Sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa bệnh ở Tôm, Cá

Ký sinh trùnglà những sinh vật sống dựa vào cơ thể vật chủ. Hút chất dinh dưỡng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho tôm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tôm có thể bị suy yếu, còi cọc, thậm chí tử vong. Dẫn đến thiệt hại lớn cho người nuôi. Bài viết này sẽ giới thiệu về các loại ký sinh trùng đường ruột phổ biến ở tôm. Dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Một số loại ký sinh trùng gây ra bệnh đường ruột ở tôm
Ký sinh trùng đường ruột có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có cách thức gây bệnh riêng biệt nhưng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm.

Microsporidia (EHP - Enterocytozoon hepatopenaei): Đây là loại ký sinh trùng đơn bào phổ biến gây ra hội chứng còi cọc EHP ở tôm. Chúng tấn công tế bào trong ruột và gan tụy, làm tôm chậm lớn và suy yếu.

Gregarines là ký sinh trùng đơn bào, bám vào thành ruột và hấp thu chất dinh dưỡng của tôm. Chúng làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng của tôm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển.

Nematodes (Giun tròn): Giun tròn ký sinh chủ yếu trong hệ tiêu hóa, gây tổn thương mô và làm tôm mất sức. Tôm nhiễm giun tròn thường bị còi cọc và có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng.

Cestodes (Giun dẹp): Đây là loại giun ký sinh trong ruột tôm, gây rối loạn tiêu hóa và làm tôm yếu đi. Nguồn thức ăn kém chất lượng và ô nhiễm là yếu tố dẫn đến sự phát triển của giun dẹp trong ao nuôi.

Paramoeba spp. là một loại amip đơn bào ký sinh trong ruột và gan tụy của tôm, thường phát triển mạnh trong điều kiện ao nuôi ô nhiễm hoặc có lượng hữu cơ cao.Tôm yếu, chậm lớn và dễ bị nhiễm các bệnh khác. Ảnh hưởng trực tiếp đến gan tụy và ruột, làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và tăng nguy cơ tử vong.
Sản phẩm phòng ngừa bệnh ở Tôm, Cá - 6

Sản phẩm phòng ngừa bệnh ở Tôm, Cá - 2


Dấu hiệu nhận thấy tôm bị nhiễm ký sinh trùng
Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường có những biểu hiện dễ nhận thấy. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp can thiệp kịp thời, giảm thiểu tác hại của ký sinh trùng đến sức khỏe của tôm.

- Tôm chậm lớn, kích thước không đồng đều
- Tôm có màu nhạt hơn bình thường
- Tôm chuyển sang màu trắng đục
- Tôm ăn ít hoặc bỏ ăn
- Ruột tôm rỗng hoặc đứt đoạn
- Xuất hiện các vết lạ trên vỏ và thân tôm
- Phân không đều và lạ màu

Sản phẩm phòng ngừa bệnh ở Tôm, Cá - 4


Biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng trên tôm
Phòng ngừa ký sinh trùng là yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định trong ao nuôi. Một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả bao gồm:

Để đảm bảo chất lượng và sức khỏe cho đàn tôm, bà con cần lựa chọn giống tôm chất lượng cao, có sức đề kháng tốt. Được cung cấp bởi các đơn vị uy tín và có kinh nghiệm trong ngành. Nguồn tôm giống phải được kiểm tra kỹ lưỡng thông qua các xét nghiệm chuyên sâu để chắc chắn rằng không mang mầm bệnh hoặc các loại ký sinh trùng gây hại.
Bổ sung men vi sinh chuyên dụng cho đường ruột tôm sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi sinh vật có lợi. Điều này không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Giúp tôm có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tối ưu hóa quá trình tăng trưởng.

Sản phẩm hỗ trợ trị bệnh ký sinh trùng đường ruột ở tôm
Hiện nay, có nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ký sinh trùng đường ruột hiệu quả cho tôm. Các loại men vi sinh, chất bổ sung khoáng và thuốc trị ký sinh trùng giúp loại bỏ ký sinh trùng. Cải thiện hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho tôm.

- Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa Win Max giúp duy trì hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Giảm thiểu môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng và vi khuẩn gây hại phát triển. Khi hệ vi sinh vật có lợi trong ruột tôm được duy trì ổn định. Chúng sẽ cạnh tranh với các loại ký sinh trùng về nguồn dinh dưỡng và không gian sống. Từ đó ngăn chặn sự lây lan và phát triển của chúng.

- Bổ sung khoáng và vitamin dùng Super Growth (siêu tăng trưởng). Sản phẩm này cung cấp các khoáng chất thiết yếu mà còn chứa các vitamin quan trọng. Hỗ trợ việc cải thiện hệ miễn dịch của tôm. Khi được sử dụng định kỳ. Giúp tôm chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường như vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, tăng tỷ lệ sống sót.

- Sử dụng Anti White để giúp giảm viêm nhiễm ở đường ruột. Cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng nhờ các enzyme tiêu hóa hoặc các chất kích thích tiêu hóa

PHÒNG BỆNH: Sử dụng Anti white định kỳ 3 ngày/ tuần. Dùng 3-5g/1kg. Trộn đều vào thức ăn khoảng 15 phút sau cho ăn
KHI TÔM CÓ DẤU HIỆU: dùng 10-15g/1kg thức ăn, ăn liên tục 5-6 ngày
Sản phẩm phòng ngừa bệnh ở Tôm, Cá - 6

LIÊN HỆ MUA HÀNG
Quý bà con có thể mua trực tiếp sản phẩm tại Website công ty hoặc liên hệ qua Hotline để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP HOA SEN
Website: https://tapdoannongnghiephoasen.com/
Địa chỉ: Số 16A, đường 16, Phường Linh Trung, Thành Phố Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Hotline: 1900 0304 | 0388 598 019
 

File đính kèm

  • mot-so-loai-ky-sinh-trung-thuong-gay-benh-o-tom-va-bien-phap-phong-ngua 3.jpg
    mot-so-loai-ky-sinh-trung-thuong-gay-benh-o-tom-va-bien-phap-phong-ngua 3.jpg
    107.1 KB · Lượt xem: 92
Back
Top