng rưỡi điều trị. Đã hơn ba năm kể từ ngày định mệnh đó, năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 14 – 6 âm lịch ông Tài đều làm vài mâm cơm cúng ông và và mời những người đã cứu chữa cho ông khỏi tay thần chết, cảm ơn họ như thể đã sinh ông lần thứ hai trong đời.
Chính vì việc cứu người khi bị rắn cắn, số điện thoại (0918652742) của bác sĩ Vũ Ngọc Lương trở thành số điện thoại “đường dây nóng” của nhiều người từ khắp mọi miền đất nước. Ông Lương cho biết đang thực hiện dự án phát triển, khai thác nguồn gen rắn tại trại rắn Đồng Tâm để hỗ trợ người dân về kỹ thuật và con giống. Trong tương lai, dự án này phát triển sẽ giúp người dân trong vùng nuôi rắn xóa đói giảm nghèo.
(Theo Tuổi trẻ số xuân 2013)