Quá trình sản xuất sẽ tạo ra than tổ ong gồm 60% là chất thải hữu cơ từ làng nghề, còn lại 40% là than cám thường.
Chàng trai trẻ Nguyễn Phi Trường bên dây chuyền sản xuất than sạch
Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) là xã có nghề gia truyền sản xuất miến và bánh đa. Mỗi năm, làng nghề này thải ra môi trường gần 600.000 tấn rác thải hữu cơ, chủ yếu là bã các loại ngũ cốc sau khi chế biến. Tình trạng ô nhiễm do các loại chất thải này nhiều năm qua đã trở thành vấn nạn của địa phương.
Trăn trở trước tình trạng rác thải ở quê mình, anh Nguyễn Phi Trường đã dày công nghiên cứu đề tài sản xuất, kinh doanh than bán hữu cơ sinh học từ chất thải làng nghề. Quá trình sản xuất sẽ tạo ra than tổ ong gồm 60% là chất thải hữu cơ từ làng nghề, còn lại 40% là than cám thường. Cách làm này tiết kiệm chi phí rất nhiều so với than thông thường đang lưu hành trên thị trường. Tất cả các khâu từ đi gom phế thải, cho vào máy nghiền rồi qua công đoạn chế biến để thành được viên than sạch là cả một vấn đề nan giải đối với chàng trai trẻ.
Sau một thời gian, anh cho thử nghiệm sản phẩm đầu tay nhưng thật thất vọng, than cháy nhanh nhưng khói vẫn nghi ngút và bốc mùi nồng nặc. Nhiều lần thử nghiệm sau đó kết quả cũng không khả quan hơn. Vấn đề hóc búa là làm thế nào để khử được hết mùi than khó chịu và khói? Câu hỏi luôn ở trong tâm trí, thôi thúc anh hăng say học hỏi, tìm tòi.
Sau nhiều lần thất bại anh đã đúc kết được kinh nghiệm và sản phẩm lần này đã cho anh được kết quả như mong đợi. Anh đã chế biến thêm một ít rễ cây vào để khử mùi và không còn khói bụi, kết quả thật tốt đẹp ngoài sức tưởng tượng. Với ý tưởng sáng tạo này, anh đã giành được giải 3 trong cuộc thi "Ý tưởng xanh 2010" với chủ đề “Sử dụng năng lượng bền vững” do Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục Môi trường và Văn phòng tiết kiếm năng lượng (Bộ Công thương) phối hợp thực hiện. 
Việc anh Nguyễn Phi Trường nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm than sạch đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm ra đời khắc phục triệt để những khiếm khuyết của các sản phẩm than tổ ong hiện nay như độ cháy nhanh, các khí thải SO2, NO2, CO, bụi có hại cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng gần như không còn. Và tận dụng được tro xỉ than dùng để bón cây.
Chàng trai trẻ Nguyễn Phi Trường bên dây chuyền sản xuất than sạch
Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) là xã có nghề gia truyền sản xuất miến và bánh đa. Mỗi năm, làng nghề này thải ra môi trường gần 600.000 tấn rác thải hữu cơ, chủ yếu là bã các loại ngũ cốc sau khi chế biến. Tình trạng ô nhiễm do các loại chất thải này nhiều năm qua đã trở thành vấn nạn của địa phương.
Trăn trở trước tình trạng rác thải ở quê mình, anh Nguyễn Phi Trường đã dày công nghiên cứu đề tài sản xuất, kinh doanh than bán hữu cơ sinh học từ chất thải làng nghề. Quá trình sản xuất sẽ tạo ra than tổ ong gồm 60% là chất thải hữu cơ từ làng nghề, còn lại 40% là than cám thường. Cách làm này tiết kiệm chi phí rất nhiều so với than thông thường đang lưu hành trên thị trường. Tất cả các khâu từ đi gom phế thải, cho vào máy nghiền rồi qua công đoạn chế biến để thành được viên than sạch là cả một vấn đề nan giải đối với chàng trai trẻ.
Sau một thời gian, anh cho thử nghiệm sản phẩm đầu tay nhưng thật thất vọng, than cháy nhanh nhưng khói vẫn nghi ngút và bốc mùi nồng nặc. Nhiều lần thử nghiệm sau đó kết quả cũng không khả quan hơn. Vấn đề hóc búa là làm thế nào để khử được hết mùi than khó chịu và khói? Câu hỏi luôn ở trong tâm trí, thôi thúc anh hăng say học hỏi, tìm tòi.
Sau nhiều lần thất bại anh đã đúc kết được kinh nghiệm và sản phẩm lần này đã cho anh được kết quả như mong đợi. Anh đã chế biến thêm một ít rễ cây vào để khử mùi và không còn khói bụi, kết quả thật tốt đẹp ngoài sức tưởng tượng. Với ý tưởng sáng tạo này, anh đã giành được giải 3 trong cuộc thi "Ý tưởng xanh 2010" với chủ đề “Sử dụng năng lượng bền vững” do Công ty ô tô Toyota Việt Nam, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Tổng cục Môi trường và Văn phòng tiết kiếm năng lượng (Bộ Công thương) phối hợp thực hiện. 
Việc anh Nguyễn Phi Trường nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm than sạch đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sản phẩm ra đời khắc phục triệt để những khiếm khuyết của các sản phẩm than tổ ong hiện nay như độ cháy nhanh, các khí thải SO2, NO2, CO, bụi có hại cho môi trường và sức khỏe người tiêu dùng gần như không còn. Và tận dụng được tro xỉ than dùng để bón cây.
Last edited: