Qui trình nuôi tôm sạch do chính tôi rút ra từ nhiều năm nhặt tôm chết
QUY TRÌNH NUÔI VÀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM
HEPT-23 VÀ HENZYME-23
I. CẢI TẠO AO NUÔI :
1. Cải tạo ao cũ :
a. Xử lý đáy, bờ ao :
- Đáy ao :
+ Bước 1 : Rút bớt nước trong ao, để lại khoảng 10cm nước. Dùng Hept-23 hòa tan với nước tạt đều khắp mặt ao, liều lượng 200g Hept-23/1000m2. Để vậy khoảng 2-3 ngày cho lớp bùn đáy ao phân hủy hết, sau đó dùng máy Honda, máy D hút hết phần nước ra ao chứa nước thải.
+ Bước 2 : Dùng xe cuốc, ủi cải tạo và làm mới đáy ao nuôi, đáy ao nghiêng về phía giữa ao, độ nghiêng tương đương 3-5 độ. Giữa ao múc hồ bán kính 7 – 10m, sâu 0,5-0,7m để nắng tụ chất thải. Đất, bùn đáy được ủi đem lên bốn mặt bờ ao. Sao cho đáy ao như lòng chảo.
+ Bước 3 : Phơi khô đáy ao từ 3-4 ngày, sau đó cho nước ngập phần đáy ao ngâm 1 ngày. Tiếp tục rút cạn nước ao, dùng xe cuốc và xe ủi di chuyển để làm tăng độ kết dính của đất, đồng thời làm phẳng đáy ao.
Đối với hệ thống lót bạt đáy, ta tiến hành lót 70% diện tích đáy ao nuôi.
+ Bước 4 : Lắp đặt giàn oxy đáy thường có 2 dạng ( dạng vỉ và dạng ống). Vị trí và số lượng vỉ/ống phụ thuộc vào mật độ nuôi. Nguyên tắc là cung cấp đủ oxy cho toàn ao, không làm khuối động chất thải ở giữa ao, không ngăn cản dòng chay của quạt.
- Bờ ao :
+ Bước 1 : Dùng xe cuốc dựng bờ, mặt bờ 3-4m, cao 2-2,2m, sao cho bờ và đáy ao tạo 1 góc 45º. Đồng thời dùng máy cuốc múc tiềm giữa bờ để trống rò rỉ nước do mọi và gạt phẳng mặt bờ.
+ Bước 2 : Tạo gờ mép bờ ao cao từ 20 – 30 cm, rộng 20 – 30 cm để trống chảy nước từ trên bờ xuống ao nuôi. Đối với hệ thống lót bạt vách ta dùng bạt (cao su) khổ 4m trải phủ từ gờ mép bờ ao xuống đáy .
+ Bước 3 : Rào lưới trống địch hại quanh ao. Dùng cây và lưới khổ 60 mắt lưới nhỏ để rào.
+ Bước 4 : Xác định vị trí bố trí quạt và máy oxy để đảm bảo tạo đủ dòng chảy để gom chất thải vào giữa ao, chi phí để đi đường ống oxy là ngắn và ăn toàn nhất.
+ Bước 5 : Lắp cầu thăm nhá, cầu xuống xuồng cho ăn, thùng đựng nước rửa tay chân tại vị trí xuống xuồng cho ăn và thăm nhá.
- Xử lý đáy và bờ ao:
+ Bước 1: Dùng vôi đá liều lượng 15-20kg/100m2 hoặc CaCO3 30-40kg/100m2 rải đều phần đất ở đáy ao. Phơi từ 1-2 ngày.
+ Bước 2: Dùng Formol liều lượng 1-2kg/100m2 xịt hết phần bờ và đáy ao lúc trời nắng , phơi từ 12-*****
b. Cấp nước nuôi :
+ Bước 1 : Cải tạo, nạo vét hệ thống kênh cấp nước cho khu vực nuôi trước 10 ngày lấy nước.
+ Bước 2 : kiểm tra lại toàn bộ bờ và đáy ao đảm bảo đã hoàn thành và đúng kỹ thuật.
+ Bước 3 :kiểm tra lại máy bơm và các dụng cụ cần thiết để sẵn sàng lấy nước.
+ Bước 4 : kiểm tra nguần nước cấp theo mực chiều cường: đo đạc các thông số môi trường coi có phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương, phải đảm bảo được nguần nước là nước biển, độ mặn từ 10 -25 ‰, nước không nhiễm phèn và mùn bã hữu cơ.
+ Bước 5 : Cải tạo lại hệ thống ao lắng và kênh lắng như quá trình tẩy dọn đáy ao. Đảm bảo nền đáy sạch, nước không bị rò rỉ, đủ chứa nước để cung cấp cho cả khu vực nuôi khi cần thiết.
