Nấm rơm là cây lương thực quen thuộc có vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Nấm sử dụng làm thức ăn tươi hoặc sử dụng dưới dạng chế biến và làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
Nấm rơm cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: Đạm, vitamin, chất khoáng, axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…
Phát triển sản xuất nấm còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị.
Sản xuất nấm là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao.
Chính vì ý nghĩa to lớn trên, nấm quả được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.
Tuy vậy, việc sản xuất nấm vẫn chủ yếu theo phương thức cũ, sử dụng nhiều thuốc hóa học và chưa có nhiều biện pháp kiểm định nghiêm ngặt về tính an toàn. Vì lợi nhuận, một số đơn vị sản xuất vẫn sử dụng rất nhiều thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng không tốt tới người tiêu dùng.
Việc sản xuất nấm vẫn mang tính tự phát, chưa có đường lối, kế hoạch chiến lược rõ ràng theo từng giai đoạn. Vẫn sản xuất theo phong trào, theo mùa chứ chưa kết hợp với việc kinh doanh và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Đi dọc một số chợ đầu mối, các của hàng nông sản và các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn rất nhiều nơi bày bán các sản phẩm nấm nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi Việt Nam ta có thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khí hậu thuận lợi, có nhân lực giàu kinh nghiệm. Thực trang đó thật xót xa.
Việc kinh doanh các loại nấm cũng gặp nhiều khó khăn. Khách hàng gần như rất khó có thông tin về xuất xứ, quy trình sản xuất và mức độ an toàn của sản phẩm. Nấm chủ yếu chỉ được đem bán ở chợ truyền thống, siêu thị và một số hộ kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên có rất ít sự kiểm định về sản phẩm ở các đơn vị này.
Vì thế, xin phép bác Dfruit, bác anhmytran và một số anh chị em, cô chú bác có quan tâm tới nông nghiệp nói riêng và cây nấm nói chung cho phép em lập topic này để bàn luận về cách phát triển cây nấm rơm Việt trên những khía cạnh tổng quan hơn.
Để tham khảo về cách trồng nấm, bạn đọc vui lòng xem tại: http://agriviet.com/threads/nghe-tr...the-thanh-dai-gia-khong.148334/#axzz2u9U0N3HqTrước hết, em xin phép được trình bày theo khía cạnh kinh tế - lĩnh vực chuyên ngành của em. em sẽ trình bày các vấn đề sau:
I - Phân tích môi trường.
II - Các triết lí chiến lược
III - Định hướng phát triển
IV - Xây dựng chiến lược bằng ma trận SWOT
V - Phân tích rủi ro bằng FMPA
VI - Quản trị rủi roI - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường vĩ mô
a) Các yếu tố kinh tế
- Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ để vươn tầm với thế giới. Kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu, mang tính quyết định tới hầu hết các vấn đề của đất nước. Giai đoạn 2015 -2020 dự kiến sẽ là những bước nhảy vọt quan trọng trong chu kì nền kinh tế. Việc hội nhập mang tới cho đất nước cơ hội tuyệt vời để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, tiếp thu các tinh hoa khoa học kĩ thuật cũng như đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.
- Nhà nước luôn có các gói tài trợ hỗ trợ các chủ thể kinh tế tham gia vào nền kinh tế, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủ công mĩ nghệ truyền thống…
- Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng nhanh, người dân càng ngày càng có xu hướng muốn tiêu dùng các sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn thay vì các sản phẩm rẻ tiền như trước đây. Nếu như trước đây, một bà nội trợ thường quan tâm so sánh giá của các loại nông sản thì giờ, để quyết định mua sản phẩm đó hay không, họ thường quan tâm tới vấn đề xuất xứ cũng như chất lượng của sản phẩm hơn.
- Lạm phát luôn là vấn đề rất được quan tâm của nền kinh tế. Những năm gần đây, lạm phát được giữ ở mức 2 con số, về cơ bản nó tạo được sự ổn định cho dòng tiền tệ của nền kinh tế. Lãi suất ngân hàng thời gian qua có sự giảm nhẹ (dự báo vẫn giữ ở khoảng 10% cho tới 2016) như vậy, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán được các khoản thu chi và lợi nhuận của mình.
b) Các yếu tố xã hội
- Nhận thức của người dân về các sản phẩm đang có sự thay đổi đáng kể. Với việc thu nhập được tăng cao và ngày có càng nhiều sự lựa chọn trên thị trường về các sản phẩm nông nghiệp, người tiêu dùng có xu hướng ngày càng ưa thích các sản phẩm chất lượng, an toàn và rõ ràng nguồn gốc.
