Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng gà thả vườn cho người mới chăn nuôi

  • Thread starter n_hung_cj
  • Ngày gửi
1. Thiết kế chuồng trại và yêu cầu kỹ thuật
Vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát, cách các trại nuôi gia cầm khác càng xa càng tốt nhằm hạn chế tối đa mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo.
Thiết kế mái và vách chuồng nuôi rất quan trọng để mùa đông giữ được ấm, mùa hè phản xạ nhiệt của ánh nắng mặt trời giữ được mát mẻ. Mái hiên có thể đua ra 1 – 1,2 mét để hạn chế lượng ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng.
Nền chuồng nuôi nên láng xi măng hoặc gạch phẳng có độ dốc cần thiết 3 – 5[SUP]O[/SUP] tiện cho việc vệ sinh.
2. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi
Trước khi đưa gà vào nuôi cần phải chuẩn bị mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: Rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi (kinh nghiệm của người chăn nuôi).
+ Chuồng trại:
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa gà vào nuôi 15 – 20 ngày và phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét nước vôi đặc nồng độ 40%. Sau đó để khô phun tiêu độc bằng các loại thuốc sát trùng khác như benkocid 2% phun 2 – 3 lần. Sau khi phun 5[SUP]h[/SUP] mở cửa, cho thông thoáng bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả gà vào nuôi.
+ Máng ăn:
2 tuần đầu có thể dùng khay nhựa (kích thước 60 x 80 x 2,5cm cho 80 – 100 hoặc khay tròn cho 100 gà con). Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi dùng máng ăn (có thể là máng dài hoặc máng tròn).
+ Máng uống:
Thông thường dùng máng tròn (gallon) gồm phần đáy và thân nắp vào nhau làm bằng nhựa, thể tích máng uống tuỳ theo tuổi của gà: gà con 1,5 – 2 lít, gà nhỡ 4 – 8 lít. Máng uống dài có độ dài tương đương máng ăn nhưng thiết diện nhỏ hơn.
+ Chụp sưởi:
Gà con sau khi nở ra chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt do đó phải có hệ thống chụp sưởi để cung cấp nhiệt độ cho gà đến khi chúng có khả năng điều tiết được thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường, có thể dùng bóng điện hoặc đèn hồng ngoại tuỳ theo số lượng gà con 01 ngày tuổi mà bố trí hệ thống sưởi cho hợp lý và hiệu quả kinh tế.
+ Rèm che:
Dùng vải bạt hoặc có thể tận dụng bao tải dứa khâu lại thành rèm che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi vào mùa lạnh và tránh gió lùa hoặc mưa hắt vào chuồng, có thể dùng cót ép hoặc phên liếp che chắn lại.
+ Quây úm:
Trong thời gian úm, để tập trung nguồn nhiệt tránh gió lùa sử dụng cót ép, tấm nhựa làm quây úm với chiều cao 50 – 60 cm, mỗi quây có đường kính 1m hoặc làm lồng úm kích thước 70cm -1m – 50cm. Quây này dùng để úm gà con trong 30 ngày đầu, mỗi quây như vậy có thể úm từ 150 – 200 gà con.
+ chất độn chuồng:
Yêu cầu chất độn chuồng phải có khả năng hút ẩm, có thể dùng phoi bào, trấu, rơm rạ băm nhỏ. Lưu ý chất độn phải được phơi khô không có mùi mốc, phun sát trùng bằng bencocid 2%.
Gà ta thả vườn có tốc độ sinh trưởng chậm nên giai đoạn gà con được tính từ 1 – 30 ngày tuổi, ở giai đoạn này các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, dạ dày cơ chưa tiêu hoá được các loại thức ăn xơ cứng, men tiêu hoá chưa đầy đủ, gà con rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh do đó phải tạo điều kiện tốt để gà con phát triển nhanh và khoẻ mạnh.
3. Nhiệt độ, ẩm độ
Trong tuần đầu tiên gà con không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn hảo, do đó các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường lên cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của gà.
[h=2]Bảng 1: Yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ[/h]
Ngày tuổi
Nhiệt độ tại chụp sưởi 0[SUP]o [/SUP]C
Nhiệt độ chuồng nuôi 0[SUP]o [/SUP]C
ẩm độ tương đối (%)
0 – 3
38
28 – 29
60 - 70
4 – 7
35
28
8 – 14
32
28
15 – 21
29
25 – 28
22 – 24
28
25 – 28
25 – 28
28
22 – 25
29 – 35
26
21 – 22

Sau 35 ngày tuổi

18 – 21


<tbody>
</tbody>

Từ tuần tuổi thứ 3 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở gà để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gà con đối với nhiệt độ:
Nếu thấy gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt gà bị lạnh.
Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, nháo nhác, kêu, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
Nếu gà tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần che kín hướng gió thổi.
Khi đủ nhiệt, gà vận động ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều trong quây.
Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ trong 3 tuần đầu, sau 4 – 6 tuần giảm thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 – 9 lợi dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 3W/m[SUP]2[/SUP] là đủ.

4. Nước uống
Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con khi mới xuống chuồng. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất là pha thêm 5g đường Gluco và 1g Vitamin C/lít nước cho những ngày đầu, nước uống cho gà không được lạnh tốt nhất là hơi ấm 18 – 21 [SUP]0[/SUP]C trong vài ngày đầu.
Sử dụng chụp nước tự động bằng nhựa 0,85 – 1 lít/50 gà con. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà con dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất. Tuân thủ cho gà uống nước trước, sau 2 – 3 giờ mới cho thức ăn.
5. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
Trong chăn nuôi gia cầm nói chung, việc chăm sóc, nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt nhanh đến khối lượng sinh sản hoặc giết mổ càng sớm càng tốt.
Sau khi gà con được uống nước 2 – 3 giờ thì mới cho ăn, thường cho ăn theo bữa. Thức ăn được trải đều vào nhiều khay tuỳ thuộc quy mô đàn để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con trong đàn. Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày đêm cho ăn 9 – 10 lượt để thức ăn luôn mới thơm, hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.
Một số điều cần lưu ý: Thức ăn được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của gà trong từng giai đoạn.
Khẩu phần thức ăn được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi, thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc thực vật, Premix Vitamin, khoáng vi lượng v.v.
Không được dùng nguyên liệu bị mốc, nhiễm độc tố Afratoxin hoặc bột cá có hàm lượng muối cao.
6. Mật độ nuôi
Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ đàn nuôi. Cần lưu ý trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
7. Độ thông thoáng và che phủ
Chuồng úm gà con 01 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí gần như bằng không. Khoảng 5 ngày sau khi sự trao đổi chất của gà tăng nhanh cần phải thay đổi không khí với tốc độ 0,2 m/giây để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm gà chậm phát triển và bệnh tật phát sinh như bệnh cầu trùng và các bệnh về đường hô hấp.
8. Công tác vệ sinh phòng bệnh
Với phương châm phòng bệnh là chính, đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh phòng bệnh, sử dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh tuỳ thuộc vào tình hình dịch tễ của từng địa phương. Phải quan sát theo dõi gà thường xuyên như: Trạng thái ăn, ngủ, thể trạng, âm thanh tiếng thở, chất bài tiết v.v. để bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đều được xử lý kịp thời.
Cần thiết phải kiểm tra đàn gà dựa trên các đặc điểm hàng ngày như sau:
- Lắng nghe âm thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh hàng ngày
- Trạng thái đàn gà (uể oải hay hung hăng)
- Ngửi để xem có mùi khai hay sự kém thông thoáng.
Trong chuồng chỉ nên nuôi gà cùng một lứa tuổi, định kỳ diệt trừ các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác.
9. Chăm sóc nuôi dưỡng
Chế độ chăm sóc quản lý nuôi gà thả vườn: gà được cho ăn tự do 3 lần /ngày, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp điện sáng 2 tiếng/đêm để gà ăn đêm. Trong điều kiện thời tiết và nhiệt độ thuận lợi (ấm áp khô ráo) sau 3 – 4 tuần tuổi hoặc nếu thời tiết lạnh dưới 20[SUP]0[/SUP]C thì sau 5 – 6 tuần tuổi có thể cho gà vận động để giúp cơ săn chắc nâng cao sức khỏe.

