D
dongchiquyet
Guest
Viêm màng não vì ăn ốc sên
10 ngày sau khi ăn hai con ốc sên nướng, anh Khoa 24 tuổi ngụ tại Bình Dương bắt đầu lên cơn sốt. Chẩn đoán sau đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho thấy, anh bị một loại giun có trong ốc sên gây viêm màng não.
Sáng nay, bắt đầu tỉnh táo sau hơn hai tuần điều trị tại Nhiễm B, anh Khoa kể: “Hôm đó nhậu nhưng thiếu mồi, hai người bạn bảo ra vườn bắt ốc sên mang vào nướng. Lúc ăn thấy cũng ngon, nào ngờ hơn 1 tuần sau, tôi bắt đầu thấy lạnh xương sống và nhức đầu”.
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
</TD></TR><TR><TD class=Image>Chân dung loại ốc sên (còn được gọi là ốc ma) gây bệnh. Ảnh: Hcmbiotech.</TD></TR></TBODY></TABLE>Mẹ bệnh nhân cho hay, trước khi vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, bà đã đưa con trai đến bệnh viện huyện tại tỉnh Trà Vinh nhưng các bác sĩ chẩn đoán bị viêm xoang và cho thuốc uống. “Đến khi thấy con thường xuyên đổ mồ hôi, người lạnh toát và thường xuyên ôm đầu, đưa đến đây, tôi mới biết con mình bị viêm màng não do ăn ốc sên”, bà này nói.
Cũng theo gia đình bệnh nhân, dù có bảo hiểm y tế nhưng do quá trình điều trị lâu dài nên gần 10 triệu đồng thuốc men đã “ra đi” chỉ vì hai con ốc.
Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, viêm màng não giun xảy ra khi người bệnh ăn phải loại ốc có mang giun hoặc ấu trùng giun. “Trước đây, chúng tôi từng điều trị cho cả gia đình nhà ở tỉnh bị mắc bệnh tương tự do ăn ốc sên. May mắn là người bệnh phát hiện sớm nên không có ai nguy kịch”, ông Hiền nói.
Cũng theo tiến sĩ Hiền, ở thể nặng, bệnh viêm màng não do giun trong ốc sên gây nên có thể khiến bệnh nhân tử vong. Chính vì thế, việc người dân tin lời người khác để ăn những loài ốc lạ là hoàn toàn không nên.
Một điều dưỡng của khoa Nhiễm B cũng cho biết, cô từng chứng kiển một vài ca phải nhập viện trong tình trạng đờ đẫn, chẩn đoán sau đó cho thấy viêm màng não chỉ vì ăn ốc sên sống chấm mù tạt.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thịt ốc sên có thể dùng được, việc nấu thật chín có thể diệt các loại ký sinh trùng, tuy nhiên với loại ốc sên sống trong vườn (loại ốc có vỏ dày thường tìm thấy ở các tỉnh Đông Nam bộ còn được gọi là ốc ma) rất dễ gây bệnh do sống trong môi trường bẩn.
10 ngày sau khi ăn hai con ốc sên nướng, anh Khoa 24 tuổi ngụ tại Bình Dương bắt đầu lên cơn sốt. Chẩn đoán sau đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM cho thấy, anh bị một loại giun có trong ốc sên gây viêm màng não.
Sáng nay, bắt đầu tỉnh táo sau hơn hai tuần điều trị tại Nhiễm B, anh Khoa kể: “Hôm đó nhậu nhưng thiếu mồi, hai người bạn bảo ra vườn bắt ốc sên mang vào nướng. Lúc ăn thấy cũng ngon, nào ngờ hơn 1 tuần sau, tôi bắt đầu thấy lạnh xương sống và nhức đầu”.
<TABLE cellSpacing=0 cellPadding=3 width=1 align=center border=0><TBODY><TR><TD>
Cũng theo gia đình bệnh nhân, dù có bảo hiểm y tế nhưng do quá trình điều trị lâu dài nên gần 10 triệu đồng thuốc men đã “ra đi” chỉ vì hai con ốc.
Tiến sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, viêm màng não giun xảy ra khi người bệnh ăn phải loại ốc có mang giun hoặc ấu trùng giun. “Trước đây, chúng tôi từng điều trị cho cả gia đình nhà ở tỉnh bị mắc bệnh tương tự do ăn ốc sên. May mắn là người bệnh phát hiện sớm nên không có ai nguy kịch”, ông Hiền nói.
Cũng theo tiến sĩ Hiền, ở thể nặng, bệnh viêm màng não do giun trong ốc sên gây nên có thể khiến bệnh nhân tử vong. Chính vì thế, việc người dân tin lời người khác để ăn những loài ốc lạ là hoàn toàn không nên.
Một điều dưỡng của khoa Nhiễm B cũng cho biết, cô từng chứng kiển một vài ca phải nhập viện trong tình trạng đờ đẫn, chẩn đoán sau đó cho thấy viêm màng não chỉ vì ăn ốc sên sống chấm mù tạt.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thịt ốc sên có thể dùng được, việc nấu thật chín có thể diệt các loại ký sinh trùng, tuy nhiên với loại ốc sên sống trong vườn (loại ốc có vỏ dày thường tìm thấy ở các tỉnh Đông Nam bộ còn được gọi là ốc ma) rất dễ gây bệnh do sống trong môi trường bẩn.