- Dù đang trải qua thời kì hội nhập và giao thoa văn hóa với thế giới, người Việt vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của mình. Họ coi trọng tình cảm gia đình, làng xóm, đồng bào. Người Việt thích tự chuẩn bị cho bữa ăn gia đình đầm ấm hơn là ra tiệm. Vào các ngày lễ tết, cuối tuần, người Việt có thói quen tập trung lại ăn uống, nhậu nhẹt… Trong đó có rất nhiều món ăn cần nguyên liệu là nấm rơm.
- Tính linh hoạt của người tiêu dùng trong nước nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là không cao. Người tiêu dùng có xu hướng sẽ sử dụng lại sản phẩm mà mình đã sử dụng trước đó. Như vậy, thường khi đã tạo được lòng tin ở khách hàng thì việc giữ được khách hàng là một việc không có nhiều khó khăn.
- Tỉ lệ gia tăng dân số ở mức cao, kết hợp với việc người dân có xu hướng muốn được sống và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khiến dân cư khu vực thành phố và các vùng lân cận ngày càng tăng. Nhu cầu vì thế cũng ngày càng tăng mạnh.
- Lao động phổ thông ở Việt Nam, nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng dồi dào và rẻ. Lao động Việt vốn cần cù, chịu khó và tiếp thu rất nhanh. Tuy vậy, tay nghề và kiến thức của lao động phổ thông tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
- Khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, ngày càng thêm nhiều các phương thức sản xuất, máy móc thiết bị ra đời giúp tăng mạnh năng xuất cũng như hiệu quả kinh tế. Nếu trước đây, việc trồng nấm năng suất thường chỉ đạt 5-10% lượng nguyên liệu thô thì giờ đã có thể đạt 30-40%, cá biệt có một số nơi lên tới 60%. Máy móc hỗ trợ cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cây nấm phát triển cũng như bảo quản sản phẩm được lâu hơn gấp 2, 3 lần so với trước đây. Đây là một dấu hiệu cực kì thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh nấm.
c) Tự nhiên
- Việt Nam là nước nông nghiệp lúa nước, nguồn nguyên vật liệu làm nấm rơm là vô cùng dồi dào và rẻ. Lượng nguyên liệu này thường chỉ được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc hoặc đốt làm tro bón ruộng, điều đó là vô cùng đáng tiếc khi giá trị kinh tế của rơm rạ, bông… là khá lớn nếu được sử dụng hợp lí.
- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để cây nấm phát triển. Trong khi các nước khác phải xây dựng nhà kính, hệ thống phun sương tạo độ ẩm thì tại Việt Nam, gần như chỉ cần ủ rơm ở môi trường ngoài trời là đã có thể tạo ra thành phẩm.
- Vấn đề môi trường đang là vến đề rất được quan tâm trên toàn thế giới, dĩ nhiên nó cũng là một vấn đề quan trọng của Việt Nam. Các doanh nghiệp thân thiện với môi trường luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng.
- Tuy nhiên, việc thường xuyên có thiên tai như mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh… cũng có ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ tới sự phát triển của cây nấm.
d) Chính trị và luật pháp
- Nông nghiệp luôn luôn được ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Có rất nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu các loại nông sản.
- Kinh tế trang trại quy mô nhỏ hiện tại vẫn đang được miễn thuế hoàn toàn.
- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộkhông có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân,phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi trại nấm cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân,các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợpcho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
- Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.
- Điểm trừ lớn nhất là khâu quản lí còn lỏng lẽo, các phương án hỗ trợ chưa thực sự tỏ ra có hiệu quả. Nạn tham nhũng là vấn nạn của cả xã hội. Tình trạng trì trệ khi giải quyết các thủ tục hành chính. Việt Nam chưa có chế tài nào tỏ ra có sức bảo hộ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Nấm rơm cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: Đạm, vitamin, chất khoáng, axít hữu cơ và nhiều chất bổ khác…
Phát triển sản xuất nấm còn có ý nghĩa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm phát triển và là nguồn xuất khẩu có giá trị.
Sản xuất nấm là ngành có hiệu quả và thu nhập khá cao trong ngành trồng trọt. Có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọ theo hướng đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao.
Chính vì ý nghĩa to lớn trên, nấm quả được phát triển và trở thành một ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.
Tuy vậy, việc sản xuất nấm vẫn chủ yếu theo phương thức cũ, sử dụng nhiều thuốc hóa học và chưa có nhiều biện pháp kiểm định nghiêm ngặt về tính an toàn. Vì lợi nhuận, một số đơn vị sản xuất vẫn sử dụng rất nhiều thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng không tốt tới người tiêu dùng.
