Sáng tạo trẻ: Từ chuyện cây chùm ngây...

Võ Thị Trúc Ly và Cao Tiến Trung, học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Bình Định đã dùng hạt chùm ngây để xử lý nước lũ thành nước sinh hoạt.
sangkien01_mljk.jpg

Trúc Ly và Tiến Trung với cây và hạt chùm ngây - Ảnh: Tâm Ngọc

Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng hạt chùm ngây để xử lý nước lũ thành nước sinh hoạt” của hai học sinh trên đã được giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia 2015 (khu vực phía nam).

Làm sạch nước lũ

Trung kể: “Quê nội em ở thôn Vĩnh Đức, xã Ân Tín, H.Hoài Ân, nằm giữa hai con sông Lại và Kim Sơn. Mỗi mùa mưa đến, cả xã chìm trong biển nước lũ. Lũ rút, người dân không có nước sinh hoạt, đành phải dùng nước lũ có nhiều hợp chất độc hại và vi khuẩn gây bệnh về đường ruột. Chứng kiến điều đó, trong em đã ấp ủ ý tưởng tìm kiếm cách có khả năng xử lý nguồn nước lũ thành nước sinh hoạt, giúp người dân đỡ nhọc nhằn. Trong một lần về quê, em thấy dưới gốc cây chùm ngây gần nhà, nước chảy qua trong vắt trong khi xung quanh, cũng dòng nước ấy lại đục ngầu. Em đã tự hỏi: Phải chăng loại cây này có thể giúp lọc nước sạch?”.
Trung đem câu chuyện về cây chùm ngây nói với Ly. Với cả hai, đây là một câu hỏi cần có lời giải, tìm ra những nghiên cứu thuyết phục bằng các thí nghiệm khoa học để giải đáp thắc mắc. Với sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình của thầy Hà Huy Giáp (Trưởng tổ hóa, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn) và ba của Trung (hiện là giảng viên dạy hóa của Trường ĐH Quy Nhơn), đề tài nghiên cứu của hai bạn trẻ về tác dụng của hạt chùm ngây được hình thành với những kết quả đầy thuyết phục.
Các hạt chùm ngây có chất lượng tốt được chọn ra, thu lấy nhân bên trong hạt, sấy nhẹ ở 40 - 70 độ C trong 24 giờ rồi đem nghiền nhỏ. Nhân hạt chùm ngây sau khi được xay nhỏ thành bột mịn dùng làm chất keo tụ trong nghiên cứu. Mẫu nước lũ được lấy ở 3 con sông: Lại, Tuy Phước và Hà Thanh. Nước lũ được cho qua lớp keo tụ là nhân hạt chùm ngây xay nhuyễn, lắng nước rồi lọc ra. Theo kết quả phân tích, mẫu nước sau khi lọc đã xử lý được gần như triệt để hàm lượng COD, Fe, Mn. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu từ hạt chùm ngây còn xác định được hàm lượng vi khuẩn Ecoli và Colifom trong mẫu nước lũ trước khi xử lý và có thể kháng khuẩn triệt để.