+ Bước 6 : Chuẩn bị hệ thống lọc tinh ( túi lọc) và lọc thô ( lưới) qua các hệ thống bơm đảm bảo nước bơm trải qua 2 lớp lọc : Lọc thô (vật chủ trung gian lớn và rác); Lọc tinh (các loại vật chủ trung gian nhỏ và phù sa).
+ Bước 7 : Nước được cấp vào ao nuôi qua hệ thống ống bọng, kếnh hoặc bơm trung chuyển. Nhưng tất cả đều phải đảm bảo qua 2 lần lọc : lọc tinh và lọc thô.
+ Bước 8 : Kiểm tra thường xuyên máy móc, con nước và hệ thống lọc để đảm bảo lấy được nguần nước tốt nhất và không đem vật chủ trung gian vào ao nuôi.
+ Bước 9 : Sau khi lấy xong nước ao nuôi, ta tiếp tục lấy đầy nước ao lắng. Để 3 ngày cho trứng địch hại nở hết sau đó xử lý chlorin 30ppm , để 15 ngày cho chlorin mất hết tác dụng. Sau đó ta tiến hành xử lý HEPT-23 liều lượng 30g/1000m3 đảm bảo luôn có nguần nước tốt nhất sẵn sàng cung cấp cho ao nuôi khi cần thiết.
Chú ý : nếu nước chứa trong ao lắng để quá lâu ta nên xử lý HEPT-23 định kỳ 10-12 ngày/1 lần để tránh hiện tượng tôm bị shock khi cấp nước và không đem theo mầm bệnh vào ao nuôi.
c. Lắp đặt hệ thống đảo nước và trang thiết bị phục vụ :
- Lắp đặt hệ thống đảo nước :
+ Bước 1 : Xác định vị trí đặt quạt đảm bảo đủ tạo dòng chảy để gom hết chất thải vào giữa ao.
+ Bước 2 : chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để ráp và vận hành quạt , đảm bảo khi cấp nước xong quạt cũng phải vận hành được để chuẩn bị cho quá trình xử lý và gây màu.
+ Bước 3 : lắp ráp cánh quạt vào láp quạt theo hướng so le, mỗi bộ cánh cách nhau 0,4 – 0,5m và đảm bảo mỗi nhánh quạt có từ 12 -15 bộ cánh.
+ Bước 4 : ráp phao (can) vào khung đảm bảo mỗi nhánh quạt có 5 phao, mỗi phao 2 can. Can phải được buộc chắc chắn vào khung tránh hiện tượng can bị tuột ra khỏi khung làm quạt bị chìm gây hư máy, gẫy láp và gẫy cánh.
+ Bước 5 : Khung phao được làm bằng tầm vông hoặc tre trúc. Đảm bảo cứng chắc và bền. Mỗi khung phao cần khoảng 6 cây, dài 4-5m, đường kính 30-40cm.
+ Bước 6 : Tiến hành hạ giàn quạt xuống ao, đảm bảo đầu cánh quạt chìm trong nước từ 1-1,5 mắt cánh, đầu ngoài của quạt hướng về góc ao phía trước đảm bảo tạo ra dòng chảy xoáy vào góc ao và mạnh nhất.
d. Xử lý nước, gây màu :
+ Bước 1 : vận hành quạt và oxy đáy liên tục từ 2-3 ngày để cung cấp đủ oxy để trứng nước nở hết.
+ Bước 2 : Tiếp tục vận hành quạt, đồng thời hòa chlorin A liều lượng 30-35ppm tạt đều khắp mặt ao. Và tiến hành vớt xác động thực vật chết.
+ Bước 3 : Sau khi xử lý chlorin 5-7 ngày bắt đầu xử lý Dolomit 100-150kg/ha hoặc CaCO3 150-200kg/ha lúc 8-9 giờ để gây màu. Xử lý liên tục từ 2-3 ngày. Tiến hành đo đạc các thông số môi trường pH, độ kiềm, độ đục… để điều chỉnh hợp lý chuẩn bị thả giống.
+Bước 4 : Khi tảo đã phát triển tốt và yếu tố môi trường đã đạt tiêu chuẩn ta chuẩn bị thả giống. Trước khi thả giống 2 ngày ta tiến hành cấy vi sinh HEPT-23 liều lượng 30g/1000m2. Vận hành quạt và oxy đáy hàng ngày khi trời nắng.
