Rau sạch ra chợ

Rau sạch ra chợ

Cuối tuần qua (ngày 4-6), tiểu thương ở sáu chợ: Bến Thành, Vườn Chuối, Văn Thánh, Bàn Cờ, Bình Tây, Cô Giang đã cùng nhau đến vùng trồng rau ở Củ Chi, Hóc Môn xem quy trình sản xuất, sơ chế rau theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Viet GAP).
Từ cuối tháng 5-2010, lác đác vài sạp bán rau củ quả ở một số chợ đã bắt đầu lấy rau sạch đạt chuẩn Viet GAP.

“Bán thử, ăn là thích”!


690611823_7038919417_rau.gif

Người tiêu dùng chọn mua rau Viet GAP ở chợ Văn Thánh. Ảnh: Đăng Hoàng

Bà Hiền, tiểu thương ở chợ Văn Thánh, quận Bình Thạnh bày bán rau sạch Viet GAP ở vị trí mặt tiền sạp, với nhiều loại như rau muống, rau dền, mồng tơi, đay, khổ qua, bí đao, bắp nõn, rau thơm đóng trong bịch nilông, hộp xốp, hút chân không. Tất cả sản phẩm đều dán nhãn, ghi địa chỉ nhà sản xuất rõ ràng.

Cầm trên tay bịch rau muống, bà Minh, khách mua rau nhà ở Bình Thạnh, cho biết lâu nay gia đình bà thường mua rau không rõ nguồn gốc ở chợ, nhưng cách đây vài ngày thấy có bán rau Viet GAP nên mua dùng thử. “Một bịch rau muống giá 7.000 đồng, rau bồ ngót 9.000 đồng, cải bẹ xanh 10.000 đồng… tính ra mắc gấp đôi rau thường, cọng rau luộc ra hơi cứng, nhưng bù lại có vị ngọt hơn”, bà Minh nhận xét.

Theo bà Hiền, nhiều bà nội trợ khi được giới thiệu ăn thử rau Viet GAP thì từ hôm sau thường đến mua. Chị Hải, nhân viên văn phòng một công ty ở quận 1, cho biết khổ qua Viet GAP trái nhỏ hơn, da sù sì, màu xanh sẩm, có vị đắng, giòn, ăn ngon hơn nhiều so với loại thường mà chị vẫn hay mua.

“Tôi bán thử vài tuần, buổi chợ khoảng 4 – 5kg mỗi loại, nhiều người sau khi ăn thử đã quay lại tìm mua nhưng ngặt nỗi không đủ bán”, bà Hồng, sạp 81, chợ Văn Thánh nói. Theo bà Hồng, rau đay, mồng tơi, cải ngọt trồng theo Viet GAP lá không xanh mướt, non như rau thường nhưng nhiều người mua ăn khẳng định là ngon hơn hẳn. Vì vậy mà số lượng không đủ bán”.

Qua tìm hiểu, tiểu thương chợ Văn Thánh đang bán rau Viet GAP của hợp tác xã Thỏ Việt – Củ Chi. Mỗi sáng, nhân viên hợp tác xã chở rau đến giao. Rau ở các sạp bán thống nhất giá bằng nhau, do hợp tác xã quy định, tiểu thương hưởng phần trăm trên doanh thu bán được. So với giá bán rau Viet GAP ở siêu thị, giá rau ở chợ rẻ hơn khoảng 1.000 – 2.000 đồng/gói 500g.

Từ rau an toàn đến rau Viet GAP

Trước khi rau đạt chuẩn Viet GAP xuất hiện ở các chợ thì hầu như chỉ có siêu thị và một số cửa hàng tiện ích là kênh phân phối các loại rau an toàn. Loại này được nhà phân phối yêu cầu nông dân trồng theo tiêu chuẩn an toàn, và sản phẩm được sơ chế, đóng gói, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm… và sau đó kiểm tra thường xuyên trên các mẫu rau củ quả.
<table style="border: 1px solid black; margin: 5px; background: none repeat scroll 0% 0% rgb(230, 230, 250); width: 180px; border-collapse: collapse; -moz-background-inline-policy: continuous;" align="right" cellpadding="0" cellspacing="5"> <tbody> <tr> <td style="padding-left: 5px; padding-right: 5px; vertical-align: top;"> Tiêu chuẩn Viet Gap là tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn, truy xuất được nguồn gốc.
</td> </tr> </tbody> </table>
Phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã hỏi thăm 15 khách mua rau ở Lotte Mart, Co.opmart và Maximark trong ngày cuối tuần qua, tất cả đều cho rằng giá rau trong siêu thị mắc hơn là hiển nhiên vì siêu thị phải chịu trách nhiệm với hàng họ bán ra, và có đến 12 người tin chắc chắn là nguồn rau cung cấp vào siêu thị đã được tìm hiểu kỹ. Nhưng đáng chú ý là cả 15 người đều không biết rõ ràng về sự khác biệt giữa rau sạch, rau an toàn và rau Viet GAP.

Bà Bùi Thị Hạnh Thu, Phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Saigon Co.op, cho biết: “Do vậy trong thời gian tới, các loại rau củ quả bày bán trong hệ thống Co.opmart sẽ phải tiến đến thống nhất theo tiêu chuẩn Viet GAP”.

Nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân thành phố vào khoảng 1.200 tấn/ngày, theo sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TPHCM. Lượng rau an toàn cung ứng sau hơn 10 năm phát triển mới đáp ứng chưa đến 5% nhu cầu.

Bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc, chủ nhiệm hợp tác xã rau an toàn Thỏ Việt – Củ Chi, cho biết, trồng rau Viet GAP phải đáp ứng hàng trăm điều kiện khắt khe. Do vậy để nông dân sống được với việc trồng rau Viet GAP, điều quan trọng nhất là đầu ra, nếu không rồi lại sẽ giống như rau an toàn trước đây.

Ông Phạm Thiết Hoà, Giám đốc Trung tâm tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp TPHCM nói: theo quy định của bộ NN&PTNT, đến cuối 2010, mô hình Viet GAP sẽ áp dụng cho tất cả hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực rau quả; giai đoạn 2011 sẽ phổ cập đến hộ gia đình trồng rau. Đối với TPHCM, hiện có khoảng 20ha rau ở sáu hợp tác xã được cấp Viet GAP, dự kiến đến cuối năm sẽ nâng lên 80ha.

Theo bà Phạm Thị Kim Tuyền, Phó ban quản lý chợ Văn Thánh, lúc đầu bà cũng băn khoăn giá rau Viet GAP đắt gấp đôi rau thường sẽ khó tiếp cận thị trường. Nhưng sau khi đi tham quan một số mô hình Viet GAP về, bà có suy nghĩ khác, rằng vấn đề không phải nằm ở khâu giá cả, mà chính là cách thức thuyết phục. “Tháng 7 tới chợ Văn Thánh sẽ chuyển vào khu mới với trên 150 sạp, vừa qua chúng tôi đã mời tất cả tiểu thương bán rau lên phổ biến về rau Viet GAP và ai cũng đồng tình. Chính họ cũng lo cho sức khoẻ gia đình họ và không hề muốn bán rau không nguồn gốc”.

Dự kiến ban quản lý chợ sẽ dành một số mặt bằng ở khu chợ mới mở cho hợp tác xã nào trồng rau muốn quảng bá, giới thiệu rau trồng tuân thủ tiêu chuẩn Viet GAP.

Theo Người Lao Động
 


Theo xu hướng xã hội bây giờ, cái gì cũng phải có bao bì, có cơ sở sx đàng hoàng. Không như hồi trước, cứ tó bó rau, lụm cục thịt, nhón con cá, bỏ vào giỏ nhựa nữa.
 
ĐÚNG là rau muống thỏ việt trong còi cọc hơn nhưng ăn ngọt hơn các loại rau mà mình từng mua ở chợ các bác ạ.
Thân.
 
Back
Top