sangkien02_wmyq.jpg


Hạt cây chùm ngây có tác dụng lọc nước lũ
Tự tin vào đại học
Không chỉ đạt giải cao về nghiên cứu khoa học, cả hai bạn còn đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, đỗ vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM với số điểm là 29,75 (Trúc Ly) và 28,75 (Tiến Trung). Võ Thị Trúc Ly khiêm tốn chia sẻ: “Có được kết quả này là nhờ các thầy cô ở Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, nhất là thầy Hà Huy Giáp, đã hết lòng dạy dỗ, hướng dẫn bọn em trong từng giai đoạn. Ngay như phần thuyết trình đề tài nghiên cứu khoa học trước hội đồng giám khảo bằng tiếng Anh của em cũng được sự động viên của thầy Giáp. Điều đó giúp em thêm tự tin hoàn thành tốt bài thi ngoài sức tưởng tượng”.
Với đề tài mà Ly và Trung đã nghiên cứu, cả hai cho biết không mong muốn gì hơn ngoài mục đích cuối cùng là vì sức khỏe của người dân vùng lũ sau mỗi đợt thiên tai. Đề tài này mang tính thực tế, ứng dụng cao mà giá thành lại rẻ. Bản thân cây chùm ngây là loại cây rất dễ trồng, dễ mọc, có thể sống được ở nhiều vùng với các loại thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau. Ngoài hạt có tác dụng lọc nước lũ, lá cây chùm ngây còn được dùng để nấu ăn, nấu nước tắm rất tốt, có tác dụng làm mát gan, giải độc.
Trúc Ly tâm sự: “Sau cuộc thi, em thấy mình trưởng thành hơn nhiều. Hóa ra, làm nghiên cứu khoa học là đi theo và giải đáp những câu hỏi nảy sinh từ vấn đề mà đề tài đặt ra. Kiên nhẫn mày mò rồi cũng có kết quả. Cả em và Trung đều thấy tự tin hơn trong hành trang vào đại học sắp tới”.
... Đến lá khóm
Những lá khóm bị vứt bỏ ngoài đồng, 5 học sinh của Trường THPT An Lạc Thôn đã chế tạo thành sợi có thể ứng dụng trong ngành thời trang và thay thế bao bì ni lông.

sangkien03_gxfx.jpg

Sợi từ lá khóm (đã nhuộm màu) có thể dệt vải, làm thắt lưng, bao bì... - Ảnh: Thanh Nhàn

Được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Hải, 5 học sinh của Trường THPT An Lạc Thôn (TT.An Lạc Thôn, H.Kế Sách, Sóc Trăng) gồm: Lê Song Hồ, Trần Thanh Tú, Nguyễn Liêm Phúc, Ngô Tường Khánh, Mai Nguyễn Bảo Hân đã triển khai thực hiện đề tài: “Sợi thiên nhiên từ lá khóm”.
Lá khóm sau khi thu gom tại các nông hộ được nhóm học sinh này đem về rửa sạch, dùng chày đập dập hay sử dụng vi sinh vật phân hủy thịt lá, tỉ mỉ loại bỏ phần thịt lá, giữ lại các sợi. Sau đó, đem các sợi này ngâm qua dung dịch a xít axetic đến khi nào thấy trắng thì đem phơi nắng. “Mỗi ngày nhóm của em đem từng lá về nhà làm vì còn bận việc học ở trường. Để có màu đẹp, thầy Hải còn hướng dẫn đem sợi khóm ngâm với vỏ cây sắn (loại trái nhỏ, chín có màu đỏ nâu) ra màu đỏ nâu”, Song Hồ nói. “Sợi từ lá khóm chịu lực rất tốt. Nếu đem ngâm trong nước chúng cũng không nở ra. Vì vậy có thể dùng dệt vải, làm thắt lưng, dây thừng... Các sợi này rất mỏng, mượt nên dùng làm những bộ tóc giả cũng rất hay”, thầy Hải khẳng định.
Ngoài việc dùng làm nguyên liệu cho các ngành trên, tơ sợi từ lá khóm có thể dệt thành tấm vải sản xuất ra bao bì thân thiện với môi trường, trong khi các sản phẩm từ nhựa, ni lông, sợi tổng hợp khó phân hủy. Hằng năm, VN thu hoạch khoảng 600.000 tấn khóm và có đến 1,2 triệu tấn lá bị bỏ ngoài đồng. Nếu sử dụng khối lượng lớn lá khóm này sẽ tạo ra được nguồn nguyên liệu mới và làm thành những sản phẩm nói trên, giúp người trồng khóm tăng thu nhập.
Theo thầy Hải, để tạo màu cho sợi từ lá khóm, có thể dùng các màu tự nhiên như: màu đỏ nâu của vỏ sắn hoặc vỏ măng cụt, nhưng tuyệt đối không dùng hóa chất.
Với những ứng dụng thực tiễn, đề tài của nhóm học sinh Trường THPT An Lạc Thôn đã đoạt giải nhất tại Hội thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng Sóc Trăng 2015 và đề tài này đã được gửi đi dự giải toàn quốc. Bà Vũ Thị Hiếu Đông, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Sợi từ lá khóm mang tính ứng dụng rất cao vì có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuy nhiên, các em chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, còn việc đưa nó vào thực tế cần sự đầu tư, khai thác của nhiều đơn vị khác. Hiện chúng tôi đang hướng dẫn trường đăng ký bảo hộ bản quyền”.
Tâm Ngọc - Thanh Nhàn
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi-tre/sang-tao-tre-tu-chuyen-cay-chum-ngay-603949.html
 
" Trong một lần về quê, em thấy dưới gốc cây chùm ngây gần nhà, nước chảy qua trong vắt trong khi xung quanh, cũng dòng nước ấy lại đục ngầu. Em đã tự hỏi: Phải chăng loại cây này có thể giúp lọc nước sạch?”
Có ai chứng kiến cảnh này chưa vậy..dòng nươớc đứng yên trong thì tạm tin được..chảy ngang qua lấy gì mà trong nổi nhỉ?
 
" Trong một lần về quê, em thấy dưới gốc cây chùm ngây gần nhà, nước chảy qua trong vắt trong khi xung quanh, cũng dòng nước ấy lại đục ngầu. Em đã tự hỏi: Phải chăng loại cây này có thể giúp lọc nước sạch?”
Có ai chứng kiến cảnh này chưa vậy..dòng nươớc đứng yên trong thì tạm tin được..chảy ngang qua lấy gì mà trong nổi nhỉ?
Cái này Loan nghĩ là test dễ á, mùa mưa sắp về trên dãi đất Miền Trung thử thôi
 
" Trong một lần về quê, em thấy dưới gốc cây chùm ngây gần nhà, nước chảy qua trong vắt trong khi xung quanh, cũng dòng nước ấy lại đục ngầu. Em đã tự hỏi: Phải chăng loại cây này có thể giúp lọc nước sạch?”
Có ai chứng kiến cảnh này chưa vậy..dòng nươớc đứng yên trong thì tạm tin được..chảy ngang qua lấy gì mà trong nổi nhỉ?
bài báo thì người ta viết như vậy, nhưng chắc có hiện tượng thực tế (nước chảy qua 1 vũng nước đọng chẳng hạn) nên các bạn ấy bỏ công nghiên cứu, mình chỉ ko hiểu câu này cho lắm "việc sử dụng vật liệu từ hạt chùm ngây còn xác định được hàm lượng vi khuẩn Ecoli và Colifom trong mẫu nước lũ trước khi xử lý" - xác định hàm lượng vi khuẩn là sao ???, nếu vậy phải là sát khuẩn hay triệt tiêu mầm bệnh chứ. Mà nói gì thì cũng là một đóng góp ko nhỏ cho xã hội, like mạnh hihi:)
 
Cái này Loan nghĩ là test dễ á, mùa mưa sắp về trên dãi đất Miền Trung thử thôi
Dòng nước chảy thì tất cả đều đục..trừ phi nó đi qua một bãi cỏ thì may ra. Trong cái thí nghiệm..cũng lừa tình không kém..khi nghiền hạt chùm ngây ra..như vậy cũng chỉ là tạo ra một lớp lọc mà thôi...cát biển cũng làm được cái việc lọc này.
Còn thêm cái vụ:
"việc sử dụng vật liệu từ hạt chùm ngây còn xác định được hàm lượng vi khuẩn Ecoli và Colifom trong mẫu nước lũ trước khi xử lý".
Chắc là vi khuẩn nó chết và nổi lên nên đếm được ấy mà.
 
Dòng nước chảy thì tất cả đều đục..trừ phi nó đi qua một bãi cỏ thì may ra. Trong cái thí nghiệm..cũng lừa tình không kém..khi nghiền hạt chùm ngây ra..như vậy cũng chỉ là tạo ra một lớp lọc mà thôi...cát biển cũng làm được cái việc lọc này.
Còn thêm cái vụ:
"việc sử dụng vật liệu từ hạt chùm ngây còn xác định được hàm lượng vi khuẩn Ecoli và Colifom trong mẫu nước lũ trước khi xử lý".
Chắc là vi khuẩn nó chết và nổi lên nên đếm được ấy mà.
Cái dòng nước chảy mình ko ý kiến, nhưng hạt chùm ngây theo bài báo là được ghiền ra và sử dụng như 1 chất "keo tụ" chứ ko phải "vật liệu lọc" bạn ơi, cát - than hoạt tính - đá -sỏi - bông lọc ... được gọi chung là "vật liệu lọc", còn "chất keo tụ" có nhiều loại từ chất hóa học đến thiên nhiên. Chất "keo tụ" thường được dùng kết hợp trong hệ thống xử lý nước thải, còn xử lý riêng biệt thì mình ko biết, cái này ai thuộc nghành "Xử lý ô nhiễm" hay "Xử lý môi trường" chắc nắm rõ hơn ae mình
 
Cái dòng nước chảy mình ko ý kiến, nhưng hạt chùm ngây theo bài báo là được ghiền ra và sử dụng như 1 chất "keo tụ" chứ ko phải "vật liệu lọc" bạn ơi, cát - than hoạt tính - đá -sỏi - bông lọc ... được gọi chung là "vật liệu lọc", còn "chất keo tụ" có nhiều loại từ chất hóa học đến thiên nhiên. Chất "keo tụ" thường được dùng kết hợp trong hệ thống xử lý nước thải, còn xử lý riêng biệt thì mình ko biết, cái này ai thuộc nghành "Xử lý ô nhiễm" hay "Xử lý môi trường" chắc nắm rõ hơn ae mình
Èo....bài viết nó bảo cho qua lớp keo tụ..thì không dạng màng lọc thì là gì?. Nó gọi là keo tụ..nhưng quy trình làm việc của nó lại dưới dạng màng lọc...dựa vào ngôn ngữ thì đoán thế thôi. Không chém nữa :D:D
 
Èo....bài viết nó bảo cho qua lớp keo tụ..thì không dạng màng lọc thì là gì?. Nó gọi là keo tụ..nhưng quy trình làm việc của nó lại dưới dạng màng lọc...dựa vào ngôn ngữ thì đoán thế thôi. Không chém nữa :D:D
uh chắc vậy hehehe:( chuyện nhà người ta thì mặc ... họ
 
Khó hiểu quá .. nhà mình ngay gần đó mà chả biết cái công trình này ở đâu ..vậy dùng chùm ngây với tác dụng j .. khử sạch nc hay sao ..và liệu có thay thế đc cloramin b đc ko .. cần lời giải
 
Người ta có thể dùng cát, than hoạt tính, phèn chua, vừa dễ làm vừa kinh tế. Sang hơn nữa thì dùng lòng trắng lòng đỏ trứng.
Dùng keo hạt chùm ngây thì cũng làm được nhưng hiệu quả không cao mà không kính tế. Kiểu như chưng cất nước biển rồi ngưng lại để làm nước uống đó mà.
 
Vấn đề là không biết dùng hạt bầu, hạt bí, hạt mít, hạt chôm chôm, hạt dưa, hạt mắc ca...vv...vv..làm như trên thì có lọc nước như hạt chùm ngây không nhỉ:D:D:D. Đã làm thế sao không làm thêm cái thí nghiệm đối chứng với các hạt khác để thuyết phục hơn nhỉ :D:D:D
 
Người ta có thể dùng cát, than hoạt tính, phèn chua, vừa dễ làm vừa kinh tế. Sang hơn nữa thì dùng lòng trắng lòng đỏ trứng.
Dùng keo hạt chùm ngây thì cũng làm được nhưng hiệu quả không cao mà không kính tế. Kiểu như chưng cất nước biển rồi ngưng lại để làm nước uống đó mà.
Hoàn toàn đồng ý với bạn. Dù là đề tài thì cũng nên tính đến tính thực tế của công trình nghiên cứu. Tuy vậy vẫn ủng hộ tinh thần tìm tòi nghiên cứu cải tạo môi trường của các bạn trẻ.
 
Bài viết hay quá! Hy vọng là đề tài được ứng dụng rộng rãi!
 
Chất keo tụ là một lãnh vực rất sâu xa của phân riêng trong công nghệ hóa học.
Có thể chỉ vài gam chất keo tụ nó sẽ phân riêng được 1.000 m2 bùn ra hai hệ rắn và lỏng, hệ số thu hồi lỏng H2O tinh khiết là 950 m3!
Trong khi dùng chất lọc như than, cát... thì để lọc 1.000 m3 bùn ra nước... hãy thử đi rồi biết.
Bài viết này trở nên có ý nghĩa khi nó ở web chuyên ngành công nghệ hóa học.
Ý nghĩa của chất keo tụ trong nông nghiệp.
Những loại phân bón chuyên dùng cho hòa hồng, không được để lại vết trên hoa, hoặc những loại phân bón phải nhập khẩu cho hệ thống tưới tiết kiệm từ Iraen, người ta dùng nhiều cách khác nhau, trong đó có cách dùng chất keo tụ để kết tủa các tạp chất trong phân Di Amnium Photphat (DAP) - (NH4)2HPO4 cũng như các tạp chất khác để cho phân bón hoàn toàn không có tạp chất.
Và hàng loạt các vấn đề lám nhức đầu các nhà bác học để sao cho khi áp dụng vào nhà máy phân bón phải đầu tư hàng tỷ USD nó không sai lầm.
Và hàng loạt các ứng dụng khác để phân riêng hai pha rắn - lỏng trong công nghệ hóa học.
 
ko biết trùm ngây có xử lý đc nuớc sạch ko. chỉ biết cây này mà sống chỗ nhiều nuớc thì chỉ có chết, nuớc nhiều 1 chút là lá vàng khè rồi rung liền, phải tuới càng ít và nắng nhiều thì xanh tốt...

Nuớc mình PR nhiều vê cây này quá,công dụng có thật sự nhiều vậy ko? chứ ở philippine mình đang sống thì nó là cây dùng làm thức ăn nguời ko có thu nhập, vì trồng đây đuờng, khu nhà hoang cũng có, gần ống nuớc thải....
 
Chất keo tụ là một lãnh vực rất sâu xa của phân riêng trong công nghệ hóa học.
Có thể chỉ vài gam chất keo tụ nó sẽ phân riêng được 1.000 m2 bùn ra hai hệ rắn và lỏng, hệ số thu hồi lỏng H2O tinh khiết là 950 m3!
Trong khi dùng chất lọc như than, cát... thì để lọc 1.000 m3 bùn ra nước... hãy thử đi rồi biết.
Bài viết này trở nên có ý nghĩa khi nó ở web chuyên ngành công nghệ hóa học.
Ý nghĩa của chất keo tụ trong nông nghiệp.
Những loại phân bón chuyên dùng cho hòa hồng, không được để lại vết trên hoa, hoặc những loại phân bón phải nhập khẩu cho hệ thống tưới tiết kiệm từ Iraen, người ta dùng nhiều cách khác nhau, trong đó có cách dùng chất keo tụ để kết tủa các tạp chất trong phân Di Amnium Photphat (DAP) - (NH4)2HPO4 cũng như các tạp chất khác để cho phân bón hoàn toàn không có tạp chất.
Và hàng loạt các vấn đề lám nhức đầu các nhà bác học để sao cho khi áp dụng vào nhà máy phân bón phải đầu tư hàng tỷ USD nó không sai lầm.
Và hàng loạt các ứng dụng khác để phân riêng hai pha rắn - lỏng trong công nghệ hóa học.
Anh ơi, nhưng ở đây đang nói về chuyện lọc nước sạch mà, chứ đâu có nói đến chuyện lọc tạp chất cho phân bón đâu anh.
 
ko biết trùm ngây có xử lý đc nuớc sạch ko. chỉ biết cây này mà sống chỗ nhiều nuớc thì chỉ có chết, nuớc nhiều 1 chút là lá vàng khè rồi rung liền, phải tuới càng ít và nắng nhiều thì xanh tốt...

