Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu

Phần 1: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ.

ca-chach-lau-300x63.png
Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là đối tượng nuôi mới tiềm năng và có giá trị kinh tế cao cho ngư dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó việc xây dựng “Quy trình kỹ thuật sinh sản cũng như quy trình nuôi” là vấn đề cần được chú trọng giai đoạn hiện tại nhằm bảo tồn đối tượng quý hiếm của bản địa cũng như việc thúc đẩy sự phát triển đối trượng nuôi mới đầy tiềm năng và triển vọng. Vấn đề đặt ra phải xây dựng hoàn chỉnh “Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu” thành công để đáp ứng cho sự phát triển.
I. Thời vụ sản xuất giống
Ở Đồng Băng Sông Cửu Long mùa vụ sản xuất bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn nuôi vỗ tích cực từ tháng 12 đến đầu tháng 3.

- Giai đoạn nuôi vỗ thành thục từ tháng 3 đến tháng 5.
- Thời gian cho cá đẻ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9.
II. Điều kiện nuôi vỗ cá bố mẹ
- Ao nuôi: Ao nuôi vỗ bố mẹ có diện tích 500 – 1000 m2.

- Bể nuôi: Có thể nuôi vỗ cá trong bể xi măng hoặc bể loát bạt để nuôi vỗ cá bố mẹ. Diện tích bể nuôi giao động từ 20 – 25 m2 cao 1,2 m.
- Môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây:
+ Nhiệt độ nước từ 27 – 32 độ C.
+ Ðộ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5.
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

III. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
1. Tuyển chọn cá bố mẹ
Cá bố mẹ được tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ phải khỏe mạnh, không bị sây sxát, không dị hình, có trọng lượng từ 100 gr trở lên và trên 1 năm tuổi.

2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ
- Cá chạch lấu có thể nuôi vỗ được ở cả 2 hình thức: Trong ao và trong bể xi-măng.

- Đối với ao cần tát cạn, bón vôi 7 – 10 kg/100 m2, phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, độ sâu cần đạt 1,2 – 1,5 m. Trong ao tạo giá thể cho cá trú ẩn như thả chà cây hoăc dùng ống nhựa Ø60 mm trở lên xuống đáy ao, chà bó lại thành bó và ống nhựa cắt từng đoạn có chiều dài 0,6 – 0,8 m thả xuống đáy ao, số lượng ống tùy thuộc số cá bố mẹ trong ao và bể, mỗi ống cho 3-5 con.
- Đối với bể xi măng cần phải rửa sạch và chống rò rỉ, cấp nước vào đạt độ sâu 1,0 – 1,2 m và dùng ống nhựa làm chổ trú ẩn cho cá.
- Mật độ nuôi vỗ 5kg cá bố mẹ/100 m2 ao; tỷ lệ cá đực/ cái nuôi vỗ từ 2/1 đến 1/1. Nuôi trong bể xi măng mật độ 0,2 kg/m2.
3. Quản lý và chăm sóc ao nuôi vỗ cá bố mẹ
a) Thức ăn nuôi vỗ
Thức ăn nuôi vỗ gồm các loại như: cá tạp, ốc (bỏ vỏ), trùn chỉ. Khẩu phần cho ăn 5 – 7% khối lượng cá nuôi trong ao. Cho cá ăn đủ nhu cầu.

b) Cách cho cá ăn
Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều: buổi sáng cho cá ăn vào lúc 8 giờ; buổi chiều cho cá ăn vào lúc 15 giờ. Thức ăn được cho vào sàn và đặt dưới đáy ao, bể. Đối với các loại cá tạp phải băm hoặc cắt nhỏ cho phù hợp với cỡ miệng của cá.