Việc sản xuất nấm vẫn mang tính tự phát, chưa có đường lối, kế hoạch chiến lược rõ ràng theo từng giai đoạn. Vẫn sản xuất theo phong trào, theo mùa chứ chưa kết hợp với việc kinh doanh và nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.
Đi dọc một số chợ đầu mối, các của hàng nông sản và các siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn rất nhiều nơi bày bán các sản phẩm nấm nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi Việt Nam ta có thiên thời - địa lợi - nhân hòa. Có nguồn nguyên liệu dồi dào, có khí hậu thuận lợi, có nhân lực giàu kinh nghiệm. Thực trang đó thật xót xa.
Việc kinh doanh các loại nấm cũng gặp nhiều khó khăn. Khách hàng gần như rất khó có thông tin về xuất xứ, quy trình sản xuất và mức độ an toàn của sản phẩm. Nấm chủ yếu chỉ được đem bán ở chợ truyền thống, siêu thị và một số hộ kinh doanh nhỏ. Tuy nhiên có rất ít sự kiểm định về sản phẩm ở các đơn vị này.
Vì thế, xin phép bác Dfruit, bác anhmytran và một số anh chị em, cô chú bác có quan tâm tới nông nghiệp nói riêng và cây nấm nói chung cho phép em lập topic này để bàn luận về cách phát triển cây nấm rơm Việt trên những khía cạnh tổng quan hơn.
Để tham khảo về cách trồng nấm, bạn đọc vui lòng xem tại: http://agriviet.com/threads/nghe-tr...the-thanh-dai-gia-khong.148334/#axzz2u9U0N3HqTrước hết, em xin phép được trình bày theo khía cạnh kinh tế - lĩnh vực chuyên ngành của em. em sẽ trình bày các vấn đề sau:
I - Phân tích môi trường.
II - Các triết lí chiến lược
III - Định hướng phát triển
IV - Xây dựng chiến lược bằng ma trận SWOT
V - Phân tích rủi ro bằng FMPA
VI - Quản trị rủi roI - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường vĩ mô
a) Các yếu tố kinh tế
- Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển mạnh mẽ để vươn tầm với thế giới. Kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu, mang tính quyết định tới hầu hết các vấn đề của đất nước. Giai đoạn 2015 -2020 dự kiến sẽ là những bước nhảy vọt quan trọng trong chu kì nền kinh tế. Việc hội nhập mang tới cho đất nước cơ hội tuyệt vời để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, tiếp thu các tinh hoa khoa học kĩ thuật cũng như đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế.
- Nhà nước luôn có các gói tài trợ hỗ trợ các chủ thể kinh tế tham gia vào nền kinh tế, đặc biệt là các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủ công mĩ nghệ truyền thống…
- Thu nhập bình quân đầu người có xu hướng tăng nhanh, người dân càng ngày càng có xu hướng muốn tiêu dùng các sản phẩm chất lượng và đảm bảo an toàn thay vì các sản phẩm rẻ tiền như trước đây. Nếu như trước đây, một bà nội trợ thường quan tâm so sánh giá của các loại nông sản thì giờ, để quyết định mua sản phẩm đó hay không, họ thường quan tâm tới vấn đề xuất xứ cũng như chất lượng của sản phẩm hơn.
- Lạm phát luôn là vấn đề rất được quan tâm của nền kinh tế. Những năm gần đây, lạm phát được giữ ở mức 2 con số, về cơ bản nó tạo được sự ổn định cho dòng tiền tệ của nền kinh tế. Lãi suất ngân hàng thời gian qua có sự giảm nhẹ (dự báo vẫn giữ ở khoảng 10% cho tới 2016) như vậy, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tính toán được các khoản thu chi và lợi nhuận của mình.
b) Các yếu tố xã hội
- Nhận thức của người dân về các sản phẩm đang có sự thay đổi đáng kể. Với việc thu nhập được tăng cao và ngày có càng nhiều sự lựa chọn trên thị trường về các sản phẩm nông nghiệp, người tiêu dùng có xu hướng ngày càng ưa thích các sản phẩm chất lượng, an toàn và rõ ràng nguồn gốc.
- Dù đang trải qua thời kì hội nhập và giao thoa văn hóa với thế giới, người Việt vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của mình. Họ coi trọng tình cảm gia đình, làng xóm, đồng bào. Người Việt thích tự chuẩn bị cho bữa ăn gia đình đầm ấm hơn là ra tiệm. Vào các ngày lễ tết, cuối tuần, người Việt có thói quen tập trung lại ăn uống, nhậu nhẹt… Trong đó có rất nhiều món ăn cần nguyên liệu là nấm rơm.
- Tính linh hoạt của người tiêu dùng trong nước nói chung và khu vực thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là không cao. Người tiêu dùng có xu hướng sẽ sử dụng lại sản phẩm mà mình đã sử dụng trước đó. Như vậy, thường khi đã tạo được lòng tin ở khách hàng thì việc giữ được khách hàng là một việc không có nhiều khó khăn.
