A ha! Có chuyên môn, giọng nói cũng khác. Có con số cụ thể.
Tôi chỉ biết lờ mờ, không có con số gì cả.
Các bạn nói về cấy dày và năng suất, thì tôi không rõ, vì
phải là nhà nghề thực sự bắt tay vào làm mới nói được. Tôi
sống ở nhà quê miền Bắc, chỉ biết về Lúa qua bà con nói
chuyện với nhau, và các triển lãm nông nghiệp thôi.
*
Chuyện bạn nói lúa miền bắc đưa lên Tây Nguyên trồng có năng
suất cao vì cấy dày, thì không phải đơn giản đâu. Đó là may
mắn hợp khí hậu thôi. Thế lúa miền Nam đưa lên Tây Nguyên trồng
thì sao? Còn lúa Tây Nguyên đưa ra miền bắc và đưa vào miền
nam trồng thì sao? Có phải cứ dày là được không? Không. Dày
quá thì chỉ thu được rơm rạ nhiều thôi. Chân lý của nhà nông
là: Cấy mật độ thích hợp cho giống lúa ở khi hậu đó. Thế nào
là thích hợp? Phải cấy thử rồi so sánh mới biết được. Nói
chung miền bắc lạnh hơn, đương nhiên năng suất không thể nào
so với miền nam hay Tây Nguyên được. Lúa mùa cũng ngắn ngày
hơn, năng suất hơn, ăn ngon hơn, và thành phần dinh dưỡg cao
hơn lúa chiêm mà. Miền Nam và Tây Nguyên làm gì có vụ Chiêm?
*
Ở đây, chúng ta bàn về máy cấy. Đối với máy cấy, thì khoảng
cách có thể tuỳ ý sắp đặt, không có vấn đề gì. Chỉ có điều
là thời gian lúa bén rễ, phục hối sức con gái mơn mởn, mới
là đáng bàn thôi. Ngày xưa, máy cấy chưa đáp ứng được điều
này. Máy cấy cũng rất rẻ. Thợ mộc mới học nghề cũng đóng được
máy cấy. Nguyên liệu cũng chỉ trong làng, không cần phải gỗ
to xẻ ván lớn, mà chủ yếu là tre. Máy cấy rất nhẹ, một tay
lôi xềnh xệch trên mặt ruộng. Nếu tính giá thành đầu tư máy
cấy này và công thuê cấy thì vẫn rẻ hơn. So sánh với thiệt
hại lúa chậm bén rễ và phục hồi, thì vẫn có lợi. Có điều là
cái lợi này không nhiều, mà lại xài vài lần trong năm, nên
bà con không thấy nó lợi hơn cấy tay bao nhiêu. Thôi, cứ chịu
khó lội nước lạnh cắt mấy ngày là cấy xong lúa. Rất buồn cho
bà con là ruộng ít quá, không có để có thể cấy máy.
*
Nếu máy cấy có thể cấy khéo như bàn tay các mẹ các chị, và
nhỏ chỉ bằng cái bàn thôi (2 mét) và tháo lắp dễ dàng thành
những thanh sắt nhỏ, bó gọn thành một bó nhỏ, thì rất có thể
được bà con hoan nghênh.
*
Nói thêm: ở Mỹ, lúa không trồng mà gieo. Sản lượng lúa của Mỹ
cũng cao, mặc dù năng suất thấp. Họ lấy diện tích để áp đảo
công cấy lúa, và không cần máy cấy lúa.
*
Kể chuyện truyền miệng về bác sỹ Lương Đình Của:
Thuỏ ấy mới có kỹ thuật cấy ngửa tay, nhưng bà con vẫn quen
cấy úp tay. Cấy úp tay thì chậm hơn, vì có động tác thừa, và
cây lúa bị giúi khá sâu xuóng bùn. Cáy ngửa tay thì nhanh hơn,
vì khi lấy nhánh lúa thì úp bàn tay, và khi ngửa ra thi cây
lúa bị giúi xuống ngay, không phải quay thêm nửa vòng nữa.
Có điểu người mới tập cấy ngửa tay thì đôi khi giúi mạ chưa
đủ sâu, khiến nó có thể bị nổi lên sau đó một lúc.
*
Một hôm bác sỹ LĐC và một nhóm cán bộ và kỹ sư ngồi trên xe hơi,
lúc đó là xe con cóc quân sự sơn xanh, mui vải bạt, đi ngang qua
một nhóm bà con đang cấy lúa. Bác sỹ mới nói, "Xin bà con áp dụng
kỹ thuật mới, cấy ngửa tay đi." Mấy bà con không nghe, lại xầm
xì với nhau, "Ông ấy chỉ nói thôi. Có giỏi xuống đây cấy đi." Nào
ngờ xe dừng lại. Bác sỹ và mấy kỹ sư xắn quần lội xuỗng ruộng. Bác
sỹ ném những bó mạ xuông ruộng cách nhau đều, rồi bắt tay cấy thoăn
thoắt, chân bước xéo bước lùi rất nhanh nhẹn. Cấy đến đâu thì vừa
hết mạ đến đấy, tiếp tục bó mạ khác. Hàng cái hàng con thẳng tắp
đâu ra đấy. Bà con coi bác sỹ cấy, thấy ngay cái công phu không phải
chỉ vài phút, mà phải hàng ngày, hàng mẫu ruộng mới được trình độ
cấy như vậy. Sau đó bà con mời bác sỹ lên bờ, nói chuyện kỹ thuật
cấy một hồi, vui vẻ chúc bác sỹ lên đường công tác thuận lợi.
*