c) Kiểm tra, quản lý ao nuôi
Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ phải tiến hành các nội dung công việc sau đây:
- Hàng ngày, tiến hành kiểm tra ao, bể vào buổi sáng, quan sát hoạt động của cá và màu nước ao nuôi, phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Ðịnh kỳ hàng tháng kiểm tra một lần để xác định độ béo, tình hình bệnh tật và sự phát dục của cá bố mẹ để điều chỉnh chế độ nuôi vỗ cho phù hợp.
- Nếu có điều kiện, thay nước thường xuyên hoặc thay nước định kỳ giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch bằng các biện pháp sau:
+ Đối với nuôi trong ao: Thay nước ít nhất 2 lần/ tháng, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước trong ao.
+ Đối với nuôi trong bể xi măng, thay nước 1 lần/ ngày, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước nước trong bể.
+ Thường xuyên vệ sinh ao nuôi: vớt cỏ rác, thức ăn thừa, đảm bảo ao nuôi vỗ cá không bị nhiễm bẩn.


Phần 2: Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu

ca-chach-lau-giong-300x241.png
1. Yêu cầu chung
- Nhiệt độ nước thích hợp cho cá chạch lấu đẻ khoảng 28 – 30 độ C.
- Cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc composít, có thể thay nước dễ dàng
- Mật độ thả cá trong bể đẻ: 20 – 30 cặp bố mẹ/ bể 20 m2. Mực nước sâu 0,4 – 0,5 m.
2. Chọn cá bố mẹ cho đẻ
- Cá khỏe mạnh không bị xây xát. Cá cái bụng to, mềm, quan sát bên ngoài có hình buồng trứng rõ ràng nằm dọc 2 bên lườn bụng. Dùng que lấy trứng xem có màu vàng nhạt, đo đường kính trứng, trung bình đạt 1, 96 ± 0,22 mm.

- Cá đực vuốt nhẹ ở lường bụng đến gần lỗ hậu môn, thấy có sẹ màu trắng đục chảy ra.

- Tỷ lệ cá đực/cá cái cho đẻ: 1/1 hoặc 2/1.
3. Kích dục tố sử dụng
a) Sử dụng kích dục tố và chất kích thích sinh sản:
Hiện nay có 02 loại kích dục tố dùng để kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu tốt nhất là: HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và LH-RHa (Luteneising Hormone–Releasing Hormone Analogue) kết hợp DOM (Domperidone).

b) Liều lượng kích dục tố và chất kích thích sinh sản:
- Ðối với cá cái:
+ HCG dùng 5.200 UI/1kg cá cái.
+ LH-RHa (Luteotropin Releasing Hormoned Analog kết hợp với DOM (Dompamine): 150 μg + 10mg DOM/kg cá cái,

- Đối với cá đực: Liều lượng kích dục tố bằng 1/3 tổng liều lượng tiêm cho cá cái.
- Số lần tiêm:
+ HCG: Cá cái được tiêm 3 lần; lượng tiêm lần 1 là 400 UI, lần 2 là 1.200 UI và lần 3 là 3.600 UI HCG/ kg, thời gian tiêm lần 2 cách lần 1 là 24 giờ , lần 3 (quyết định) cách lần 2 từ 6 – 8 giờ. Cá đực tiêm 1 lần cùng với lần tiêm thứ 3 cho cá cái. Liều lượng kích dục tố bằng 1/3 tổng liều lượng tiêm cho cá cái.
+ LH-RHa: tiêm 1 lần cho cả cá đực và cá cái.

- Vị trí tiêm ở gốc vây lưng của cá.
- Thời gian cá đẻ: Trong điều kiện nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi tiêm lần quyết định từ 18 – 24 giờ.
4. Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo
a) Thu sản phẩm sinh dục của cá cái và cá đực:
- Bắt cá cái đặt nhẹ nhàng trong vải mềm, dùng ngón tay cái bịt lỗ sinh dục cá.

- Lấy vải mềm quấn thân cá chỉ để hở lỗ sinh dục, thấm hết nước ở bụng và đuôi cá. Sau đó, giữ đầu cá hướng lên phía trên, mở ngón tay bịt lỗ sinh dục cá rồi vuốt nhẹ vào thành bụng để trứng chảy từ từ vào bát khô sạch đã chuẩn bị sẵn. Ðể thuận tiện theo dõi, trứng của mỗi cá cái cho vào một bát riêng.
- Ngay sau khi vuốt trứng phải vuốt sẹ vào bát đã có trứng. Thao tác giữ cá đực để vuốt sẹ tương tự như đối với vuốt trứng của cá cái.
b) Kỹ thuật gieo tinh:
Dùng lông cánh gia cầm quấy đều trứng và tinh dịch trong khoảng thời gian 2 – 3 phút. Sau đó, cho nước sạch vào tiếp tục quấy khoảng 5 phút rồi rải cho trứng dính đều vào khung lưới (30 x30 cm) và đem đi ấp trong bể composite có nước chảy nhẹ…

5. Ấp trứng
a) Mật độ trứng ấp:
Trứng được rải đều trên khung lưới ấp, mật độ 1.500 trứng/ khung 30 x 30cm.

b) Phương pháp ấp trứng:
Bể ấp trứng có thể tích 500 – 1.000 lít, có thể ấp được 10 – 12 khung trứng bằng cách treo các khung dựng đứng quanh thành bể. Cho nước chảy nhẹ vào bể kết hợp với sục khí. Nước ấp trứng phải qua lọc bằng vải mịn hoặc lọc cát để hạn chế sinh vật và địch hại lọt vào bể.


c) Thu cá bột sau khi trứng nở:
Ở nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, sau khi ấp khoảng 46 – 55 giờ trứng sẽ nở thành cá bột, khi trứng đã nở hết thì ta lấy các khung giá thể ra, tiếp theo hút các trứng hư ra khỏi bể. Cá bột mới nở rời khỏi khung lưới và bám vào giá thể ngay hoặc nằm ở đáy bể một thời gian và sau đó cũng bám vào giá thể. Trong 4 ngày đầu, cá bột bám vào giá thể và sống bằng noãn hoàng; từ ngày thứ 5, cá bột đã hết noãn hoàng, vẫn bám vào giá thể nhưng di chuyển nhanh nhẹn và tìm bắt thức ăn. Khi cá hết noãn hoàng thì chuyển sang bể ương.


6. Ương cá bột lên cá giống
a) Điều kiện bể ương:
- Bể ương bằng composit có thể tích 2 m3 (2.000 lít) trở lên, được tẩy rửa sạch sẽ.

- Giá thể cho cá bám vào trong những ngày đầu làm bằng dây nilon bó thành bó, sau 20 ngày dùng ống nhựa có đường kính 2,2 – 3,4 cm làm giá thể.
- Môi trường nước trong quá trình ương nuôi: phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây:
+ Nhiệt độ nước từ 27 – 32 độ C.
+ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5.
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

b) Mật độ ương:
Mật độ ương trong bể composit là 1.000 – 1.500 cá bột/ bể composite 2.000 lít. Sau 30 ngày thì san thưa ra 200 con/bể 2.000 lít ương cho đến ngày thứ 60.

c) Thức ăn dùng để ương:
Lòng đỏ trứng luộc, động vật phù du, trùng chỉ và cá tạp xay nhuyễn, cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng luộc cần bóp nhuyễn và lọc qua vải màn hai lớp rồi hoà tan trong nước để rải đều trên mặt bể ương. Lượng cho ăn như sau:
- Trong 10 ngày đầu, cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/4 lòng đỏ trứng và bổ sung thêm 15 – 20 g Moina mỗi ngày, cho cá ăn ngày 3 lần.

- Trong 10 ngày tiếp theo cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/3 lòng đỏ trứng và bổ sung thêm 20 – 25 g Moina mỗi ngày, cho cá ăn ngày 3 lần.
- Sau 20 ngày tuổi cho cá ăn bằng trùn chỉ bổ sung thêm trứng nước (Moina) 25 g/ngày cho đến ngày 30, từ ngày 40 cho ăn bằng trùn chỉ theo nhu cầu, sau 40 ngày cho ăn trùn chỉ có bổ sung thêm cá tạp xay nhuyễn cho đến ngày 50 – 60 thì chuyển nuôi thịt.
 
nuôi cá trạch lấu , dễ không bác . hiện tại giá bao nhiêu vậy chú ,có thể xuất khẩu được ko
 
Last edited by a moderator:
Con này ở miền tây kêu là chạch lấu, ở miền đông kêu là chạch bông. Kêu chạch lấu dân miền đông tưởng là con chạch đen, ở đuôi có bông tròn đỏ mà dân miền tây kêu là chạch lửa. Bữa đi hội chợ giống nông nghiệp thấy có giống chạch này tưởng bở, tính hốt 1 ít về nuôi thì nhìn lại không phải thứ cần tìm. Không biết chạch bông này thị trường thành phố bao nhiêu 1 kg? ở chỗ em thứ này tự nhiên cũng có chút đỉnh, khỏi cần nuôi ^^
 
bác cho em ? tuoi thành thục của ca bố mẹ?làm thế nào để biết tới thời kỳ nào tiêm thuốc kích thích để cho cá đẻ vậy

y em muon ? ca bieu hien gi thi tiem thuoc kich duc cho ca de vay thank
 
nuôi cá trạch lấu , dễ không bác . hiện tại giá bao nhiêu vậy chú ,có thể xuất khẩu được ko

bác cho em ? tuoi thành thục của ca bố mẹ?làm thế nào để biết tới thời kỳ nào tiêm thuốc kích thích để cho cá đẻ vậy

y em muon ? ca bieu hien gi thi tiem thuoc kich duc cho ca de vay thank

Tất cả những vấn đề mà các bạn hỏi, xin lỗi tôi cũng không thể trả lời cho các bạn được vì k thuộc lĩnh vực của tôi, thấy bài kỹ thuật có thể có nhiều anh em quan tâm nên tôi copy lên diễn đàn.

Hy vọng sẽ có người khác trả lời cho anh em.
 
bác cho em ? tuoi thành thục của ca bố mẹ?làm thế nào để biết tới thời kỳ nào tiêm thuốc kích thích để cho cá đẻ vậy

y em muon ? ca bieu hien gi thi tiem thuoc kich duc cho ca de vay thank

Cái này Bác vô Đại Học Cần Thơ - Khoa thủy sản mà hỏi. Họ mới làm đề tài về con này nghe đâu cũng thành công nhưng cũng khá tốn tiền làm đề tài.

Bác vào hỏi khéo xem ...... vìi tiền của nhà nước, chỉ mất công nghiên cứu ........có khi họ cho không đấy.


Hãy xin những gì người ta có..... và hãy xin những gì người ta có thể cho....:7^:
 
Phần 1: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ.

ca-chach-lau-300x63.png
Cá chạch lấu (Mastacembelus favus) là đối tượng nuôi mới tiềm năng và có giá trị kinh tế cao cho ngư dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do đó việc xây dựng “Quy trình kỹ thuật sinh sản cũng như quy trình nuôi” là vấn đề cần được chú trọng giai đoạn hiện tại nhằm bảo tồn đối tượng quý hiếm của bản địa cũng như việc thúc đẩy sự phát triển đối trượng nuôi mới đầy tiềm năng và triển vọng. Vấn đề đặt ra phải xây dựng hoàn chỉnh “Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu” thành công để đáp ứng cho sự phát triển.
I. Thời vụ sản xuất giống
Ở Đồng Băng Sông Cửu Long mùa vụ sản xuất bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, gồm hai giai đoạn:
- Giai đoạn nuôi vỗ tích cực từ tháng 12 đến đầu tháng 3.

- Giai đoạn nuôi vỗ thành thục từ tháng 3 đến tháng 5.
- Thời gian cho cá đẻ bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9.
II. Điều kiện nuôi vỗ cá bố mẹ
- Ao nuôi: Ao nuôi vỗ bố mẹ có diện tích 500 – 1000 m2.

- Bể nuôi: Có thể nuôi vỗ cá trong bể xi măng hoặc bể loát bạt để nuôi vỗ cá bố mẹ. Diện tích bể nuôi giao động từ 20 – 25 m2 cao 1,2 m.
- Môi trường nước trong quá trình nuôi vỗ phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây:
+ Nhiệt độ nước từ 27 – 32 độ C.
+ Ðộ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5.
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

III. Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ
1. Tuyển chọn cá bố mẹ
Cá bố mẹ được tuyển chọn đưa vào nuôi vỗ phải khỏe mạnh, không bị sây sxát, không dị hình, có trọng lượng từ 100 gr trở lên và trên 1 năm tuổi.

2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ
- Cá chạch lấu có thể nuôi vỗ được ở cả 2 hình thức: Trong ao và trong bể xi-măng.

- Đối với ao cần tát cạn, bón vôi 7 – 10 kg/100 m2, phơi đáy ao 2 – 3 ngày sau đó cấp nước vào ao qua lưới lọc, độ sâu cần đạt 1,2 – 1,5 m. Trong ao tạo giá thể cho cá trú ẩn như thả chà cây hoăc dùng ống nhựa Ø60 mm trở lên xuống đáy ao, chà bó lại thành bó và ống nhựa cắt từng đoạn có chiều dài 0,6 – 0,8 m thả xuống đáy ao, số lượng ống tùy thuộc số cá bố mẹ trong ao và bể, mỗi ống cho 3-5 con.
- Đối với bể xi măng cần phải rửa sạch và chống rò rỉ, cấp nước vào đạt độ sâu 1,0 – 1,2 m và dùng ống nhựa làm chổ trú ẩn cho cá.
- Mật độ nuôi vỗ 5kg cá bố mẹ/100 m2 ao; tỷ lệ cá đực/ cái nuôi vỗ từ 2/1 đến 1/1. Nuôi trong bể xi măng mật độ 0,2 kg/m2.
3. Quản lý và chăm sóc ao nuôi vỗ cá bố mẹ
a) Thức ăn nuôi vỗ
Thức ăn nuôi vỗ gồm các loại như: cá tạp, ốc (bỏ vỏ), trùn chỉ. Khẩu phần cho ăn 5 – 7% khối lượng cá nuôi trong ao. Cho cá ăn đủ nhu cầu.

b) Cách cho cá ăn
Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều: buổi sáng cho cá ăn vào lúc 8 giờ; buổi chiều cho cá ăn vào lúc 15 giờ. Thức ăn được cho vào sàn và đặt dưới đáy ao, bể. Đối với các loại cá tạp phải băm hoặc cắt nhỏ cho phù hợp với cỡ miệng của cá.

c) Kiểm tra, quản lý ao nuôi
Trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ phải tiến hành các nội dung công việc sau đây:
- Hàng ngày, tiến hành kiểm tra ao, bể vào buổi sáng, quan sát hoạt động của cá và màu nước ao nuôi, phát hiện kịp thời các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Ðịnh kỳ hàng tháng kiểm tra một lần để xác định độ béo, tình hình bệnh tật và sự phát dục của cá bố mẹ để điều chỉnh chế độ nuôi vỗ cho phù hợp.
- Nếu có điều kiện, thay nước thường xuyên hoặc thay nước định kỳ giữ cho môi trường ao nuôi trong sạch bằng các biện pháp sau:
+ Đối với nuôi trong ao: Thay nước ít nhất 2 lần/ tháng, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước trong ao.
+ Đối với nuôi trong bể xi măng, thay nước 1 lần/ ngày, mỗi lần thay từ 20 đến 30% lượng nước nước trong bể.
+ Thường xuyên vệ sinh ao nuôi: vớt cỏ rác, thức ăn thừa, đảm bảo ao nuôi vỗ cá không bị nhiễm bẩn.


Phần 2: Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu

ca-chach-lau-giong-300x241.png
1. Yêu cầu chung
- Nhiệt độ nước thích hợp cho cá chạch lấu đẻ khoảng 28 – 30 độ C.
- Cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc composít, có thể thay nước dễ dàng
- Mật độ thả cá trong bể đẻ: 20 – 30 cặp bố mẹ/ bể 20 m2. Mực nước sâu 0,4 – 0,5 m.
2. Chọn cá bố mẹ cho đẻ
- Cá khỏe mạnh không bị xây xát. Cá cái bụng to, mềm, quan sát bên ngoài có hình buồng trứng rõ ràng nằm dọc 2 bên lườn bụng. Dùng que lấy trứng xem có màu vàng nhạt, đo đường kính trứng, trung bình đạt 1, 96 ± 0,22 mm.

- Cá đực vuốt nhẹ ở lường bụng đến gần lỗ hậu môn, thấy có sẹ màu trắng đục chảy ra.

- Tỷ lệ cá đực/cá cái cho đẻ: 1/1 hoặc 2/1.
3. Kích dục tố sử dụng
a) Sử dụng kích dục tố và chất kích thích sinh sản:
Hiện nay có 02 loại kích dục tố dùng để kích thích sinh sản nhân tạo cá chạch lấu tốt nhất là: HCG (Human Chorionic Gonadotropin) và LH-RHa (Luteneising Hormone–Releasing Hormone Analogue) kết hợp DOM (Domperidone).

b) Liều lượng kích dục tố và chất kích thích sinh sản:
- Ðối với cá cái:
+ HCG dùng 5.200 UI/1kg cá cái.
+ LH-RHa (Luteotropin Releasing Hormoned Analog kết hợp với DOM (Dompamine): 150 μg + 10mg DOM/kg cá cái,

- Đối với cá đực: Liều lượng kích dục tố bằng 1/3 tổng liều lượng tiêm cho cá cái.
- Số lần tiêm:
+ HCG: Cá cái được tiêm 3 lần; lượng tiêm lần 1 là 400 UI, lần 2 là 1.200 UI và lần 3 là 3.600 UI HCG/ kg, thời gian tiêm lần 2 cách lần 1 là 24 giờ , lần 3 (quyết định) cách lần 2 từ 6 – 8 giờ. Cá đực tiêm 1 lần cùng với lần tiêm thứ 3 cho cá cái. Liều lượng kích dục tố bằng 1/3 tổng liều lượng tiêm cho cá cái.
+ LH-RHa: tiêm 1 lần cho cả cá đực và cá cái.

- Vị trí tiêm ở gốc vây lưng của cá.
- Thời gian cá đẻ: Trong điều kiện nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi tiêm lần quyết định từ 18 – 24 giờ.
4. Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo
a) Thu sản phẩm sinh dục của cá cái và cá đực:
- Bắt cá cái đặt nhẹ nhàng trong vải mềm, dùng ngón tay cái bịt lỗ sinh dục cá.

- Lấy vải mềm quấn thân cá chỉ để hở lỗ sinh dục, thấm hết nước ở bụng và đuôi cá. Sau đó, giữ đầu cá hướng lên phía trên, mở ngón tay bịt lỗ sinh dục cá rồi vuốt nhẹ vào thành bụng để trứng chảy từ từ vào bát khô sạch đã chuẩn bị sẵn. Ðể thuận tiện theo dõi, trứng của mỗi cá cái cho vào một bát riêng.
- Ngay sau khi vuốt trứng phải vuốt sẹ vào bát đã có trứng. Thao tác giữ cá đực để vuốt sẹ tương tự như đối với vuốt trứng của cá cái.
b) Kỹ thuật gieo tinh:
Dùng lông cánh gia cầm quấy đều trứng và tinh dịch trong khoảng thời gian 2 – 3 phút. Sau đó, cho nước sạch vào tiếp tục quấy khoảng 5 phút rồi rải cho trứng dính đều vào khung lưới (30 x30 cm) và đem đi ấp trong bể composite có nước chảy nhẹ…

5. Ấp trứng
a) Mật độ trứng ấp:
Trứng được rải đều trên khung lưới ấp, mật độ 1.500 trứng/ khung 30 x 30cm.

b) Phương pháp ấp trứng:
Bể ấp trứng có thể tích 500 – 1.000 lít, có thể ấp được 10 – 12 khung trứng bằng cách treo các khung dựng đứng quanh thành bể. Cho nước chảy nhẹ vào bể kết hợp với sục khí. Nước ấp trứng phải qua lọc bằng vải mịn hoặc lọc cát để hạn chế sinh vật và địch hại lọt vào bể.


c) Thu cá bột sau khi trứng nở:
Ở nhiệt độ nước 28 – 30 độ C, sau khi ấp khoảng 46 – 55 giờ trứng sẽ nở thành cá bột, khi trứng đã nở hết thì ta lấy các khung giá thể ra, tiếp theo hút các trứng hư ra khỏi bể. Cá bột mới nở rời khỏi khung lưới và bám vào giá thể ngay hoặc nằm ở đáy bể một thời gian và sau đó cũng bám vào giá thể. Trong 4 ngày đầu, cá bột bám vào giá thể và sống bằng noãn hoàng; từ ngày thứ 5, cá bột đã hết noãn hoàng, vẫn bám vào giá thể nhưng di chuyển nhanh nhẹn và tìm bắt thức ăn. Khi cá hết noãn hoàng thì chuyển sang bể ương.


6. Ương cá bột lên cá giống
a) Điều kiện bể ương:
- Bể ương bằng composit có thể tích 2 m3 (2.000 lít) trở lên, được tẩy rửa sạch sẽ.

- Giá thể cho cá bám vào trong những ngày đầu làm bằng dây nilon bó thành bó, sau 20 ngày dùng ống nhựa có đường kính 2,2 – 3,4 cm làm giá thể.
- Môi trường nước trong quá trình ương nuôi: phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng sau đây:
+ Nhiệt độ nước từ 27 – 32 độ C.
+ pH trong khoảng từ 6,5 – 8,5.
+ Hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 5 mg/l.

b) Mật độ ương:
Mật độ ương trong bể composit là 1.000 – 1.500 cá bột/ bể composite 2.000 lít. Sau 30 ngày thì san thưa ra 200 con/bể 2.000 lít ương cho đến ngày thứ 60.

c) Thức ăn dùng để ương:
Lòng đỏ trứng luộc, động vật phù du, trùng chỉ và cá tạp xay nhuyễn, cho cá ăn bằng lòng đỏ trứng luộc cần bóp nhuyễn và lọc qua vải màn hai lớp rồi hoà tan trong nước để rải đều trên mặt bể ương. Lượng cho ăn như sau:
- Trong 10 ngày đầu, cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/4 lòng đỏ trứng và bổ sung thêm 15 – 20 g Moina mỗi ngày, cho cá ăn ngày 3 lần.

- Trong 10 ngày tiếp theo cứ 1.000 – 1.500 cá bột dùng 1/3 lòng đỏ trứng và bổ sung thêm 20 – 25 g Moina mỗi ngày, cho cá ăn ngày 3 lần.
- Sau 20 ngày tuổi cho cá ăn bằng trùn chỉ bổ sung thêm trứng nước (Moina) 25 g/ngày cho đến ngày 30, từ ngày 40 cho ăn bằng trùn chỉ theo nhu cầu, sau 40 ngày cho ăn trùn chỉ có bổ sung thêm cá tạp xay nhuyễn cho đến ngày 50 – 60 thì chuyển nuôi thịt.

cho hỏi cá chạch lấu nuôi thương phẩm là bao lâu trọng lượng bao nhiu con /kg thì xuất bán được
thân!
 
Back
Top