10. Lịch dùng thuốc và vacin cho chim trĩ

Lịch dùng vacxin và thuốc phòng bệnh cho gà ta thản vườn (chỉ để tham khảo)
Ngày tuổi
Tên thuốc-vacxin
Đường cấp thuốc
Liều lượng
Phòng bệnh
1-15 ngày tuổi
Uống Baaytrrl 10%+Gluco+Vitamin C

Pha nước uống

1ml/lít nước uống
Phòng bệnh đường ruột
4 ngày
ND-Clone 45
Hoặc ND-Lasota
Nhỏ mắt
1 giọt /con
Phòng bệnh Newcastle
8 ngày
Gumboro B
Nhỏ miệng
1 giọt /con
Phòng bệnh Gumboro
10-12 ngày
Marcoc hoặc Methocin
Pha nước uống
1ml/ lít nước uống

Phòng bệnh cầu trùng ghép
14 ngày
Gumboro A
Pha nước uống

Phòng bệnh Gumboro
21 ngày
ND-Clone 45 hoặc ND-IB
Pha nước uống

Phòng bệnh Newcastlees, viêm phế quản truyền nhiễm

<tbody>
</tbody>

Mỗi tháng cho uống marcoc 3 ngày cho gà trên 5 tuần tuổi để phòng bệnh cầu trùng và cho uống hoặc trộn thức ăn thuốc phòng giun sán một lần.
 


bài viết hay và đầy đủ, đúng là KS chớ khác.
Mình có một vài ý kiến về lịch phòng bệnh các bạn tham khả nhé.
- Phòng bệnh newcastle: nên dùng vaccine ND-IB cho cả 2 lần để phòng bệnh Viêm phế quản TN được tốt hơn.
- Phòng bệnh GUmboro: sử dụng Gum B lần 1 và Gum A lần 2 chỉ áp dụng cho vùng có áp lực bệnh thấp (ít xảy ra bệnh), nếu vùng có áp lực dịch bệnh cao thì cả 2 lần nên dùng Gum A, nếu áp lực dịch bệnh cao quá thì phải dùng 3 lần: Lần 1 Gum B, lần 2,3 dùng Gum A.
- Từ 1-15 ngày không nên uống liên tục Baytril, chỉ nên dùng 3 ngày đầu và ngày 11,12,13 thôi, dùng nhiều quá không tốt.
 
bài viết hay và đầy đủ, đúng là KS chớ khác.
Mình có một vài ý kiến về lịch phòng bệnh các bạn tham khả nhé.
- Phòng bệnh newcastle: nên dùng vaccine ND-IB cho cả 2 lần để phòng bệnh Viêm phế quản TN được tốt hơn.
- Phòng bệnh GUmboro: sử dụng Gum B lần 1 và Gum A lần 2 chỉ áp dụng cho vùng có áp lực bệnh thấp (ít xảy ra bệnh), nếu vùng có áp lực dịch bệnh cao thì cả 2 lần nên dùng Gum A, nếu áp lực dịch bệnh cao quá thì phải dùng 3 lần: Lần 1 Gum B, lần 2,3 dùng Gum A.
- Từ 1-15 ngày không nên uống liên tục Baytril, chỉ nên dùng 3 ngày đầu và ngày 11,12,13 thôi, dùng nhiều quá không tốt.

hI HI Gum A hay B rành quá ta...đùa tí thôi! :lol:

Về lịch vaccine và thuốc mình đóp góp thêm nhé!

1 ngày: Tiêm Marek
2-3-4: Phòng tiêu chảy (E.Coli, Salmonella...) bằng Enrofloxacine, Ampiciline, Colistine, Tetramycine + Colistine, Sulfamethoxazole + Trimethoprim, Neomycine, Gentamycine.....
5 ngày: Dịch tả + Viêm phế quản (thực tế áp dụng IB trên gà công nghiệp nhiều hơn.) (Mar5Clon30 - Tân Tiến, Avinew - Việt Pháp)
6 ngày: Nghĩ
7 ngày: Gumboro lần 1 (Gum B- Thú y xanh, Bur706 - Việt Pháp , D78 - Tân Tiến).
8-9-10: Phòng cầu trùng (Toltrazuril, Diclaruzil, Sulfamid (Sulfadimidine, Sulfaquinoxalin, Sulfacholozine), Amprolium).
11 ngày: Chủng đậu
12-13: Nghĩ
14: Gumboro lần 2
15 ngày: Nghĩ
16 -17-18-19: Phòng bệnh hô hấp (Tylosin, Doxycilline, Florphenicol, Enrofloxacine, Spiramycine....)
20 ngày: Nghĩ
21 ngày: ND, IB lần 2
22 ngày: Nghĩ
23-24-25: Phòng cầu trùng lần 2
26 ngày: Tiêm H5N1 (0,3ml /con).
32 ngày: Gumboro lần 3
35 ngày: Thả vườn
40 ngày: Dịch tả lần 3.

Đặc điểm của lịch:
- Sử dụng trong khu vực thường xảy ra Gumboro.
- Tập trung hơn vào bệnh cầu trùng, vì sau khi thả vườn dễ bị ảnh hưởng.
- Sử dụng dịch tả là vaccine sống nên nhiều lần. Nếu sử dụng vaccine chết thì có khác chút.
- Trong những ngày không có lịch có thể tập cho gà uống nước lạnh
- Sử dụng vitamine hỗ trợ vào buổi chiều hoặc sáng khi sử dụng kháng sinh và
trước sau khi làm vaccine.
- Kháng sinh đa phần ghi thành phần, tuỳ từng nơi mà chọn thuốc cho phù hợp.
Thân ái!
 
bài viết rất hay.Thank các bác nhiều.mình học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm.
 
hI HI Gum A hay B rành quá ta...đùa tí thôi! :lol:

Về lịch vaccine và thuốc mình đóp góp thêm nhé!