- Tỉ lệ gia tăng dân số ở mức cao, kết hợp với việc người dân có xu hướng muốn được sống và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh khiến dân cư khu vực thành phố và các vùng lân cận ngày càng tăng. Nhu cầu vì thế cũng ngày càng tăng mạnh.
- Lao động phổ thông ở Việt Nam, nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh là vô cùng dồi dào và rẻ. Lao động Việt vốn cần cù, chịu khó và tiếp thu rất nhanh. Tuy vậy, tay nghề và kiến thức của lao động phổ thông tại Việt Nam còn rất nhiều hạn chế.
- Khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ chóng mặt, ngày càng thêm nhiều các phương thức sản xuất, máy móc thiết bị ra đời giúp tăng mạnh năng xuất cũng như hiệu quả kinh tế. Nếu trước đây, việc trồng nấm năng suất thường chỉ đạt 5-10% lượng nguyên liệu thô thì giờ đã có thể đạt 30-40%, cá biệt có một số nơi lên tới 60%. Máy móc hỗ trợ cũng giúp tạo điều kiện thuận lợi cho cây nấm phát triển cũng như bảo quản sản phẩm được lâu hơn gấp 2, 3 lần so với trước đây. Đây là một dấu hiệu cực kì thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh nấm.
c) Tự nhiên
- Việt Nam là nước nông nghiệp lúa nước, nguồn nguyên vật liệu làm nấm rơm là vô cùng dồi dào và rẻ. Lượng nguyên liệu này thường chỉ được sử dụng để làm thức ăn cho gia súc hoặc đốt làm tro bón ruộng, điều đó là vô cùng đáng tiếc khi giá trị kinh tế của rơm rạ, bông… là khá lớn nếu được sử dụng hợp lí.
- Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi để cây nấm phát triển. Trong khi các nước khác phải xây dựng nhà kính, hệ thống phun sương tạo độ ẩm thì tại Việt Nam, gần như chỉ cần ủ rơm ở môi trường ngoài trời là đã có thể tạo ra thành phẩm.
- Vấn đề môi trường đang là vến đề rất được quan tâm trên toàn thế giới, dĩ nhiên nó cũng là một vấn đề quan trọng của Việt Nam. Các doanh nghiệp thân thiện với môi trường luôn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng.
- Tuy nhiên, việc thường xuyên có thiên tai như mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh… cũng có ảnh hưởng tiêu cực không hề nhỏ tới sự phát triển của cây nấm.
d) Chính trị và luật pháp
- Nông nghiệp luôn luôn được ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Có rất nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như xuất nhập khẩu các loại nông sản.
- Kinh tế trang trại quy mô nhỏ hiện tại vẫn đang được miễn thuế hoàn toàn.
- Nhà nước khuyến khích phát triển và bảo hộ kinh tế trang trại. Các hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế trang trại được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài theo pháp luật để sản xuất kinh doanh.
- Nhà nước đặc biệt khuyến khích việc đầu tư khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống, đồi núi trọc ở trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, tận dụng khai thác các loại đất còn hoang hoá, ao, hồ, đầm, bãi bồi ven sông, ven biển, mặt nước eo vịnh, đầm phá để sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hoá cao. Đối với vùng đất hẹp, người đông, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại sử dụng ít đất, nhiều lao động, thâm canh cao gắn với chế biến và thương mại, dịch vụ, làm ra nông sản có giá trị kinh tế lớn. Ưu tiên giao đất, cho thuê đất đối với những hộ nông dân có vốn, kinh nghiệm sản xuất, quản lý, có yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp hàng hoá và những hộkhông có đất sản xuất nông nghiệp mà có nguyện vọng tạo dựng cơ nghiệp lâu dài trong nông nghiệp.
- Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân,phát triển kinh tế trang trại đi đôi với chuyển đổi trại nấm cũ, mở rộng các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh giữa các hộ nông dân,các trang trại, các nông, lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác để tạo động lực và sức mạnh tổng hợpcho nông nghiệp, nông thôn phát triển.
- Nhà nước hỗ trợ về vốn, khoa học-công nghệ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại phát triển bền vững.
- Điểm trừ lớn nhất là khâu quản lí còn lỏng lẽo, các phương án hỗ trợ chưa thực sự tỏ ra có hiệu quả. Nạn tham nhũng là vấn nạn của cả xã hội. Tình trạng trì trệ khi giải quyết các thủ tục hành chính. Việt Nam chưa có chế tài nào tỏ ra có sức bảo hộ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Last edited by a moderator: