Thảo luận Siêu cây? Trúc liễu sinh thái

Có một loài cây lâm nghiệp mới sẽ mang lại sinh khối khổng lồ, siêu lợi nhuận cho chúng ta. Trồng 1 năm lấy cây chống (cừ)l trồng 5 năm lấy khối lượng gỗ rất lớn. Cây này do nguyên PTT Nguyễn Công Tạn mang về. Mời xem bài viết.
Trúc liễu sinh thái

(2013-06-12 09:17:00)

"cây gỗ thế hệ mới, có giá trị siêu việt!"



I. Giới thiệu tổng quát

Trúc liễu là cây lấy gỗ, chi Liễu, họ Liễu (Salicaceae), là tổ hợp lai giữa các loài Liễu và Trúc của Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, dựa vào công nghệ sinh học trình độ cao, mang tính đột phá lớn.

Cây trúc liễu Mỹ là thành quả hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Đại học Nông nghiệp Califoocnia với nhiều Công ty giấy và Công ty giống nổi tiếng của Mỹ. Tổ hợp lai này có gen của Liễu và Trúc, có thân cây thẳng đứng như Liễu, phiến lá hẹp dài như Trúc. Các tổ chức nghiên cứu khoa học tin cậy của Trung Quốc đã du nhập Trúc liễu đưa về trồng khảo nghiệm 4 cấp của 8 vùng toàn Trung Quốc từ năm 2007, đều chứng minh rằng Trúc liễu của Mỹ tốt hơn hẳn các loại cây mọc nhanh tốt nhất của Trung Quốc, với độ tăng trưởng siêu trội, mở ra triển vọng lớn về phát triển loài cây này trong tương lai ở Trung Quốc. Đầu tháng 1 năm 2013, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông – Lâm nghiệp Thành Tây thuộc Trường Đại học Thành Tây đã đưa Trúc liễu vào trồng thử nghiệm ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình của Việt Nam.

Trúc liễu có tiềm lực phát trưởng cực mạnh, cao trên 20m. Vỏ cây non màu xanh, trơn nhẵn, ưu thế phát triển ngọn mạnh, khả năng phát triển chồi nách tốt. Góc cành với thân chính 30-450. Tán hình tháp, phân cành đều. Lá hình mác, lá đơn mọc xen kẽ, phiến là dài 15-22 cm, rộng 3,5-6,2 cm, ngọn lá dài, nhọn dần, mép lá có răng cưa nhỏ và rõ, mặt trên phiến lá màu xanh, mặt dưới màu trắng tro, cuống lá hơi đỏ, ngắn.

Trúc liễu là cây gỗ thế hệ mới, có giá trị siêu việt, đa tác dụng với 5 đặc điểm sau đây:

1. Công dụng rất rộng

Cây gỗ Trúc liễu là cây nguyên liệu công nghiệp, cây gỗ lớn, cây ven đường, cây xanh quanh nhà , trong công viên, cây rừng phòng hộ đều tốt.

2. Tốc độ sinh trưởng siêu cao

Trong điều kiện lập địa phù hợp, chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu của Trúc liễu: nếu lấy gỗ nhỏ chỉ cần 2 năm, gỗ vừa 3-4 năm, gỗ lớn 5-6 năm, hiệu quả kinh tế rất cao, thu hồi vốn nhanh.

3. Mật độ trồng cực dày

Trồng lấy gỗ lớn theo mật độ 4.000-5.000 cây/ha, lấy gỗ nhỏ 12.000-20.000 cây/ha, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, là ưu tiên hàng đầu để tuyển chọn làm cây nguyên liệu công nghiệp.

4. Phổ thích nghi rất rộng

Trúc liễu chịu mặn, phèn, có thể chịu đựng đất có pH 8,0-8,5, độ mặn 0,8%, chịu úng nước (ngập nước 2 tháng vẫn có thể sinh trưởng bình thường), có thể trồng được ở đất bãi ven sông hồ, đất phèn mặn, với không gian phát triển rộng lớn, nâng cao hiệu suất sử dụng đất, hạ giá thành trồng rừng. Trúc liễu còn có khả năng chịu rét, chịu hạn, ít sâu bệnh gây hại.

5. Chất lượng gỗ rất tốt

Tỉ trọng gỗ khô không khí 0,428 g/m3, cường độ chịu áp lực 4.828 MPa, cường độ kháng cong vênh 4.622 MPa, hàm lượng xenlulo tổng hợp 89,88%, hàm lượng lignin 21,16%, chiều dài sợi của cây 1 năm tuổi 0,8 mm, chiều rộng xơ 18,2-29,6 μm, mật độ bình quân cây gỗ 5 năm tuổi 0,384-0,443 g/m3.Hàmlượng xenlulo của các cây nguyên liệu giấy thông thường của Âu - Mỹ chỉ 48,26%, nhưng Trúc liễu đạt 68,47%, hàm lượng xenlulo tổng hợp 89,8%, do đó, hiệu suất bột giấy rất cao, với bột cơ giới đạt 92%-95%, bột hoá học đạt 52%, tiêu hao năng lượng nghiền thấp, chỉ khoảng 18,2%. Chiều dài bình quân xơ Trúc liễu 1,263 mm, dài hơn nhiều so với cây lấy gỗ làm nguyên liệu khác, tỉ lệ dài/rộng lớn, đạt 49,2, vách tế bào xơ rất mỏng. Độ trắng bột 56-58%, dễ tẩy, tiết kiệm chi phí tẩy trắng và khử ô nhiễm, tiêu hao hoá chất tiết kiệm được trên 48%, có lợi cho bảo về môi trường. Với đặc trưng mật độ gỗ tốt, độ trắng tự nhiên cao, không rỗng ruột, không có lõi đen, gỗ Trúc liễu có chất lượng ưu trội về sản xuất ván MDF, ván sợi ép, sản xuất bột giấy hơn hẳn cây Dương ở vùng ôn đới và cây Bạch đàn ở vùng nhiệt đới, là nguyên liệu hảo hạng để sản xuất giấy cao cấp hàng trăm năm không đổi màu và làm đồ gỗ gia dụng và ván ép cao cấp.

Sau 5 năm đưa Trúc liễu vào trồng ở 40 tỉnh, thành phố, huyện từ Bắc chí Nam của Trung Quốc, các địa phương có bổ sung nhận xét cụ thể như sau:

1. Trồng được mật độ cao:

- Trồng lấy gỗ, mật độ 5.000-10.000 cây/ha;

- Trồng làm nguyên liệu giấy, mật độ 37.500 cây/ha;

- Trồng chỉ để sản xuất cây giống: 150.000 cây/ha.

2. Sinh trưởng nhanh

Với mật độ 5.000-10.000 cây/ha, đủ nước, phân, chăm sóc tốt, sau 4-6 năm, đường kính ngang ngực 20-40 cm, cao 20-25 m, sinh khối gỗ 1 cây đạt 0,35-0,45 m3.

3. Tính kháng cao

Kháng mặn, phèn, úng hạn, rét, bệnh, kháng nén, kháng cong, kháng cắt gọt. Không bị bệnh dỉ sắt, loét thân.

4. Thích ứng rộng

Trúc liễu ưa sáng, chịu rét, chịu được nhiệt độ -370C-400C, từ đất đồng bằng đến độ cao 4.000 m, đều tốt. Rễ phát triển mạnh, nẩy chồi mạnh, dễ sống, tỷ lệ sống trên 95%.

5. Gỗ chất lượng tốt

Không rỗng ruột, không lõi đen, trắng đều từ ngoài đến lõi, trước khi tẩy trắng, độ trắng tự nhiên trên 60%, hiệu suất thu hồi bột 95%, xơ mềm, thớ mịn, làm nguyên liệu hảo hạng để sản xuất giấy, đóng gói, kiến trúc, xây dựng.

6. Nguồn năng lượng mới

Nhiệt trị của cây cao, C/N cao, là cây sản xuất nhiên liệu tái tạo tốt, là nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm gỗ, đồ gỗ cao cấp. Trong tương lai, Trúc liễu trở thành cây sản xuất năng lượng mới tốt nhất.

7. Cảnh quan đẹp

Trồng ven đường, công viên, khu nghỉ dưỡng, ven đường sắt tạo mỹ quan tốt. Thân thẳng đứng, tán hẹp, phần trên cành xoè nghiêng rất đẹp.

8. Phòng bão, chống cát bay tốt. Chịu đất xấu, rễ phát triển mạnh, có thể bảo vệ đê, phòng bão, giữ cát, là cây phù hợp để phát triển rừng bảo vệ vùng bãi cát ven biển.

9. Có thể xen canh trong vườn rừng

Trồng mật độ 5.000 cây/ha, theo khoảng cách 1,3 x 1,6 m, năm đầu có thể trồng xen cây khác, nuôi gà, trồng nấm dưới tán rừng. Có người ví cây Trúc liễu là “một ngân hàng xanh” với chu kỳ ngắn, hiệu quả sinh thái và kinh tế cao.

10. Hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả kinh tế cao hơn hàng chục lần so với các cây mọc nhanh khác.

II. Tập tính sinh trưởng và ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái đối với Trúc liễu

Trúc liễu ưa sáng, chịu lạnh, có thể chịu được nhiệt độ dưới -200C, nếu nhiệt độ trên 70C, cây sinh trưởng bình thường, ưa ẩm ướt, chịu khô hạn, có tán đẹp, yêu cầu đất trồng không khắt khe, có thể sinh trưởng ở đất có độ pH 5,0-8,5, đất cát, bãi bồi, mặn, phèn. Rễ cái sâu, rễ ngang và rễ chùm phân bố đều ở các lớp đất, giữ đất tốt.

1. Ánh sáng

Trúc liễu có cường độ quang hợp và hiệu suất quang hợp rất cao, đảm bảo nhu cầu tăng trưởng cực nhanh và hàm lượng xenlulo cao của cơ thể cây. Cành Trúc liễu đều phát triển theo hướng thượng, góc cành nhánh với thân chính rất hẹp, cành phân bố đều, hình thái tán cây tạo cho Trúc liễu có hiệu suất quang hợp cao và mật độ trồng cao hơn hẳn các loài cây liễu khác. Trúc liễu có cường độ quang hợp cao, tăng trưởng sinh khối nhanh ở những vùng có số giờ nắng trên 1.400 giờ/năm.

2. Nhiệt độ

Nhiệt độ ấm áp có lợi cho tốc độ phát triển của Trúc liễu. Trong điều kiện ấm áp thời gian phát triển sinh khối trong 1 năm tương đối dài, vào mùa thu, cây vẫn phát triển tốt.

Ảnh hưởng của nhiệt độ chủ yếu là:

- Về tính chịu rét của Trúc liễu ở vùng rét: Trúc liễu qua đông phụ thuộc chủ yếu vào độ gỗ hoá trước khi rụng lá. Nếu trước khi rụng lá, nhiệt độ từ cao xuống thấp không quá đột ngột, thì Trúc liễu phát triển bình thường, còn ảnh hưởng của mức độ nhiệt độ thấp cực hạn không lớn.

- Về tính chịu nóng: khi trồng ở các vùng miền nam, khi nhiệt độ không khí cao hơn 350C, nếu biên độ ngày đêm dưới 100C có hiện tượng nghỉ nóng, lượng tăng trưởng suy giảm, nhưng biên độ ngày đêm trên 100C, thì dù nhiệt độ cao trên 350C, Trúc liễu vẫn phát triển bình thường.

3. Nước

Trúc liễu chịu ngập úng nước tốt, có thể chịu được ngập nước không quá ngọn cây trên 2 tháng. Nếu trồng Trúc liễu ở đất ngập nước nông quanh năm, cây vẫn không chết, nhưng lượng tăng trưởng sinh khối giảm; trong khi đó nhiều cây mọc nhanh khác úng nước 1 tháng thì lá khô héo. Độ ẩm đất vừa phải, Trúc liễu phát triển nhanh, độ ẩm đất giảm xuống dưới 40%, sức tăng trưởng suy giảm. Ở nơi có điều kiện tưới, thì khi độ ẩm đất xuống dưới 30%, có tưới bổ sung, Trúc liễu sinh trưởng bình thường. Ở vùng bãi bồi ven sông hồ hoặc trồng quanh nhà, đất ẩm, Trúc liễu phát triển rất mạnh.

4. Đất

Trúc liễu ưa đất màu mỡ, có hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ 2-10%, cây mọc nhanh. Đất trồng Trúc liễu có độ xốp đạt 50%, thông thoáng. Trên đất pha cát giữ ẩm tốt, Trúc liễu lớn nhanh. Trên đất cát, thịt, Trúc liễu mọc kém hơn.

Trúc liễu sinh trưởng bình thường trên đất có pH < 8,5, độ mặn dưới 80/00, trong khi đó, các cây mọc nhanh khác chỉ chịu được độ mặn dưới 30/00. Khi pH của đất > 8, tỷ lệ cây sống thấp, sinh trưởng của Trúc liễu kém.

III. Quy luật sinh trưởng của Trúc liễu

Trúc Liễu của Mỹ có phổ thích nghi rộng, phạm vi không gian trồng rất rộng, có thể phát triển ở mọi vùng sinh thái từ nam chí bắc, chênh lệch thời kỳ vật hậu các vùng miền khoảng 20 – 30 ngày. Quá trình sinh trưởng phát dục trong 1 năm của Trúc Liễu gồm 5 giai đoạn:

1. Giai đoạn nẩy chồi

Từ khi nẩy chồi cho đến khi xòe lá. Trúc Liễu nẩy chồi sớm, nhanh hơn các cây lấy gỗ khác.

2. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng mạnh mùa xuân

Bắt đầu từ khi lá xòe phát triển cành non đến thời kì sinh trưởng gia tốc của cành non. Lá xòe ban đầu nhỏ và mỏng, đến khi chồi mới phát triển, trên chồi non mọc nhiều lá mới, diện tích phiến lá của chồi mới lớn dần, các lóng của chồi non mọc nhanh, đó là thời kì sinh trưởng mạnh lần đầu của Trúc Liễu. Đặc điểm của giai đoạn này là tốc độ sinh trưởng nhanh rồi giảm dần, diện tích lá, phát triển chiều cao nhanh, thân và đường kính ngang ngực phát triển chậm.

3. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng mùa hè

Giai đoạn phát triển gia tốc của thân chính đến khi đỉnh ngọn bắt đầu dừng lại. Sau khi sinh trưởng cành non chậm lại, sinh trưởng dinh dưỡng lại bước vào đợt đỉnh cao mới. Đặc điểm sinh trưởng giai đoạn này là phát triển đường kính ngang ngực gia tăng rõ, mức độ gỗ hóa của thân chính và chồi mới gia tăng rõ, phiến lá lớn và màu xẫm, tầng ligin dày, sau khi bước vào đỉnh sinh trưởng, các cành phía dưới thân chính sinh trưởng chậm lại.

4. Giai đoạn chuẩn bị qua đông

Từ khi thân chính và cành nhánh dừng sinh trưởng đến khi rụng lá, bước vào cuối thu đầu đông, thân chính từ dưới lên trên dần dần ngừng sinh trưởng, các cành ở phần dưới thân chính có thời kì sinh trưởng ngắn hơn cành nhánh phía trên. Hàm lượng nước nước trong cành giảm, mức độ gỗ hóa gia tăng, lá bắt đầu rụng, sinh trưởng của Trúc Liễu ngừng lại.

5. Giai đoạn ngủ nghỉ

Lá cây rụng hết, bước vào thời kì ngủ nghỉ, hoạt động sống ngừng lại, bộ rễ vẫn tiếp tục phát triển.

IV. Kỹ thuật sản xuất hom giống Trúc liễu

Hom giống tốt phải có bộ rễ phát triển, hồi cây nhanh, sau khi trồng sớm ra rễ, sinh trưởng nhanh, thích ứng tốt với điều kiện lập địa, có sức đề kháng cao với cỏ dại, khô hạn, sương giá, sâu bệnh gây hại, sinh trưởng phát triển nhanh, đạt yêu cầu cao sản.

1. Lựa chọn vườn ươm và làm đất

a. Chọn vườn ươm: Nên chọn vườn ươm có đất thịt pha, tầng đất dày, màu mỡ, đủ ánh sáng, bằng phẳng. Ở nơi mưa nhiều cần có hệ thống tiêu thoát nước tốt. Vườn ươm nên ở gần nơi trồng rừng, để cây cọn vận chuyển đỡ mất nước, tỷ lệ sống cao và giảm chi phí vận chuyển.

b. Làm đất

Cày bừa đất kỹ, sâu 30-40cm, san phẳng, tơi xốp để thuận tiện việc giâm hom và cây con phát triển.

Vườn ươm cần được bón phân hữu cơ sau khi cày lật, rồi bừa vụn. Nếu bón phân khoáng thì bón trước khi cày.

Ở vùng nước nhiều, cần lên luống để dễ thoát nước và thoáng khí.

2. Cắm hom giâm

a. Thời vụ: Vào đầu xuân, khi trời ấm trên 100C, thì giâm hom.

b. Quy cách và xử lý hom

Sử dụng cành 1 năm tuổi đã rụng lá, khỏe, mập, không sâu bệnh cắt thành từng đoạn dài 10-15cm, miệng cắt phẳng, cách mầm ngọn 1cm. Mỗi hom có 3-4 chồi. Hom ngâm nước 3 ngày, cứ 24 giờ thay nước 1 lần. Sử dụng chất kích thích ra rễ như ABT để ngâm gốc hom.

c. Mật độ cắm hom

Khoảng cách trồng 25-30 x 40cm, mật độ 90.000-100.000 hom/ha

d. Phương pháp cắm hom

Khi cắm hom thì mầm hướng lên phía trên, hom cắm thẳng hoặc hơi nghiêng, độ sâu vừa phải để khi tưới nước xong thì mầm đầu tiên nhô lên, đảm bảo hom tiếp xúc đất đầy đủ. Hom to, nhỏ được phân loại để trồng. Sau khi trồng cần phủ đất, cỏ, rác để nâng cao tỷ lệ sống. Sau khi cắm hom, chồi trên cây phình to nhanh, nứt ra, sớm mọc thành một cành mới, có khi chồi lặn ở phía dưới cũng nảy lộc. Chỗ vết cắt, có thể nảy chồi bất định, mọc ra nhiều cành. Khi cành non dài 10 – 20cm, mỗi cây chỉ giữ lại một cành tốt nhất, còn các chồi khác nên ngắt hết, theo nguyên tắc chung là: “giữ dưới, ngắt trên; giữ thẳng, ngắt nghiêng; giữ mập, ngắt nhỏ; giữ dài, ngắt ngắn; giữ khoẻ, ngắt yếu”.

3. Sản xuất hom quy mô công nghiệp

a. Đặc trưng công nghệ sử dụng

Công nghệ gây giống kiểu công nghiệp là dạng công nghệ sản xuất giống nhanh với giá thể điện từ, tiến hành trong điều kiện môi trường nhân tạo điều khiển nước, ánh sáng, không khí, sử dụng cành non hoặc cành nửa gỗ hóa, sử dụng thiết bị kiểm soát thông minh, điện tử diệt khuẩn, thiết bị thám trắc chiếu sáng và nước, thiết bị ươm có giá thể là đá trân châu không dùng đất, thiết bị bơm CO2.

b. Ưu thế công nghệ mới

Vật liệu sử dụng ra rễ nhanh, thời gian mọc rễ chỉ 3 ngày, Trúc Liễu cắm hom ra rễ, chỉ cần 7 ngày.

Nguyên vật liệu sử dụng rất phong phú, có thể sử dụng cành mới mọc ra của Trúc Liễu chưa đầy 1 năm tuổi, còn trên các cây 1 – 2 năm tuổi, có thể thu được nhiều vật liệu, còn sử dụng hom giâm chỉ có thể dùng cành Trúc Liễu có 1 năm thành thục hoặc dùng thân chính để nhân giống, từ đó nâng cao hệ số nhân giống.

Trồng Trúc Liễu dùng hom giống nhân nhanh, ra rễ nhanh, rễ phát triển tốt, hồi sức nhanh, sau ra ngôi 1 năm, chiều cao cây và đường kính thân đuổi kịp công nghệ giâm hom và thân chính cắm làm giống.

c. Công nghệ nhân giống cành non

Chọn vật liệu:

Sử dụng cây mẹ Trúc Liễu 1 – 2 năm tuổi không sâu bệnh, không lấy sớm quá vì dễ hư thối, nhưng lấy muộn quá thì hàm lượng chất kích thích trong Trúc Liễu suy giảm, dễ mất nước. Thu thập vật liệu vào sáng sớm hàng ngày, tránh lấy vào buổi trưa. Sau khi thu thập xong, phải khử trùng kịp thời, rồi ngâm nước để hoạt hoá vật liệu nhân giống.

Quy cách vật liệu

Lấy cành mới mọc trong năm, dài 8 – 10cm, mỗi đơn vị vật liệu có 2 – 3 lá, lá trên cây cách miệng trên 1cm, miệng gọt phẳng, miệng đều cắt vát 450, trơn nhẵn, miệng phải đều, phải ở dưới lá và chồi nách, vì ở bộ phận này, vật chất nội nguyên và dinh dưỡng đẩy đủ nhất.

Xử lý vật liệu

Dùng Đa khuẩn linh 50% pha 1.000 lần để ngâm vật liệu nửa phút, sau đó dùng bột kích thích rễ ABT để xử lí gốc, nồng độ 50 – 200ppm trong 12 – 24 giờ, hoặc nồng độ 500 – 1.000 ppm trong vài giây.

Sau đó đặt vào giá thể, sâu 2 – 3cm, không để vật liệu đổ ngã.

Chăm sóc

Trước khi gốc vật liệu hình thành mô sẹo, giữ độ ẩm giá thể và độ ẩm không khí 80 – 90%, sau khi hình thành mô sẹo, độ ẩm môi trường giảm còn 40% - 50%, giữ cho lá không mất nước và có đủ ánh sáng.

Khi vật liệu ra rễ, tạo môi trường thông thoáng, không chế độ ẩm, xúc tiến ra rễ. Trước khi ra ngôi, phun 0,3% Ure, 0,2% KH2PO4 hoặc chất kích thích sinh trưởng, nâng cao khả năng đề kháng của hom giống, tăng tỉ lệ sống sau khi ra ngôi.