1 ngày: Tiêm Marek
2-3-4: Phòng tiêu chảy (E.Coli, Salmonella...) bằng Enrofloxacine, Ampiciline, Colistine, Tetramycine + Colistine, Sulfamethoxazole + Trimethoprim, Neomycine, Gentamycine.....
5 ngày: Dịch tả + Viêm phế quản (thực tế áp dụng IB trên gà công nghiệp nhiều hơn.) (Mar5Clon30 - Tân Tiến, Avinew - Việt Pháp)
6 ngày: Nghĩ
7 ngày: Gumboro lần 1 (Gum B- Thú y xanh, Bur706 - Việt Pháp , D78 - Tân Tiến).
8-9-10: Phòng cầu trùng (Toltrazuril, Diclaruzil, Sulfamid (Sulfadimidine, Sulfaquinoxalin, Sulfacholozine), Amprolium).
11 ngày: Chủng đậu
12-13: Nghĩ
14: Gumboro lần 2
15 ngày: Nghĩ
16 -17-18-19: Phòng bệnh hô hấp (Tylosin, Doxycilline, Florphenicol, Enrofloxacine, Spiramycine....)
20 ngày: Nghĩ
21 ngày: ND, IB lần 2
22 ngày: Nghĩ
23-24-25: Phòng cầu trùng lần 2
26 ngày: Tiêm H5N1 (0,3ml /con).
32 ngày: Gumboro lần 3
35 ngày: Thả vườn
40 ngày: Dịch tả lần 3.

Đặc điểm của lịch:
- Sử dụng trong khu vực thường xảy ra Gumboro.
- Tập trung hơn vào bệnh cầu trùng, vì sau khi thả vườn dễ bị ảnh hưởng.
- Sử dụng dịch tả là vaccine sống nên nhiều lần. Nếu sử dụng vaccine chết thì có khác chút.
- Trong những ngày không có lịch có thể tập cho gà uống nước lạnh
- Sử dụng vitamine hỗ trợ vào buổi chiều hoặc sáng khi sử dụng kháng sinh và
trước sau khi làm vaccine.
- Kháng sinh đa phần ghi thành phần, tuỳ từng nơi mà chọn thuốc cho phù hợp.
Thân ái!
Mấy năm trời lăn lộn cùng nó hỏi chẳng hiểu. hee Có vẻ Thú Y Xanh (Greenvet) trong đó cũng phát triển ghê nhỉ?
Giải thích hộ bà con xem sao lại dùng Gum lúc 7,14,32 cái, lần 2 cách lần 1 là 7 ngày còn lần 3 cách lần 2 lại tận 18 ngày vây? Chắc cũng nhiều người khó hiểu giống mình đây. hiiii
 
Last edited by a moderator:
Mấy năm trời lăn lộn cùng nó hỏi chẳng hiểu. hee Có vẻ Thú Y Xanh (Greenvet) trong đó cũng phát triển ghê nhỉ?
Giải thích hộ bà con xem sao lại dùng Gum lúc 7,14,32 cái, lần 2 cách lần 1 là 7 ngày còn lần 3 cách lần 2 lại tận 18 ngày vây? Chắc cũng nhiều người khó hiểu giống mình đây. hiiii
Dùng lịch lúc 7 ngày tuổi do chúng ta chưa xác định được kháng thể mẹ truyền...từ gà mẹ...Thực tế chăn nuôi, những nhà bán giống thường "thu trứng" về nên không xác định được mầm bệnh này có hay không nên cần làm sớm.
Khoảng cách lần làm vaccine thứ nhất với thứ 2 là 7 ngày để hệ thống miễn dịch lần 2 được hoàn chỉnh hơn. Bên cạnh đó, chống tình trạng "trung hoà kháng thể mẹ truyền" nếu sử dụng quá trể thì khoảng thời gian sau 7 ngày đến khi lần làm tiếp theo trở thành thời điểm nguy cơ cao...
Thời gian làm vaccine trên gà công nghiệp thông thường 2 lần, tuy nhiên gà thả vườn thời gian nuôi dài hơn nên cần làm thêm lần thứ 3 vì kinh nghiệm mình đang tư vấn thực tế thì trên gà màu hay thả vườn còn 1 thời điểm nửa dễ xảy ra Gumboro là lúc 35-45 ngày tuổi.____thời điểm nhạy cảm ban đầu là 18-24 ngày tuổi....

Trả lời cùng bạn thế nhé! Những thông tin này hơi chuyên về "thú y " tí nên khi đưa ra không thể giải thích dài lê thê...
Nhưng "việc gì cũng có cái lý của nó....." :lol:
 

Hic. các bác chăn nuôi cư hiểu như vậy đi nhé. biết nhiều hơn nữa là "tẩu hoả nhập ma" đó. Nếu bác nào được qua trường lớp thì em nói hơi lơ mơ tí nhé:
- Việc làm vaccine Gum lúc 7 ngày tuổi phải làm loại có độc lực trung bình (Gum B B), mục đích: loại này nhẹ nên ít gây phản ứng, thứ nữa là làm trung hoà lượng kháng thể mẹ truyền trong cơ thể gà nếu con nào có kháng thể mẹ truyền, còn con nào không có thì để cơ thể có đáp ứng ban đầu với vaccine. Thực tế đi giải thích chobà con chúng ta chỉ cần nói không có kháng thể mẹ truyền thì phải làm sớm. OK (Nếu giai đoạn này mà làm Gum A thì xảy ra bệnh đấy).
Lần 2 sau lần 1 chỉ 7 ngày là bởi vì;
- Sau lần 1 con nào bị trung hoà kháng thể mẹ truyền thì được nâng lên, con nào ko có kháng thể mẹ truyền thì được đáp ứng thêm -> KQ: kháng thể nâng lên
 
Hic. các bác chăn nuôi cư hiểu như vậy đi nhé. biết nhiều hơn nữa là "tẩu hoả nhập ma" đó. Nếu bác nào được qua trường lớp thì em nói hơi lơ mơ tí nhé:
- Việc làm vaccine Gum lúc 7 ngày tuổi phải làm loại có độc lực trung bình (Gum B B), mục đích: loại này nhẹ nên ít gây phản ứng, thứ nữa là làm trung hoà lượng kháng thể mẹ truyền trong cơ thể gà nếu con nào có kháng thể mẹ truyền, còn con nào không có thì để cơ thể có đáp ứng ban đầu với vaccine. Thực tế đi giải thích chobà con chúng ta chỉ cần nói không có kháng thể mẹ truyền thì phải làm sớm. OK (Nếu giai đoạn này mà làm Gum A thì xảy ra bệnh đấy).
Lần 2 sau lần 1 chỉ 7 ngày là bởi vì;
- Sau lần 1 con nào bị trung hoà kháng thể mẹ truyền thì được nâng lên, con nào ko có kháng thể mẹ truyền thì được đáp ứng thêm -> KQ: kháng thể nâng lên

Hi Hi...Hay quá ta! Tự hỏi rồi trả lời luôn hén...:bop:
"Thử hả bưởi" kha... kha..B) :lol::lol::lol:
 
Last edited:
Học mót được tí chút chia sẻ cùng cả nhà thôi chứ Ai cứ giấu tài như một số người đâu, biết mà không nói. kekekek
 
Thank các bác đã chia sẻ thêm. Thực ra quy trình vaccin này em chỉ đưa ra để tham khảo chứ không giám qua mặt các bác chuyên thú y và đã nuôi gà có kinh nghiệm lâu năm. ở đây em viết cho người mới chăn nuôi nên áp lực về môi trường, dịch bệnh còn ít nếu đã chăn nuôi nhiều thì ô nhiễm môi trường nuôi là một vấn em sẽ giới thiệu sau.
Chúc cả hội nhiều sức khoẻ
 
1. Thiết kế chuồng trại và yêu cầu kỹ thuật
Vị trí chuồng nuôi phải chọn nơi cao ráo, dễ thoát nước, thoáng mát, cách các trại nuôi gia cầm khác càng xa càng tốt nhằm hạn chế tối đa mức rủi ro do lây nhiễm chồng chéo.
Thiết kế mái và vách chuồng nuôi rất quan trọng để mùa đông giữ được ấm, mùa hè phản xạ nhiệt của ánh nắng mặt trời giữ được mát mẻ. Mái hiên có thể đua ra 1 – 1,2 mét để hạn chế lượng ánh nắng chiếu trực tiếp vào chuồng.
Nền chuồng nuôi nên láng xi măng hoặc gạch phẳng có độ dốc cần thiết 3 – 5[SUP]O[/SUP] tiện cho việc vệ sinh.
2. Chuẩn bị dụng cụ và chuồng nuôi
Trước khi đưa gà vào nuôi cần phải chuẩn bị mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: Rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi (kinh nghiệm của người chăn nuôi).
+ Chuồng trại:
Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để trống chuồng trước khi đưa gà vào nuôi 15 – 20 ngày và phải được xử lý theo đúng quy định về vệ sinh phòng dịch, tường, nền được quét nước vôi đặc nồng độ 40%. Sau đó để khô phun tiêu độc bằng các loại thuốc sát trùng khác như benkocid 2% phun 2 – 3 lần. Sau khi phun 5[SUP]h[/SUP] mở cửa, cho thông thoáng bay hết mùi thuốc sát trùng rồi mới thả gà vào nuôi.
+ Máng ăn:
2 tuần đầu có thể dùng khay nhựa (kích thước 60 x 80 x 2,5cm cho 80 – 100 hoặc khay tròn cho 100 gà con). Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi dùng máng ăn (có thể là máng dài hoặc máng tròn).
+ Máng uống:
Thông thường dùng máng tròn (gallon) gồm phần đáy và thân nắp vào nhau làm bằng nhựa, thể tích máng uống tuỳ theo tuổi của gà: gà con 1,5 – 2 lít, gà nhỡ 4 – 8 lít. Máng uống dài có độ dài tương đương máng ăn nhưng thiết diện nhỏ hơn.
+ Chụp sưởi:
Gà con sau khi nở ra chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt do đó phải có hệ thống chụp sưởi để cung cấp nhiệt độ cho gà đến khi chúng có khả năng điều tiết được thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường, có thể dùng bóng điện hoặc đèn hồng ngoại tuỳ theo số lượng gà con 01 ngày tuổi mà bố trí hệ thống sưởi cho hợp lý và hiệu quả kinh tế.
+ Rèm che:
Dùng vải bạt hoặc có thể tận dụng bao tải dứa khâu lại thành rèm che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi vào mùa lạnh và tránh gió lùa hoặc mưa hắt vào chuồng, có thể dùng cót ép hoặc phên liếp che chắn lại.
+ Quây úm:
Trong thời gian úm, để tập trung nguồn nhiệt tránh gió lùa sử dụng cót ép, tấm nhựa làm quây úm với chiều cao 50 – 60 cm, mỗi quây có đường kính 1m hoặc làm lồng úm kích thước 70cm -1m – 50cm. Quây này dùng để úm gà con trong 30 ngày đầu, mỗi quây như vậy có thể úm từ 150 – 200 gà con.
+ chất độn chuồng:
Yêu cầu chất độn chuồng phải có khả năng hút ẩm, có thể dùng phoi bào, trấu, rơm rạ băm nhỏ. Lưu ý chất độn phải được phơi khô không có mùi mốc, phun sát trùng bằng bencocid 2%.
Gà ta thả vườn có tốc độ sinh trưởng chậm nên giai đoạn gà con được tính từ 1 – 30 ngày tuổi, ở giai đoạn này các cơ quan nội tạng nhất là bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, dạ dày cơ chưa tiêu hoá được các loại thức ăn xơ cứng, men tiêu hoá chưa đầy đủ, gà con rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh do đó phải tạo điều kiện tốt để gà con phát triển nhanh và khoẻ mạnh.
3. Nhiệt độ, ẩm độ
Trong tuần đầu tiên gà con không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn hảo, do đó các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường lên cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của gà.
[h=2]Bảng 1: Yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ[/h]
Ngày tuổiNhiệt độ tại chụp sưởi 0[SUP]o [/SUP]CNhiệt độ chuồng nuôi 0[SUP]o [/SUP]Cẩm độ tương đối (%)
0 – 33828 – 2960 - 70
4 – 73528
8 – 143228
15 – 212925 – 28
22 – 242825 – 28
25 – 282822 – 25
29 – 352621 – 22
Sau 35 ngày tuổi18 – 21

<tbody>
</tbody>


Từ tuần tuổi thứ 3 cần chú ý đến tốc độ mọc lông ở gà để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp.Trong quá trình nuôi phải quan sát phản ứng của gà con đối với nhiệt độ:
Nếu thấy gà tập trung gần nguồn nhiệt, chen lấn chồng đống lên nhau là chuồng nuôi không đủ nhiệt gà bị lạnh.
Nếu gà tản ra xa nguồn nhiệt, nháo nhác, kêu, khát nước, há mỏ để thở là bị quá nóng cần phải điều chỉnh giảm nhiệt độ.
Nếu gà tụm lại một phía là bị gió lùa rất nguy hiểm, cần che kín hướng gió thổi.
Khi đủ nhiệt, gà vận động ăn uống bình thường, ngủ, nghỉ tản đều trong quây.
Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ trong 3 tuần đầu, sau 4 – 6 tuần giảm thời gian chiếu sáng đến 16h, từ tuần thứ 7 – 9 lợi dụng ánh sáng tự nhiên, đảm bảo cường độ ánh sáng 3W/m[SUP]2[/SUP] là đủ.