THEO DÕI CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN CHO PHEP
- Nhiệt đội : thời gian kiểm tra ( sang :5-6h, chiều 14-15h),tiêu chuẩn cho phép : 25-32, Tốt nhất 28-30
- Oxy hoà tan: thời gian kiểm tra (Sáng : 5-6h,Chiều : 14-15h), tiêu chuẩn cho phép:3 – 11, tốt nhất>4
- Độ mặn : thời gian kiểm tra:3 ngày/lần, tiêu chuẩn cho phép:10 – 45, tốt nhất:15 – 25
-Độ pH : thời gian kiểm tra (Sáng : 5-6h,Chiều : 14-15h), tiêu chuẩn cho phép: 7,5 – 8,5, tốt nhất:8,2 – 8,5
- Độ kiềm (mg/l): thời gian kiểm tra:12h; 3 ngày/lần, tiêu chuẩn cho phép: 50 – 200, tốt nhất: 120 – 180
- H2S (mg/l ): thời gian kiểm tra:6h; 3 ngày/lần,tiêu chuẩn cho phép:0 – 0,2, tốt nhất:0 – 0,05
-NH3 (mg/l):thời gian kiểm tra: 15h; 3 ngày/lần, mức cho phép:<0,3, tốt nhất: <0,1
-Độ trong (cm):thời gian kiểm tra:12h hàng ngày, mức cho phép: 20 – 80, tốt nhất:25 – 40
-Màu nước : thời gian kiểm tra:12h hàng ngày, tiêu chuẩn:Vàng – VX, tốt nhất:VX, nâu nhạt, võ đậu xanh
Lưu ý : Đối với chỉ tiêu về NH3, H2S bắt đầu kiểm tra khi tôm đạt 60 ngày tuổi ( trước và sau khi xử lý phải đo kiểm chứng ).
II. THẢ GIỐNG VÀ CHĂM SÓC :
1. Thả giống :
a. Chọn giống :
+ Bước 1 : Lựa chọn con giống ở các trại có lý lịch tốt. Phải tìm hiểu được nguần gốc tôm bố mẹ, qui trình chăm sóc và sinh sản.
+ Bước 2 : Chọn hồ đạt các chỉ tiêu về cảm quan bên ngoài, khi tôm đạt kích cỡ PL9-10 , đem phân tích mẫu bệnh tại các cơ quan kiểm nghiệm có uy tín, không bị nhiễm các bệnh: MBV ( Bệnh còi ), WSSV ( Đốm trắng ), YHV ( Đầu vàng ), TSV ( taura ).
+ Bước 3 : chọn đàn giống không nhiễm bệnh, khỏe mạnh, tỉ lệ sống cao, sáng, đồng đều, không có vật bám trên đuôi , thân, chân và độ lớn tương đương với tuổi tôm, tỷ lệ giữa đường kính của đốt giữa thân và chiều dài phải cân đối.
+ Bước 4 : Sau khi đã chọn được đàn giống đạt tiêu chuẩn tiến hành hạ độ mặn cho phù hợp với độ mặn tại ao nuôi. Sau 1-2 ngày tiến hành đóng bọc, đóng thùng và vận chuyển về ao nuôi.
Lưu ý: trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của tôm, phải có kỹ thuật đi theo để xử lý tình huống kịp thời.
b. Thả giống :
Thả giống đã qua thuần hoá :
+ Bước 1 : Chọn nơi thả nằm trên hướng gió, rửa sạch bọc tôm bằng nước sạch sau đó cho bọc tôm ngâm xuống ao từ 20-30 phút để thuần nhiệt độ( khi vận chuyển xa ở nhiệt độ thấp).
+ Bước 2 : Sau khi đã thuần xong nhiệt độ, tiến hành thả 1 bọc đầu tiên và quan sát hoặt động của tôm. Nếu thấy tôm bơi và chìm ngay xuống đáy thì ta tiến hành thả bình thường. Khi phát hiện tôm búng mạnh hoặc bơi lờ đờ trên mặt nước thì ta phải kiểm tra lại các bước thuần hóa, chọn giống, hạ độ mặn….
Chú ý: trước khi đem giống về ao thả ta nên lấy giống về thử nước trước, nếu thấy tôm hoặt động tốt, không hao hụt thì ta mới tiến hành đưa giống về thả.
Các nguyên nhân khiến tôm giống không xuống đáy:
+ Tôm chưa được thuần hóa đúng độ mặn, dẫn đến tôm bị shock. Biện pháp khắc phục : chuẩn bị các dụng cụ cần thiết (thùng, cục oxy, đá bọt …), ta cho tất cả lượng tôm cần thả vào thùng có sục oxy sau đó cho nước từ từ vào thùng 60-90 phút cho sự trênh lệch độ mặn ngắn dần. rồi mới thả. Trong quá trình thả ta phải loại bỏ lượng tôm yếu và chết , đếm số lượng hao hụt để cân đối lượng thức ăn.
+ Do đáy ao có nhiều khí độc ( ao cũ nền đáy chưa được xử lý triệt để, tái xử dụng nước nhưng chưa xử lý vi sinh…). Biện pháp khắc phục : sử dụng 0,5kg HEPT-23 hết hợp với 3kg Yuca nguyên liệu cho 1ha, chạy quạt và xử lý sau 30 phút tắt quạt và ta tiến hành thả theo các bước như ban đầu.
+ Do khoảng thời gian giữa xử lý chlorin và thả quá ngắn. Nên lượng Chlorin trong nước còn nhiều . Biện pháp khắc phục: Chuẩn bị các dụng cụ để gièo tôm trong 8-12h, tiến hành chạy quạt và oxy đáy đồng thời xử lý 80-100kg CaO/1ha. Cho chạy quạt và oxy liên tục 8-10h, đo lại lượng Chlorin trong nước đáy nếu đã hết tiến hành thả giống như các bước ban đầu.
+ Do tôm được vận chuyển quá lạnh, thời gian thuần nhiệt chưa đủ . Biện pháp : tiếp tục ngâm bọc tôm dưới ao, cho đến khi đo nhiệt độ trong bọc tôm và nước ao cân bằng thì ta tiến hành thả tôm như các bước ban đầu.
Lưu ý : - Trước khi thả giống 2 ngày ta nên tiến hành xử lý HEPT-23 để giữ cân bằng nguần nước tránh gây shock cho tôm.
- Trước khi thả giống khoản 1h sử dụng 5kg Vitamin C nguyên liệu/ha hòa nước, tạt đều khắp mặt ao để kích thích tôm hoặt động mạnh hơn.
- Chọn thời gian thả giống lúc 6-7h sáng hoặc 17-18h chiều, thả lúc trời mát, không mưa và gió không mạnh.
2. Chăm sóc :
a. Quản lý môi trường ao nuôi :
- Màu nước (tảo) : Màu nước quyết định rất lớn đến tốc độ phát triển của tôm nuôi như sự ổn định của các chỉ số : pH, kiềm, nhiệt độ, oxy hoà tan,... Ở màu nước thích hợp, sự dao động về nhiệt độ, oxy hoà tan giữa ban ngày và ban đêm sẽ diễn ra chậm trong môi trường nước và không gây sốc cho tôm nuôi.
Màu nước tối ưu : Màu vàng xanh (trà).
Để quản lý tốt màu nước trong ao nuôi điều cần lưu ý lớn nhất là xác định độ trong của nước để xác định mật độ tảo và chu kỳ sống của nó.
* Độ trong :>60cm
+pH: 8,5-10 D.động <0,3, Oxy hòa tan>7mg/l, màu nước:Xanh trong, nguyên nhân:Rong nhớt, láp láp phát triển ở đáy ao , Xử lý:Chưa thả giống, xử lý các loại vi sinh cắt rong tảo bằng enzyme đã qua kiểm nghiệm , sau 2 ngày kiểm tra đáy ao cho đến khi rong chết hết tiến hành xử lý HELP-23 50g/1000m3 vào sáng sớm hoặc chiều tối và tiến hành gây màu bình thường.
+pH:8,2-8,6 D.động <0,3, Oxy hòa tan:>6mg/l, màu nước: Xanh nhạt , Nguyên nhân:Tảo chưa phát triển, Xử lý:XL Dolomite và CaCO3 liều lượng 10-15kg/1000m3 vào 8-9h sáng.
*Độ trong 40-60cm, pH:8,0-8,5 D.động <0,3, Oxy hòa tan:6 – 10mg/l, Màu nước:Xanh vàng, Nguyên nhân:Tảo bắt đầu phát triển, Cách xử lý:Trước khi thả tôm 2 ngày xử lý 30g HEPT-23/1000m3à cứ sau 4-7 ngày xử lý định kỳ 1 lần tùy theo tuôi tôm.
*Độ trong 30-40cm, pH:7,8-8,3 D.động <0,3, Oxy hòa tan:4-9mg/l, Màu nước:Vàng xanh, Nguyên nhân:Tảo đang phát triển, Cách xử lý:Xử lý HELP-23 định kỳ từ 4-7 ngày/lần tùy theo tuổi tôm.
* Độ trong 20-30cm
+ pH:7,8-8,5 D.động:0,4-0,6, Oxy hòa tan:3 - >10mg/l, Màu nước:Xanh, Nguyên nhân:Tảo phát triển mạnh, Cách xử lý:XL CaO 100kg/ha hoặc CaCO3 200kg/halúc 22 – 23h đêm, ngày hôm sau xử lý 50g HELP-23/1000m3.
+pH:7,5-8,5 D.động:0,4-0,6, Oxy hòa tan:4 - >10mg/l Màu nước: nâu,Nguyên nhân:Tảo độc đang phát triển (Gây tôm vàng mang), Cách xử lý:Xử lý loại hóa chất cắt tảo trên thị trường, theo dõi diến biến của tảo và sức khỏe của tôm nuôi, sử dụng Yuca và oxy khi cần thiết. Khi bắt đàu có hiện tượng tảo tàn xử lý 50g HELP-23/1000m3.
+pH: 7,5-7,9 D.động <0,3, Oxy hòa tan:3-7mg/l, màu nước: Vàng , Nguyên nhân:Tảo gần tàn, có bọt nước lăn dài theo dòng chảy, Cách xử lý:Xử lý 100kg Dolomite/ha 2 ngày liên tiếp, sau đó tiến hành cấy vi sinh 50g/1000m3.
* Độ trong 10-20cm
+pH:8,0-9,5, dao động >0,5, Oxy hòa tan:2 - >10mg/l , Màu nước:Xanh đậm , Nguyên nhân:Tảo phát triển quá mạnh, cách xử lý:Xử lý 100kg CaO hoặc 200kg CaCO3/ha lúc 22-23h , ngày hôm sau tiến hành xử lý 50g HELP-23/1000m3 . Vào buổi tối tôm rất dễ thiếu oxy nên cần theo doi để xử lý kịp thời : oxy bột 30kg/ha; oxy nước 60kg/ha.
+ pH: 8,0-10, D.động >0,6, oxy hòa tan: 4 - >10mg/l, màu nước: Nâu đậm, nguyên nhân:Tảo độc phát triển mạnh (Gây cho tôm đen mang tấp mé chết) , cách xử lý:Xử lý hóa chất cắt tảo trên thị trường. Theo dõi sức khỏe tôm nuôi bổ sung Yuca 3kg/ha hoặc oxy bột 30kg/ha, oxy nước 60kg/ha khi cần thiết. Khi có hiện tượng tảo bắt đầu chết tiến hành xử lý 50g HEPT-23/1000m3.
+pH:7,2-7,7, D.động<0,2, oxy hòa tan:2-6mg/l, màu nước: Đục, Nguyên nhân:Tảo tàn, mất tảo, cách xử lý:Đo oxy hòa tan trong nước nếu < 3,5mg/l thì xử lý 30kg oxy bột/ha hoặc 60kg oxy nước/ha. Xử lý 100kg Dolomit hoặc 200kg CaCO3/ha trong 3-4 ngày liên tục, sau đó tiến hành cấy vi sinh 50g HEPT-23/1000m3.
- Độ pH và Oxy hoà tan (D.O) : Theo bảng trên.
+ Mức thích hợp cho chỉ số pH trong môi trường nước là 7,5 – 8,5; dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị.
► PH<7.5 : XL CaO 8 – 10ppm lúc 22h kết hợp CaCO3 lúc 8h.
► PH>8.5 : XL HEPT-23, Dấm + Mật rỉ đường, Acid Citric để hạ pH, hoặc hóa chất cắt tảo.( chú ý: phải theo dõi biến động pH cứ 2h/lần để biết được biến động pH quá cao gây shock cho tôm).
+ Oxy hoà tan trong môi trường nước thích hợp từ 4 – 9mg/l: hiện tượng thiếu oxy thường xảy ra khi sụp tảo, tảo phát triển qua mạnh, tảo độc phát triển và những ngày đứng gió khí hậu ngột ngạt.
- Nhiệt độ : Nhiệt độ thích hợp để tôm phát triển từ 28 – 320C. Tôm thẻ chân trắng có thể sống ở nhiệt độ từ 100C - 350C.
+ Mùa nắng : 29 - 320C
+ Mùa mưa : 27 - 300C
+ Để điều chỉnh nhiệt độ cao thường dùng quạt nước khi nắng gắt hoặc cấp nước. Nên để mực nước cao >1,8m và giữ màu nước ổn định đạt độ trong từ 30 – 40 cm sẽ hạn chế được sự dao động lớn của nhiệt độ trong nước và sự phân tầng nhiệt độ.
+ Để điều chỉnh nhiệt độ thấp thường dùng CaO 8- 10ppm xử lý trực tiếp xuống ao nuôi vào buổi tối lúc nhiệt độ không khí thấp, quạt đảo nước. Nên để mực nước cao > 1,5m và giữ màu nước ổn định, độ trong từ 30 – 40cm sẽ hạn chế được sự dao động lớn của nhiệt độ và phân tầng nhiệt độ trong ao nuôi.
- Độ kiềm : Giữ cân bằng hệ đệm cho nước, ổn định độ cứng của nước giúp tôm phát triển lột xác và tạo vỏ tốt. Độ kiềm thích hợp từ 80 – 180mg/l (ppm).
+ Độ kiềm < 80ppm : pH dao động và luôn ở mức cao, tôm thường xuất hiện vỏ không cứng, chậm lột xác, thường xuất hiện vào mùa mưa. Khắc phục bằng cách xử lý 100kg Dolomit hoặc 200kg CaCO3/ha lúc 12-13h , ngày hôm sau xử lý 150-200kg Alkaline/ha lúc 12-13h , xử lý liên tục từ 2-3 lần thì kiềm sẽ tăng. Chú ý xử lý ngay khi kiềm bắt đầu giảm.
+ Độ kiềm > 180ppm : Tôm khó lột xác, không lớn, vỏ sần sùi và đóng hàu. Nguy hiểm nhất là khi pH > 8.Hướng khắc phục thường dùng thạch cao hoặc các hoá chất giảm kiềm bán trên thị trường, nếu có nguần nước tốt có thể thay bớt 1 phần nước để kích cho tôm lột xác.
+ Độ mặn : thích hợp từ 10- 25‰ .
- Khí độc H2S và NH3 : Thích hợp nằm trong khoảng < 0,2 mg/l. Khí độc NH3 > 0,5mg/l và H2S > 0,3 có thể gây tôm nổi đầu và chết hàng loạt.
Khí độc NH3 tăng tỉ lệ thuận với chỉ số pH và khí độc H2S tăng tỉ lệ ngịch với chỉ số pH.
+ Khí độc này cao > 0,2ppm thường xuất hiện trong trường hợp tảo rớt đột ngột, xử lý diệt khuẩn bằng hoá chất, tôm lớn phân tôm thải ra nhiều và dư thức ăn.
+ Khắc phục trường hợp này bằng cách sử dụng men men vi sinh HEPT-23 50g/1000m3 lúc 18h kết hợp 3-4kg yuca/1ha khi cần thiết.
Trường hợp do tảo bị rớt đột ngột có thể thiếu oxy cục bộ vào ban đêm hoặc sáng sớm nên cần theo dõi để xử lý oxy bột hoặc nước khi cần thiết.
* Qui định về xử lý định kỳ / ao:
- Men vi sinh HEPT-23 xử lý 4-7 ngày 1 lần tùy theo tuổi của tôm.
- Dolomite và CaCO3 : 4-7 ngày 1 lần tùy theo bản chất nền đáy, chu kỳ phát triển của tảo.
- Khoáng : 4-7 ngày 1 lần theo chu kỳ lột xác của tôm, và độ tuổi của tôm. Ở giai đoặn tôm phát sử dụng rất nhiều khoáng nên cần tăng cao liều lượng và giảm thời gian.
- Kết hợp HEPT-23 , Dolomit & CaCO3, Khoáng: xử lý HEPT-23 lúc 18h sẽ làm giảm pH và sạch môi trường, sáng hôm sau xử lý Dolomite & CaCO3 lúc 8-9h để tăng pH. Do tăng giảm pH sẽ kích thích tôm lột xác đồng loặt vào buổi tối ngày hôm đó. Sáng hôm sau mình kết hợp xử lý khoáng để giúp tôm nhanh cứng vỏ sẽ đưa lại hiệu quả rất cao.
b. Quản lý thức ăn, phụ gia :
* Thức ăn : lựa chọn thức ăn của các công ty đã được kiểm chứng về chất lượng và giá thành.
* Cách cho ăn :
- Thời điểm cho ăn trong ngày : 3 cữ hoặc 4 cữ
+ Lần 1 : 6 giờ sáng + Lần 1 : Lúc 6 giờ sáng.
+ Lần 2: 14h chiều + Lần 2 : Lúc 10 giờ trưa.
+ Lần 3: 20h chiều + Lần 3 : Lúc 16 giờ chiều.
+ Lần 4 : Lúc 20 giờ đêm.
- Tháng thứ nhất: Rải thức ăn đều khắp mặt nước ao nuôi bằng cách đi xuồng theo đường dây căng sẵn dưới ao kết hợp với đi vòng quanh bờ ao tạt gần bờ. Thức ăn chia theo tỉ lệ 2 : 8 (vòng bờ 20% và dưới ao 80%).
Lưu ý:
- Thức ăn dạng bột phải trộn 1g HENZYMES-23 hoặc 1g HEPT-23 + 500g nước sạch / 1kg thức ăn. Ngâm từ 15-30 phút bắt đầu tạt cho tôm ăn.
- Đối với thức ăn dạng viên trộn 1g HENZYMES-23 hoặc 1g HEPT-23 + 200g nước sạch/1kg thức ăn. Trộn trước khi cho ăn khoảng 15-30 phút.
- Lựa chọn giữa sử dụng HENZYMES-23 và HEPT-23 để trộn thức ăn như sau:
+ Khi kiểm tra ta thấy đang có dich bệnh xảy ra tại khu vực, đường ruột tôm lỏng, phân tôm nát, tôm bị bệnh phân trắng , tảo tàn, môi trường xấu thì ta nên lựa chọn HEPT-23 để trộn thức ăn để phòng bệnh, cải thiện đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
+ Nếu môi trường tốt, tôm khỏe, không có dịch bệnh xảy ra thì ta nên sử dụng HENZYMES-23 để trộn thức ăn để giảm giá thành sản phẩm ( vì HEPT-23 là dạng vi sinh liều cao nên giá thành cao hơn HENZYMES-23 rất nhiều), nhưng vẫn cho ta kết quả như mong muốn.
- Tháng thứ 2: Thực hiện giống như tháng thứ nhất. Tiến hành tắt quạt nước trước 30 – 60 phút tuỳ theo thời điểm trong ngày và mở quạt sau khi giở nhá xong. Sau khi rải thức ăn xong bắt đầu bỏ thức ăn đã chuẩn bị vào nhá kiểm tra tôm.
- Tháng thứ 3 cho đến khi thu hoạch : tắt và mở quạt như tháng thứ 2 nhưng chỉ rải thức ăn trên 50% diện tích ao, phải để lại 50% diện tích giữa ao để tránh thức ăn vào chất thải tôm không ăn được.
* Cách điều chỉnh thức ăn :
- Cách điều chỉnh thức ăn giữa các cữ ăn phụ thuộc chủ yếu vào nhá và cỡ tôm.
Để xác định được lượng thức ăn chính xác ta phải biết được trọng lượng tôm, tỷ lệ sống, tốc độ phát triển của tôm. Cách tốt nhất là định kỳ chài tôm để kiểm tra.
- Đối với tôm thẻ chân trắng từ 1-20 ngày đầu ta sẽ cho ăn theo định mức, ngày đầu cho ăn 2kg/100.000 post, 1 tuần đầu mỗi ngày tăng 300g, từ 8-20 ngày tuổi mỗi ngày tăng 400g. Ngoài ra ta còn phải dựa vào sự phát triển của tảo để điều trỉnh thức ăn cho hợp lý.
- Từ 21 ngày trở đi lượng thức ăn sẽ được tính dựa vào thăm nhá. Cách điều chỉnh thức ăn theo nhá ( tham khảo):
.+ Hết: tăng 10% cữ chính, tăng 5% cữ phụ.
+ Còn ít : giảm 5% cữ chính, giảm 10% cữ phụ.
+ Còn > 30% : giảm 30% cữ chính, 50% cữ phụ.
Việc điều chỉnh thức ăn khi căn nhá cần phải chú ý đến:
+ Chu kỳ lột xác của tôm.
+ Thời tiết trong ngày.
+ Các yếu tố môi trường.
+ Quá trình chuyển đổi thức ăn.
+ Phản xạ của tôm khi dỡ nhá….
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ GÂY BỆNH CHO TÔM
Tôm mắc bệnh là kết quả tác dụng lẫn nhau giữa cơ thể và môi trường sống. Vì vậy, những nguyên nhân gây bệnh cho tôm gồm 3 nhân tố sau:
* Môi trường sống :
- pH, độ kiềm , độ mặn, khí độc…..
- Oxy hòa tan….
- Chất lượng nước và bản chất nền đáy….
* Tác nhân gây bệnh ( mầm bệnh )
- Virus, vi khuẩn .
- Nấm, ký sinh trùng và những sinh vật gây hại khác.
- Dinh dưỡng.
* Sức đề kháng của tôm nuôi.
- Biện pháp phòng bệnh.
- Chất lượng con giống.
- Mật độ nuôi .
- Chất lượng thức ăn…..
b. Mục đích của việc sử dụng Hept-23 và Henzymes-23
- Mục đích của sử dụng Help-23 để xử lý môi trường nước:
+ Phân hủy nhanh thức ăn thừa, mùn bã hữu cơ, sác tảo tàn và bùn đen đáy ao.
+ Ức chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh.
+ Ổn định môi trường nước, điều hòa sự phát triển của tảo.
+ Cung cấp oxy, làm thoáng môi trường nước.
+ Giảm thiểu nhanh các hợp chất kim loại nặng và ngăn phèn.
+ sự dụng hiệu quả khi tảo phát và tảo tàn.
- Mục đích của việc trộn Hept-23 và Henzymes-23 vào thức ăn:
+ Tăng sức đề kháng và phòng bệnh.
+ Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn
+ Kích thích tôm bắt mồi và tăng trọng nhanh.
+ Giảm thiểu khí độc do thức ăn thừa và phân tôm.
c. Cách lựa chọn Hept-23 và Henzymes-23 trong việc bổ sung vào thức ăn.
- Hept-23 và Henzymes-23 đều là những loại men vi sinh bổ sung vào thức ăn rất hiệu quả. Tuy nhiên do độ đậm đặc của 2 sản phẩm này là khác nhau nên giá thành của chúng cũng khác nhau. Để giảm chi phí cho người nuôi tôm, chúng ta có thể tùy theo từng thời điểm để sử dụng sản phẩm cho hợp lý.
- Lựa chọn sản phẩm Henzymes-23 để trộn vào thức ăn:
+ Trong điều kiện không có dịch bệnh
+ Môi trường ổn định
+ Sức khỏe tôm khá tốt.
