Ngoài ngắm nhìn vườn quýt trĩu quả, xem quy trình tưới cây, tỉa cành, bón gốc và tham gia thu hoạch quýt chín thì hoạt động chèo xuồng dạo chơi hay lưu trú homestay cũng mang tới nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách.
Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang phát triển khá mạnh ở một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với Hậu Giang, loại hình này có đặc điểm khác biệt là gắn liền với hệ sinh thái nông nghiệp. Tận dụng tuyến đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, đi qua các vườn cây ăn quả như táo, ổi, xoài... và những cánh đồng lúa bạt ngàn, du khách có cơ hội tham quan nhiều vườn cây trái đặc trưng của tỉnh.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang, địa phương này có 9 dự án du lịch đang kêu gọi đầu tư gồm khu du lịch Hồ Sen; khu du lịch sinh thái Kênh Lầu; khu du lịch Hồ Tam Giác, chợ nổi Ngã Bảy; khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng; du lịch cộng đồng vùng khóm Cầu Đúc; khu du lịch căn cứ thị xã ủy Vị Thanh; khu du lịch sinh thái Ngã Sáu - Phú Hữu và du lịch cộng đồng vùng quýt đường Long Trị.
Quýt đường là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng đất Long Trị. Ảnh: Loca.
Xã Long Trị, huyện Long Mỹ nằm ven sông Cái Lớn với nguồn phù sa dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả, đặc biệt là quýt đường. Quýt đường Long Trị có ưu điểm trái to, vỏ mỏng, ngọt nước và để được lâu. Hiện nay, với diện tích canh tác khoảng 216 ha, cho sản lượng 5.000 - 6.000 tấn mỗi năm, giống cây này mang về cho các nhà vườn tổng doanh thu khoảng 20 tỷ đồng.
Không chỉ giúp hộ dân phát triển kinh tế, nhờ chính sách khuyến khích mở rộng các dự án du lịch của địa phương, những vựa quýt đường còn tạo hướng đi mới cho bà con với loại hình du lịch miệt vườn.
Hiện nay, tại Long Trị, cây quýt đường được các nhà vườn tổ chức sản xuất rải vụ, xử lý cho ra quả luân phiên. Do vậy, loại trái cây này luôn có để bán quanh năm, mùa nhiều nhất là từ tháng 8 đến tháng 10 Âm lịch.
Tới Long Trị, du khách không chỉ được ngắm nhìn vườn quýt trĩu quả, mục sở thị quy trình tưới cây, tỉa cành, bón gốc, tham gia thu hoạch quýt chín mà còn có thể chèo xuồng dạo quanh vườn quýt, câu cá, giăng lưới, chế biến thủy sản bắt được. Ngoài ra, dịch vụ homestay của nhà vườn cũng phục vụ những người có nhu cầu lưu trú lại.
Xuất phát điểm là nông dân vốn quen với việc chăm sóc vườn quýt, khi kết hợp cùng mô hình du lịch miệt vườn, bà con Long Trị khó tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Tuy nhiên, với sự tư vấn, hỗ trợ của địa phương, các nhà vườn có thể tìm thêm hướng đi để phát triển kinh tế hiệu quả với loại trái cây đặc sản của tỉnh nhà.
Tú Anh
Nguồn: http://vnexpress.net
Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang phát triển khá mạnh ở một số tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với Hậu Giang, loại hình này có đặc điểm khác biệt là gắn liền với hệ sinh thái nông nghiệp. Tận dụng tuyến đường nối Vị Thanh - Cần Thơ, đi qua các vườn cây ăn quả như táo, ổi, xoài... và những cánh đồng lúa bạt ngàn, du khách có cơ hội tham quan nhiều vườn cây trái đặc trưng của tỉnh.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang, địa phương này có 9 dự án du lịch đang kêu gọi đầu tư gồm khu du lịch Hồ Sen; khu du lịch sinh thái Kênh Lầu; khu du lịch Hồ Tam Giác, chợ nổi Ngã Bảy; khu du lịch sinh thái Lung Ngọc Hoàng; du lịch cộng đồng vùng khóm Cầu Đúc; khu du lịch căn cứ thị xã ủy Vị Thanh; khu du lịch sinh thái Ngã Sáu - Phú Hữu và du lịch cộng đồng vùng quýt đường Long Trị.
Quýt đường là một trong những loại trái cây đặc sản của vùng đất Long Trị. Ảnh: Loca.
Xã Long Trị, huyện Long Mỹ nằm ven sông Cái Lớn với nguồn phù sa dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển cây ăn quả, đặc biệt là quýt đường. Quýt đường Long Trị có ưu điểm trái to, vỏ mỏng, ngọt nước và để được lâu. Hiện nay, với diện tích canh tác khoảng 216 ha, cho sản lượng 5.000 - 6.000 tấn mỗi năm, giống cây này mang về cho các nhà vườn tổng doanh thu khoảng 20 tỷ đồng.
Không chỉ giúp hộ dân phát triển kinh tế, nhờ chính sách khuyến khích mở rộng các dự án du lịch của địa phương, những vựa quýt đường còn tạo hướng đi mới cho bà con với loại hình du lịch miệt vườn.
Hiện nay, tại Long Trị, cây quýt đường được các nhà vườn tổ chức sản xuất rải vụ, xử lý cho ra quả luân phiên. Do vậy, loại trái cây này luôn có để bán quanh năm, mùa nhiều nhất là từ tháng 8 đến tháng 10 Âm lịch.
Tới Long Trị, du khách không chỉ được ngắm nhìn vườn quýt trĩu quả, mục sở thị quy trình tưới cây, tỉa cành, bón gốc, tham gia thu hoạch quýt chín mà còn có thể chèo xuồng dạo quanh vườn quýt, câu cá, giăng lưới, chế biến thủy sản bắt được. Ngoài ra, dịch vụ homestay của nhà vườn cũng phục vụ những người có nhu cầu lưu trú lại.
Xuất phát điểm là nông dân vốn quen với việc chăm sóc vườn quýt, khi kết hợp cùng mô hình du lịch miệt vườn, bà con Long Trị khó tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu. Tuy nhiên, với sự tư vấn, hỗ trợ của địa phương, các nhà vườn có thể tìm thêm hướng đi để phát triển kinh tế hiệu quả với loại trái cây đặc sản của tỉnh nhà.
Tú Anh
Nguồn: http://vnexpress.net