4. Nước uống
Nước là nhu cầu đầu tiên của gà con khi mới xuống chuồng. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất là pha thêm 5g đường Gluco và 1g Vitamin C/lít nước cho những ngày đầu, nước uống cho gà không được lạnh tốt nhất là hơi ấm 18 – 21 [SUP]0[/SUP]C trong vài ngày đầu.
Sử dụng chụp nước tự động bằng nhựa 0,85 – 1 lít/50 gà con. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà con dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất. Tuân thủ cho gà uống nước trước, sau 2 – 3 giờ mới cho thức ăn.
5. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn
Trong chăn nuôi gia cầm nói chung, việc chăm sóc, nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống, đạt nhanh đến khối lượng sinh sản hoặc giết mổ càng sớm càng tốt.
Sau khi gà con được uống nước 2 – 3 giờ thì mới cho ăn, thường cho ăn theo bữa. Thức ăn được trải đều vào nhiều khay tuỳ thuộc quy mô đàn để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con trong đàn. Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày đêm cho ăn 9 – 10 lượt để thức ăn luôn mới thơm, hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.
Một số điều cần lưu ý: Thức ăn được phối chế cân đối đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu phát triển của gà trong từng giai đoạn.
Khẩu phần thức ăn được cân đối đủ các chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn nuôi, thức ăn phối chế đa nguyên liệu, sử dụng đạm nguồn gốc thực vật, Premix Vitamin, khoáng vi lượng v.v.
Không được dùng nguyên liệu bị mốc, nhiễm độc tố Afratoxin hoặc bột cá có hàm lượng muối cao.
6. Mật độ nuôi
Tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ đàn nuôi. Cần lưu ý trong điều kiện tất cả các yếu tố khác là thích hợp thì mật độ càng thấp sẽ cho khả năng tăng trưởng cao và tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
7. Độ thông thoáng và che phủ
Chuồng úm gà con 01 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí gần như bằng không. Khoảng 5 ngày sau khi sự trao đổi chất của gà tăng nhanh cần phải thay đổi không khí với tốc độ 0,2 m/giây để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm gà chậm phát triển và bệnh tật phát sinh như bệnh cầu trùng và các bệnh về đường hô hấp.
8. Công tác vệ sinh phòng bệnh
Với phương châm phòng bệnh là chính, đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về vệ sinh phòng bệnh, sử dụng quy trình vệ sinh phòng bệnh tuỳ thuộc vào tình hình dịch tễ của từng địa phương. Phải quan sát theo dõi gà thường xuyên như: Trạng thái ăn, ngủ, thể trạng, âm thanh tiếng thở, chất bài tiết v.v. để bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đều được xử lý kịp thời.
Cần thiết phải kiểm tra đàn gà dựa trên các đặc điểm hàng ngày như sau:
- Lắng nghe âm thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh hàng ngày
- Trạng thái đàn gà (uể oải hay hung hăng)
- Ngửi để xem có mùi khai hay sự kém thông thoáng.
Trong chuồng chỉ nên nuôi gà cùng một lứa tuổi, định kỳ diệt trừ các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác.
9. Chăm sóc nuôi dưỡng
Chế độ chăm sóc quản lý nuôi gà thả vườn: gà được cho ăn tự do 3 lần /ngày, ban ngày dùng ánh sáng tự nhiên, đêm thắp điện sáng 2 tiếng/đêm để gà ăn đêm. Trong điều kiện thời tiết và nhiệt độ thuận lợi (ấm áp khô ráo) sau 3 – 4 tuần tuổi hoặc nếu thời tiết lạnh dưới 20[SUP]0[/SUP]C thì sau 5 – 6 tuần tuổi có thể cho gà vận động để giúp cơ săn chắc nâng cao sức khỏe.

10. Lịch dùng thuốc và vacin cho chim trĩ

Lịch dùng vacxin và thuốc phòng bệnh cho gà ta thản vườn (chỉ để tham khảo)
Ngày tuổiTên thuốc-vacxinĐường cấp thuốcLiều lượngPhòng bệnh
1-15 ngày tuổiUống Baaytrrl 10%+Gluco+Vitamin C
Pha nước uống1ml/lít nước uốngPhòng bệnh đường ruột
4 ngàyND-Clone 45
Hoặc ND-Lasota
Nhỏ mắt1 giọt /conPhòng bệnh Newcastle
8 ngàyGumboro BNhỏ miệng1 giọt /conPhòng bệnh Gumboro
10-12 ngàyMarcoc hoặc MethocinPha nước uống1ml/ lít nước uốngPhòng bệnh cầu trùng ghép
14 ngàyGumboro APha nước uốngPhòng bệnh Gumboro
21 ngàyND-Clone 45 hoặc ND-IBPha nước uốngPhòng bệnh Newcastlees, viêm phế quản truyền nhiễm

<tbody>
</tbody>


Mỗi tháng cho uống marcoc 3 ngày cho gà trên 5 tuần tuổi để phòng bệnh cầu trùng và cho uống hoặc trộn thức ăn thuốc phòng giun sán một lần.
70% là như vậy lý thuyết mà. khi chăn nuôi trực tiếp mình phải làm thực hành tùy mỗi địa phương. tùy đàn gà của mình mà xử lý, không nhất thiết phải làm vaccine đúng ngày , nếu là vùng dịch thì ta chủ động làm sớm hơn. không phải vùng dịch thì ta theo lịch tham khảo llàm. hay trễ hơn 3-5 ngày cũng đựơc.
 
Thank các bác đã chia sẻ thêm. Thực ra quy trình vaccin này em chỉ đưa ra để tham khảo chứ không giám qua mặt các bác chuyên thú y và đã nuôi gà có kinh nghiệm lâu năm. ở đây em viết cho người mới chăn nuôi nên áp lực về môi trường, dịch bệnh còn ít nếu đã chăn nuôi nhiều thì ô nhiễm môi trường nuôi là một vấn em sẽ giới thiệu sau.
Chúc cả hội nhiều sức khoẻ
Anh Hùng nè!
Hội chúng ta khi mới thành lập dilenlamgiau có nói "Hội chúng ta cần cái tâm hơn cái tài".
Em mừng vì Hội chúng ta vì người chăn nuôi mà không quản ngại tìm tài liệu cho Hội.
vd: leminhthanh_th: Đang làm công ty, đi công tác suốt nhưng khi về vẫn nhớ diễn đàn chúng ta và đóng góp để thông tin được phong phú và khoa học hơn.
dilenlamgiau: Ngoài việc kinh doanh gia đình, nhưng không quên diễn đàn và thường xuyên trả lời trong khả năng.
trungthanh1986: Tuy mới chăn nuôi, chưa phát biểu nhiều về kỹ thuật nhưng nhiệt tình phát triển Hôi bằng cách sưu tầm những video để nông dân ta dễ tìm hiểu.
Hay nguyenbieu, Lyhien ...cũng đóng góp nhiệt tình và thường xuyên xem thông tin ...
Đó mới là điều đáng quý Anh à...Những điều em nói chắc anh biết Anh quan trọng thế nào chưa..???hi hi hi Mong Anh đừng nghĩ mình biết nhiều hay ít.
Mỗi thành viên đều có điểm mạnh và điểm yếu. Phát huy điểm mạnh để nông dân Việt Nam từng bước thành công hơn đó là điều Hội đang hướng tới.
Chúc Anh thành công trong công việc và thương xuyên đóng góp nhé...:huh:
 
Anh Hùng nè!
Hội chúng ta khi mới thành lập dilenlamgiau có nói "Hội chúng ta cần cái tâm hơn cái tài".
Em mừng vì Hội chúng ta vì người chăn nuôi mà không quản ngại tìm tài liệu cho Hội.
vd: leminhthanh_th: Đang làm công ty, đi công tác suốt nhưng khi về vẫn nhớ diễn đàn chúng ta và đóng góp để thông tin được phong phú và khoa học hơn.
dilenlamgiau: Ngoài việc kinh doanh gia đình, nhưng không quên diễn đàn và thường xuyên trả lời trong khả năng.
trungthanh1986: Tuy mới chăn nuôi, chưa phát biểu nhiều về kỹ thuật nhưng nhiệt tình phát triển Hôi bằng cách sưu tầm những video để nông dân ta dễ tìm hiểu.
Hay nguyenbieu, Lyhien ...cũng đóng góp nhiệt tình và thường xuyên xem thông tin ...
Đó mới là điều đáng quý Anh à...Những điều em nói chắc anh biết Anh quan trọng thế nào chưa..???hi hi hi Mong Anh đừng nghĩ mình biết nhiều hay ít.
Mỗi thành viên đều có điểm mạnh và điểm yếu. Phát huy điểm mạnh để nông dân Việt Nam từng bước thành công hơn đó là điều Hội đang hướng tới.
Chúc Anh thành công trong công việc và thương xuyên đóng góp nhé...:huh:
bác nói rất đúng :9^::9^::9^:
tất cả mọi người trong hội ai cũng vậy mỗi người có một công việc riêng nhưng vẫn quan tâm đến hội và chia sẽ tài liệu . kinh nhiệm cho mọi người như vậy là rất đáng quý rồi còn về tài liệu, đúng hay sai ,đủ hay thiếu , thì không ai giám chắc là những gì mình chia sẻ là chính sác 100% , quan trọng là cái lòng nhiệt tình là rất tốt rồi
còn bác nói
quote_icon.png
Gửi bởi n_hung_cj
Thank các bác đã chia sẻ thêm. Thực ra quy trình vaccin này em chỉ đưa ra để tham khảo chứ không giám qua mặt các bác chuyên thú y và đã nuôi gà có kinh nghiệm lâu năm. ở đây em viết cho người mới chăn nuôi nên áp lực về môi trường, dịch bệnh còn ít nếu đã chăn nuôi nhiều thì ô nhiễm môi trường nuôi là một vấn em sẽ giới thiệu sau.
Chúc cả hội nhiều sức khoẻ
bác nói như vậ là sai bác lên nhớ là lịch vacxin không cái nào giống nhau và không ai có giám chắc là lịch của mình là hoàn toàn chính sách chỉ tương đối thôi và
tất cả chỉ mang tình chất tham khảo thôi bác ạ vì cách dùng vacxin còn tùy vào thời điểm của từng vùng ví dụ thời tiết của Miền Bắc khác Miền Nam
nói chung bác có lòng nhiệt tình như vậy là rất đáng quý bác không phải no nghĩ gì mấy vấn đề đó nha
em mà cũng nghĩ như bác thì đâu giám chia sẽ tài lệu , kinh nhiệm
với mọi người

mong rằng hội chúng ta sẽ có thật nhiều người nhiệt tình như bác ý
 
Last edited:
Chào các bác
Em thấy các bác thảo luận rất hay, em không biết gì cả nên chỉ mở ra xem thôi. Nhưng ngồi xem một lúc thì phát hiện ra mình chả biết những vẫn đề sau. Mong bác nào biết giải thích thêm (Bác Dr Thanh, và cả hoantucantho nữa nha. Em không chê sự giúp đỡ đâu. Mỗi người có điểm mạnh riêng và em muốn học hỏi những điều đó!!!!
1 Gum A và Gum B cụ thể là thế nào ạ? Ở chỗ em tất cả đều ghi Gumboro của thú y trung ương thôi. Làm sao để phân biệt cái nào là A và cái nào là B?
2 Lần trước em có dùng Vaccine Gumboro của thú y trung ương 1 (hình như số em không nhớ rõ lắm) theo lịch 10 ngày và 21 ngày nhưng đến ngày thứ 25 thì gà em bị gumboro chết 10% tổng đàn. Lúc đó em dùng kháng thể của Hanvet tiêm 2 lần rồi cũng mất 3 ngày gà mới phục hồi lại được. Nói không phải khoe với các bác chứ lứa gà nào em cũng dùng đủ vaccine cả nhưng không lứa nào gà em không bị gum!!! quan trọng là em phát hiện sớm hay muộn thôi. Em pha lọ 100 liều, nhỏ trực tiếp vào miệng và mũi mỡi con đúng 2 giọt, rất chuẩn chỉ khi gà chết vì gum em mới phải chỉnh lịch!!!! Trong lứa gà gần đây nhất em quyết định đằng nào gà cũng bị gum, làm vaccine vừa tốn của lại tốn cả công nhưng không phòng được bệnh. Thế là gà em không bị gum nữa. Tới giờ gần xuất chuồng rồi (5 ngày nữa). Bác biết lý do xin chỉ giáo giúp em.
3 Em rất sợ bệnh cầu trùng và phó thương hàn. Bác nào có phác đồ điều trị chính xác hai bệnh này chỉ em với?
4 Chân thành cảm ơn các bác đã dành time đọc và cho em lời khuyên!

 
Tôi xin góp thêm vài ý cho bài viết thêm phong phú:
1, Trong phần thức ăn:
* Đối với gà nhỏ: 0 - 3 tuần tuổi:
- Hàm lượng đạm: 21%.
- Năng lượng tối thiểu: 2.900kcal.
* Đối với gà lớn: 4 tuần tuổi đến khi xuất bán thịt:
- Hàm lượng đạm: 19%.
- Năng lượng tối thiểu: 3.100kcal.
2. Gumboro:
* Vaccine: hiện nay do Xí nghiệp trung ương sản xuất, chỉ có 1 loại.
Do gà hiện nay mắc bệnh gumboro nhiều lần, có đàn mắc đến 3 lần mặc dù đã được tiêm chủng 3 lần (nhưng trường hợp này hiếm gặp).
Chúng tôi luôn khuyến cáo bà con chăn nuôi nên tiêm phòng vaccine cho đàn gà trong quá trình nuôi gà thịt 3 lần: 5, 17, 22.
* Khi gà mắc bệnh gumboro: (Điều trị bằng kháng thể)
Khi gà có biểu hiện bị bệnh gumboro (nóng, sốt, có chấm kim ở đùi gà), Gà ở giai đoạn 1 - 3 tuần tuổi ngoài những biểu hiện trên, có thêm biểu hiện: mổ cắn nhau như bệnh gà mổ cắn nhau, và mổ vào hậu môn, phân loãng màu trắng trứng gà --> thì nên hòa điện giải, electrolyte cho toàn đàn uống và đối với những con quá yếu thì nên bơm vào miệng
Sau đó nên đi mua ngay kháng thể gumboro về:
- Giai đoạn 1 - 3 tuần tuổi: mua kháng thể gumboro với liều gấp đôi pha với một bát nước sôi để nguội. trước khi cho gà uống kháng thể này, nên cho gà nhịn khát khoảng 1,5 - 2h sau đó cho gà uống. Sau khi cho gà uống hết thuốc nên hòa thuốc bổ (Redmin) + antigumboro. 24h xong, dùng thêm liều tương tự nữa.
- Gà >1kg: mua kháng thể gumboro về chích ức. Sau khi chích cho gà nên hòa thuốc bổ (Redmin) + antigumboro. 24h xong, dùng thêm liều tương tự nữa.
* Trong trường hợp gumboro kết hợp với tụ huyết trùng cấp tính thì nên dùng kháng sinh dạng lọ chích để điều trị tụ huyết trùng dứt điểm sau đó sử dụng kháng thể gumboro điều trị. Kết quả điều trị thấp, tỷ lệ hao hụt có thể lên đến 30 - 50% tổng đàn.
 