Nhưng chúng ta vẫn muốn tôm có thể hấp thu hết dinh dưỡng trong thức ăn cung cấp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do thức ăn thừa và phân tôm, đồng thời kích thích tôm ăn nhiều mau lơn. ở giai đoạn này ta nên sử dụng Henzymes-23 vì giá thành thấp hơn Hept-23 nhưng vẫn đưa lại hiệu quả mong muốn cho người nuôi.
- Lựa chọn sản phẩm Hept-23 để trộn vào thức ăn: Hept-23 là dạng vi sinh đậm đặc, có tác dụng rất tốt đối với tôm, nhưng chi phí trộn lại cao hơn nhiều so với Henzymes-23. Nên chúng ta nên sử dụng Hept-23 vào thức ăn ở những giai đoặn sau:
+ Tôm bị bệnh phân trắng, đường ruột yếu.
+ Đang có dịch bệnh gan, đốm trắng, Taura…
+ Thời tiết thay đổi đột ngột.
+ Tảo tàn, môi trường có nhiều khí độc.
d. Cách sử dụng sản phẩm HEPT-23 và HENZYMES-23
- Xử lý nước ( HEPT-23):
+ Chạy quạt và oxy đáy nếu có.
+ Hòa tan 100g HEPT-23 trong 20l nước ao cần xử lý.
+ Tạt đều trên mặt ao nuôi lúc 8-9h sáng hoặc 18-19h chiều.
+ Chạy quạt và oxy đáy ít nhất 30 phút sau khi xử lý xong sản phẩm.
- Trộn HEPT-23 hoặc HENZYMES-23 vào thức ăn:
+ Hòa tan 1g HEPT-23 hoặc HENZYMES-23 trong 200g ( thức ăn viên ) hoặc 500g ( thức ăn bột) nước sạch.
+ Đổ đều lên 1kg thức ăn
+ Dùng tay khuấy trộn đều thức ăn cho thuốc ngấm đều vào thức ăn
+ Để khô khoảng 15-30 phút.
+ Dùng tay xoa đều để tránh thức ăn bị vón cục.
+ Sau đó sử dụng để cho ăn.
Chú ý:Liều lượng thuốc sử dụng có thể tăng lên 4-5 lần trong trường hợp tôm đang bị bệnh hoặc trong tình hình dịch bệnh nguy hiểm.
Nên trộn Henzymes-23 và Hept-23 liên tục trong suốt vụ nuôi.
Bảng 1: So sánh sản phẩm Hept-23 & Henzymes-23 với không sử dụng men vi sinh
YẾU TỐ KHÔNG SỬ DỤNG VI SINH HEPT-23 & HENZYMES-23
Bệnh đường ruột Thường gặp, khi có thời tiết thay đổi Không xảy ra do có hệ thống bảo vệ từ trong lẫn ngoài
Bệnh gan tụy Không có khả năng phòng bệnh Tăng sức đề kháng, vượt qua được dịch bệnh
Môi trường ao nuôi Thường xuyên biến động, phụ thuộc vào thời tiết Điều hòa và hỗ trợ tảo phát triển
Khí độc Nhiều vào giai đoặn cuối Luôn ở ngưỡng thấp
Khả năng tăng trưởng Thấp Cao
Khả năng bắt mồi Phụ thuộc sức khỏe tôm Hỗ trợ tiếu hóa và dẫn dụ tôm bắt mồi
Mật độ nuôi Thấp Tăng mật độ dễ dàng
Tỷ lệ sống Phụ thuộc giống Ổn định môi trường, giống ít hao hụt
Độ đồng đều Phân đàn Kích thước đồng đều
Thời gian cải tạo 45 ngày 15 ngày
Bảng 2: So sánh sản phẩm Hept-23 với sản phẩm men vi sinh xử lý môi trường khác
YẾU TỐ SẢN PHẨM VI SINH KHÁC XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG HEPT-23 XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Chi phí sản xuất cho vụ nuôi 4 tháng/ha 10 triệu 6 triệu 500 nghìn
Hiệu quả sử dụng Xử lý môi trường Xử lý và điều hòa sự phát triển của tảo, thông thoáng môi trường
Giải độc kim loại nặng Không Thành phần có vi sinh có khả năng hấp thụ kim loại nặng, giải độc gan
Thành phần Bình thường Thành phần đậm đặc
Dòng vi khuẩn Nhập ngoại Sản xuất tại Việt Nam, thích hợp với khí hậu Việt Nam
Mọi thắc mắc về qui trình các bạn có thể liên hệ trực tiếp với mình qua địa chỉ:
>Nguyễn Văn Tài
> Công Ty Cổ Phần Hoa Nước
> Add: 27 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
> Tel: 08 38 41 84 84 >Fax: 08 38 41 86 24
> Hp: 0932 008 790
> Web:
www.hoanuoc.com >Email:
tainguyen@hoanuoc.com