Nuớc mình PR nhiều vê cây này quá,công dụng có thật sự nhiều vậy ko? chứ ở philippine mình đang sống thì nó là cây dùng làm thức ăn nguời ko có thu nhập, vì trồng đây đuờng, khu nhà hoang cũng có, gần ống nuớc thải....
Mình cũng thấy mọi người nói nhiều ve cây này, đang muốn mua mấy cây để trồng nhưng chưa có thời gian tìm hiểu kỹ.
 
Chất keo tụ là một lãnh vực rất sâu xa của phân riêng trong công nghệ hóa học.
Có thể chỉ vài gam chất keo tụ nó sẽ phân riêng được 1.000 m2 bùn ra hai hệ rắn và lỏng, hệ số thu hồi lỏng H2O tinh khiết là 950 m3!
Trong khi dùng chất lọc như than, cát... thì để lọc 1.000 m3 bùn ra nước... hãy thử đi rồi biết.
Bài viết này trở nên có ý nghĩa khi nó ở web chuyên ngành công nghệ hóa học.
Ý nghĩa của chất keo tụ trong nông nghiệp.
Những loại phân bón chuyên dùng cho hòa hồng, không được để lại vết trên hoa, hoặc những loại phân bón phải nhập khẩu cho hệ thống tưới tiết kiệm từ Iraen, người ta dùng nhiều cách khác nhau, trong đó có cách dùng chất keo tụ để kết tủa các tạp chất trong phân Di Amnium Photphat (DAP) - (NH4)2HPO4 cũng như các tạp chất khác để cho phân bón hoàn toàn không có tạp chất.
Và hàng loạt các vấn đề lám nhức đầu các nhà bác học để sao cho khi áp dụng vào nhà máy phân bón phải đầu tư hàng tỷ USD nó không sai lầm.
Và hàng loạt các ứng dụng khác để phân riêng hai pha rắn - lỏng trong công nghệ hóa học.

Trong dân Hóa của tụi em, gọi mấy chất lọc như than, cát,..... gọi là chất hấp phụ.... Vì nó hấp phụ nên dễ bị nghẹt khi hệ số TDS (hệ số tổng lượng chất rắn hòa tan) cao, nên lọc chậm và có thể không được.... Còn đối với chất keo tụ, với thằng này, nó là các ion mang điện, điện tích càng lớn, keo tụ càng tốt, hoặc các polimer mạng điện tích, tức là polimer gắn các ion chủ yêu là ion kim loại mang điện tích dương.....Ngược lại với chất keo tụ là chất bảo vệ keo tụ, tức là chất làm cho nó không keo tụ..... Chủ yếu nó là các chất có 2 đầu, 1 đầu ưa nước và 1 đầu kỵ nước.... Nói chung là các hợp chất phân tử lượng cao như polimer.

Tiếp theo, nghiền cái hạt chùm ngây thì được bao nhiêu chất khoáng để keo tụ.... Như vậy thì không hợp lý nếu giải thích theo kiểu keo tụ..... Vì vậy, nó phù hợp hơn nếu được giải thích là nước chảy qua bộ lọc là rễ chẳng hạn....Vì nước đục chủ yếu là các, rễ giữ các.... Vì vậy mà khi rừng đầu nguồn bị phá thì thường hay có lũ, vì không có rễ để giữ đất.... Hơn nữa, trong hạt còn có nhiều hợp chất hữu cơ, nó lại 1 phần bảo vệ hệ keo, để không keo tục..... Như vậy lượng khoáng chất được bao nhiêu ??? Và có chất bảo vệ hệ keo kia nữa, bù trừ thì giải thích theo kiểu hệ keo không hợp lý..... Nhưng giải thích theo kiểu hấp phụ thì hợp lý hơn....

Tiếp theo, thường thì trong hạt có nhiều hợp chất hữu cơ, trong đó cũng có nhiều hợp chất kháng khuẩn..... Nhưng được bao nhiêu...... Không kinh tế......
 
Back
Top