Last edited:
Chào các bác
Em thấy các bác thảo luận rất hay, em không biết gì cả nên chỉ mở ra xem thôi. Nhưng ngồi xem một lúc thì phát hiện ra mình chả biết những vẫn đề sau. Mong bác nào biết giải thích thêm (Bác Dr Thanh, và cả hoantucantho nữa nha. Em không chê sự giúp đỡ đâu. Mỗi người có điểm mạnh riêng và em muốn học hỏi những điều đó!!!!
1 Gum A và Gum B cụ thể là thế nào ạ? Ở chỗ em tất cả đều ghi Gumboro của thú y trung ương thôi. Làm sao để phân biệt cái nào là A và cái nào là B?
2 Lần trước em có dùng Vaccine Gumboro của thú y trung ương 1 (hình như số em không nhớ rõ lắm) theo lịch 10 ngày và 21 ngày nhưng đến ngày thứ 25 thì gà em bị gumboro chết 10% tổng đàn. Lúc đó em dùng kháng thể của Hanvet tiêm 2 lần rồi cũng mất 3 ngày gà mới phục hồi lại được. Nói không phải khoe với các bác chứ lứa gà nào em cũng dùng đủ vaccine cả nhưng không lứa nào gà em không bị gum!!! quan trọng là em phát hiện sớm hay muộn thôi. Em pha lọ 100 liều, nhỏ trực tiếp vào miệng và mũi mỡi con đúng 2 giọt, rất chuẩn chỉ khi gà chết vì gum em mới phải chỉnh lịch!!!! Trong lứa gà gần đây nhất em quyết định đằng nào gà cũng bị gum, làm vaccine vừa tốn của lại tốn cả công nhưng không phòng được bệnh. Thế là gà em không bị gum nữa. Tới giờ gần xuất chuồng rồi (5 ngày nữa). Bác biết lý do xin chỉ giáo giúp em.
3 Em rất sợ bệnh cầu trùng và phó thương hàn. Bác nào có phác đồ điều trị chính xác hai bệnh này chỉ em với?
4 Chân thành cảm ơn các bác đã dành time đọc và cho em lời khuyên!
Mình mạo muội chia sẻ cùng bạn trước nhé.
1. Gum A và Gum B là 2 loại vaccine phòng bệnh Gum do c.ty Thú Y xanh VN (Greenvet) phân phối của NSX là Medion (Bandung -Indonesia), Gum B có chứa virus Gumboro nhược độc chủng trung bình (mầu xanh), Gum A có chứa VR Gumboro nhược độc chủng mạnh, màu sáng hơn. Gum B thích hợp cho vùng ít bị Gum hoặc vùng có độc lực cao thì dùng lần 1 (dùng tất cả 3 lần).
Gumboro của TW là loại vaccine nội, thường có liểu 20, 50 hoặc 100, cũng có thể có liều 500.
2. Khi bạn đã dùng 2 lần vaccine Gum mà vẫn bị bệnh thì có thể có những vấn đề sau:
- Vùng của bạn áp lực dịch bệnh quá cao, nên áp dụng lịch có 3 lần. Nhưng gần đây bạn ko dùng ma ko bị thì mình có thể loại trừ.
- Bạn làm vaccine chưa chuẩn: mọi vấn đề về cách làm bạn có thể tham khảo thêm tại topic sau để so sánh:
http://agriviet.com/home/threads/80373-Phuong-phap-su-dung-vaccine-Lich-vaccine-cho-ga
- Vaccine có chất lượng kém hoặc bảo quản có vấn đề.
- Việc phòng bệnh Gum không phải chỉ bằng vaccine, bạn có thể phòng bằng nhiều cách: Vệ sinh sát trùng chuồng trại, thức ăn, nước uống,.... nhưng ko bị thì chắc là "ăn may" thôi, việc phòng bệnh bằng vaccine vẫn mang lại hiệu quả cao nhất.
3. Cầu trùng và thương hàn (gà ko gọi là phó thương hàn)
- Cầu trùng: bạn có thể phòng bệnh bằng cách luôn giữ cho chuồng trại luôn khô ráo, thoáng, ko bị ẩm thấp, chất độn chuồng quá cũ hoặc bạn có thể tìm hiểu dịch tễ của bệnh thường xảy ra vào thời gian nào, sau đó cho uống thuốc trị cầu trùng trước 2-3 ngày (VD: nếu bệnh hay xảy ra ngày 15, bạn cho uống thuốc ngày 13,14,15)
Nếu bệnh xảy ra rồi bạn phải thay chất độn chuồng ngày một, cho uống thuốc theo liệu trình 3-2-3 (3 ngày dung thuốc, 2 ngày nghỉ, 3 ngày dùng lại thuốc, kể cả bệnh đã hết triệu chứng)
- Thương hàn: bệnh có thể do mẹ truyền hoặc lây nhiễm sau nở. Bạn có thể phòng bằng cách cho gà uống điện giải để nhanh tiêu lòng đỏ, cho uống phòng kháng sinh địn kỳ, nếu gà đẫ bị nên dùng kháng sinh dòng Florfenicol hoặc Thiaphenicol để trị.
- Ngoài ra bệnh nào khi điều trị bạn cũng nên dùng bổ gan, gaỉi độc gan, điện giải, men tiêu hoá hàng ngày.
Đây là một số ý kiến của mình, mong các bạn góp y thêm
Chúc bạn chăn nuôi thành công!
 
Last edited by a moderator:
Chào các bác
Em thấy các bác thảo luận rất hay, em không biết gì cả nên chỉ mở ra xem thôi. Nhưng ngồi xem một lúc thì phát hiện ra mình chả biết những vẫn đề sau. Mong bác nào biết giải thích thêm (Bác Dr Thanh, và cả hoantucantho nữa nha. Em không chê sự giúp đỡ đâu. Mỗi người có điểm mạnh riêng và em muốn học hỏi những điều đó!!!!
1 Gum A và Gum B cụ thể là thế nào ạ? Ở chỗ em tất cả đều ghi Gumboro của thú y trung ương thôi. Làm sao để phân biệt cái nào là A và cái nào là B?
2 Lần trước em có dùng Vaccine Gumboro của thú y trung ương 1 (hình như số em không nhớ rõ lắm) theo lịch 10 ngày và 21 ngày nhưng đến ngày thứ 25 thì gà em bị gumboro chết 10% tổng đàn. Lúc đó em dùng kháng thể của Hanvet tiêm 2 lần rồi cũng mất 3 ngày gà mới phục hồi lại được. Nói không phải khoe với các bác chứ lứa gà nào em cũng dùng đủ vaccine cả nhưng không lứa nào gà em không bị gum!!! quan trọng là em phát hiện sớm hay muộn thôi. Em pha lọ 100 liều, nhỏ trực tiếp vào miệng và mũi mỡi con đúng 2 giọt, rất chuẩn chỉ khi gà chết vì gum em mới phải chỉnh lịch!!!! Trong lứa gà gần đây nhất em quyết định đằng nào gà cũng bị gum, làm vaccine vừa tốn của lại tốn cả công nhưng không phòng được bệnh. Thế là gà em không bị gum nữa. Tới giờ gần xuất chuồng rồi (5 ngày nữa). Bác biết lý do xin chỉ giáo giúp em.
3 Em rất sợ bệnh cầu trùng và phó thương hàn. Bác nào có phác đồ điều trị chính xác hai bệnh này chỉ em với?
4 Chân thành cảm ơn các bác đã dành time đọc và cho em lời khuyên!


Phần trên Các Bác biencuonghue và leminhthanh_th tư vấn khá kỹ....Riêng tui!

- Nên thay đổi vaccine --> chúng ta không khen chê cty nào nhưng thực sự bạn đã sử dụng một thời gian không hiệu quả thì nên xem lại.

- Nên thay đổi lịch vaccine --> có thể có vấn đề do bạn làm vaccine gần quá lần 10 ngày nên xảy ra trung hoà kháng thể giữa vaccine 21 ngày và kháng thể sinh ra lúc làm 10 ngày làm cho hàm lượng giảm xuống --> mầm bệnh từ môi trường lớn --> gây bệnh.
Làm vaccine Gumboro trên gà thả vườn như sau: 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày.

- Đừng quá lo lắng --> thật ra vaccine Gumboro trên thị trường không bảo hộ được 100% đâu --> do virus là thuộc họ ARN nên dễ biến chủng và thay đổi độc lực (khác dịch tả là ADN nên vaccine thường có tính ổn định hơn).

- Khi bạn cho uống lúc 14 ngày (bạn đang nhỏ miệng từng con thì tốt rồi!) cẩn thận hơn vì nhà chuyên môn khuyến cáo vẫn có tỷ lệ 5% những con uống không được hoặc không đủ lượng khuyến cáo.

- Kháng thể Gumboro tôi thường không sử dụng vì "cảm thấy" nó không đặc hiệu và khó đánh giá. Thật ra, khi xảy ra Gumboro nếu phát hiện sớm bạn có thể cho uống vitamin C + thuốc bổ trong 3-5 ngày bệnh sẽ tự giảm. Khi can thiệp tiếp một tác nhân khác (như tiêm một loại gì đấy..) làm gà phải huy động hàng rào tự vệ để "tiêu hoá" chất ấy thì không hay lắm.

- Cần chú ý thêm với bệnh này thường xảy ra khi nuôi nhiều lứa tuổi trong đàn.

Một số ý trao đổi thêm với bà con cho phần xôm tụ...:9^:
 
Last edited:
Phần trên Các Bác biencuonghue và leminhthanh_th tư vấn khá kỹ....Riêng tui!

- Nên thay đổi vaccine --> chúng ta không khen chê cty nào nhưng thực sự bạn đã sử dụng một thời gian không hiệu quả thì nên xem lại.

- Nên thay đổi lịch vaccine --> có thể có vấn đề do bạn làm vaccine gần quá lần 10 ngày nên xảy ra trung hoà kháng thể giữa vaccine 21 ngày và kháng thể sinh ra lúc làm 10 ngày làm cho hàm lượng giảm xuống --> mầm bệnh từ môi trường lớn --> gây bệnh.
Làm vaccine Gumboro trên gà thả vườn như sau: 7 ngày, 14 ngày, 28 ngày.

- Đừng quá lo lắng --> thật ra vaccine Gumboro trên thị trường không bảo hộ được 100% đâu --> do virus là thuộc họ ARN nên dễ biến chủng và thay đổi độc lực (khác dịch tả là ADN nên vaccine thường có tính ổn định hơn).

- Khi bạn cho uống lúc 14 ngày (bạn đang nhỏ miệng từng con thì tốt rồi!) cẩn thận hơn vì nhà chuyên môn khuyến cáo vẫn có tỷ lệ 5% những con uống không được hoặc không đủ lượng khuyến cáo.

- Kháng thể Gumboro tôi thường không sử dụng vì "cảm thấy" nó không đặc hiệu và khó đánh giá. Thật ra, khi xảy ra Gumboro nếu phát hiện sớm bạn có thể cho uống vitamin C + thuốc bổ trong 3-5 ngày bệnh sẽ tự giảm. Khi can thiệp tiếp một tác nhân khác (như tiêm một loại gì đấy..) làm gà phải huy động hàng rào tự vệ để "tiêu hoá" chất ấy thì không hay lắm.

- Cần chú ý thêm với bệnh này thường xảy ra khi nuôi nhiều lứa tuổi trong đàn.

Một số ý trao đổi thêm với bà con cho phần xôm tụ...:9^:
Ủng hộ ý kiển của hoangtucantho ve viec khong dung khang the. Kháng thể là tốt, khi vào cơ thể nó sẽ trung hoà với mầm bệnh và làm giảm hoặc ngăn cản tác động của mầm bệnh lên cơ thể. Nhưng đó là kháng thể đặc hiệu.
TRong kkháng thể gà (Hanvet, RTD) có nhiều loại kháng thể, theo NSX thì new có, Gum có, một số loại không đặc hiệu nữa nhưng chẳng ai xác định hàm lượng của nó là bao nhiêu, kháng thể chỉ dùng khi mắc bệnh, ở VN lại dùng cả trong việc phòng bệnh.
Theo lý thuyết mình được học thì nếu bạn tiêm kháng thể (KT: thì cơ thể sẽ sinh ra loại kháng KT, nó sẽ kết hợp với loại KT mà cơ thể sinh ra khi làm vaccine, do vậy tiêm KT có thể làm mẩ tác dụng của vaccine (cái này tự suy luận đấy, ko có sách nói đâu). Do vậy tiêm kháng thể không phải là biện pháp tốt nhất, biện pháp tốt nhất là sử dụngvaccine phòng bệnh.
Khi bị Gum, bạn có thể tham khảo các bước xử lý sau:
B1: Vệ sinh. DỌn chuồng hàng ngày, khi dọn thật nhẹ nhàng để tránh xô gà, phun thuốc sát trùng ngày 1 lần
B2: DÙng thuốc
- Hạ sốt (AnagilC, Para-C): bạn nên đưa ngay khi mới phát hiện, ngày 2 lần.
- Điện gải: Pha đúng liều, có thể pha cùng hạ sốt.
- Giải độc thận: Toxynil Plus Liquid, Biomun, Excel L ... Nếu không có thì ra cử hang thuốc T.Y có loại gì dùng loại nấy
- Sau khi phát hiện và điều trị 2-3 ngày bổ xung kháng sinh phòng kế phát: nên dùng loại k/s phổ rộng, ít độc với thận như: Doxycycline, Oxycycline
B3: Bổ trợ
Dùng men tiêu hoá ph nước hoặc cho uống trong suốt quá trình điều trị.
Chú ý: Nguyên nhân gây chết của bệnh GUm là do: Sốt cao, Ngộ độc thận, Rối loạn điện giải (mất nước), cơ học (nằm đè lên nhau mà chết). Bạn phải dùng thuốc để xử lý 4 nguyên nhân gây chết này mới đem lại hiệu quả khi điều trị.
Chúc các bác chăn nuôi thành công!
 


Back
Top