4. Chăm sóc vườn giống

a. Xới xáo, trừ cỏ: Sau khi cây con đội thổ hoặc ra chồi, phải dùng lao đông thủ công để nhổ cỏ, không được dùng thuốc trừ cỏ, vì cây Trúc Liễu non kị thuốc trừ cỏ. Tưới ẩm sau 3 – 5 ngày, đất ráo nước thì xới xáo để giữ ẩm.

b. Chăm bón

Nếu độ ẩm đất dưới 40% cần phun tưới ẩm. Tuỳ tình hình phát triển của cây giống, bón phân 3 – 4 lần. Sau khi cây xòe lá, cần bón thúc. Sau khi cây con bước vào thời kì tăng tốc sinh trưởng, bón thúc ure và bón thêm phân kali.

c. Phòng trừ sâu bệnh

Khi trời mưa nhiều, râm, độ ẩm cao, phun 0,5% Booc đô để diệt bệnh nấm mốc. Nếu có sâu cắn lá, phải diệt trừ kịp thời.

V. Kỹ thuật gây trồng và chăm sóc rừng Trúc Liễu

1. Chọn đất trồng rừng

Đất trồng Trúc Liễu nói chung cần tơi xốp, tầng đất dày, độ phì tốt. Điều kiện đất tốt nhất đối với Trúc Liễu là đất có độ dầy lớp đất màu 70 – 100 cm.

Trúc Liễu ưa ẩm ướt. Điều kiện lập địa tốt nhất là mực nước ngầm 0,8 – 2m. Ở vùng, đất mặn, phèn, yêu cầu đất có độ pH < 8,5, độ mặn dưới 8‰.

2. Thời vụ trồng rừng

Bắt đầu trồng khi nhiệt độ ổn định trên 100C, tốt nhất là trước khi nẩy chồi 1 tuần. Trồng sớm quá, khó ra rễ, cây con chịu ảnh hưởng của rét lạnh, tỉ lệ sống thấp. Trồng muộn quá, cây con đã nẩy chồi, xòe lá, hút nước của rễ chưa hồi phục, ảnh hưởng đến phát triển chồi và tỉ lệ sống, nói chung nên trồng vào tháng 3-4.

3. Cách gây rừng

a. Làm đất

Trên đất có độ dốc thấp nên cày lật toàn phần. Trên đất có độ dốc lớn, nên làm ruộng bậc thang để trồng.

b. Mật độ

Mật độ trồng phải dựa vào điều kiện địa hình, độ phì nhiêu của đất và mục tiêu của rừng trồng.

Dựa vào mục đích kinh doanh, mật độ trồng rừng như sau:

+ Sản xuất gỗ đường kính lớn, chu kỳ khai thác 5-6 năm, mật độ từ 2.000-5.000 cây/ha;

+ Sản xuất gỗ đường kính trung bình, chu kỳ khai thác 2-3 năm, mật độ 6.000-10.000 cây/ha;

+ Sản xuất gỗ nhỏ, chủ yếu để làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, chu kỳ khai thác 1-2 năm, mật độ trồng 30.000-50.000 cây/ha;

+ Trồng rừng phân tán ven đường, quanh nhà, khoảng cách cây 1-2 m.

4. Bảo hộ hom trước khi trồng rừng

a. Giâm hom

Sau khi đào hố, nếu chưa trồng được ngay thì phải giâm hom để hom giống không mất nước, tỷ lệ sống cao; nhưng thời gian giâm không quá dài.

Sử dụng cách đào rãnh, đặt hom từng cây hoặc bó cây vào rãnh, phủ 1 lớp đất để vùi rễ rồi nén chặt, nếu đất khô thì tưới ẩm.

b. Ngâm hom

Nếu gặp tình huống chưa trồng được vì khô hạn, thì đem hom ngâm nước trong hố, trên mặt có phủ ni lông, tưới thêm chút nước, và có thể bón thêm phân vô cơ.

5. Phương pháp trồng

Có 3 cách trồng Trúc liễu: hom giâm, cắm cây và trồng hom cắt từ cành.

a. Trồng rừng bằng hom cành

Là cách trồng rừng bằng cách cắt hom từ cành để trồng, đó là cách trồng phổ biến nhất.

b. Trồng rừng bằng thân chính (cắm cây)

Dựa vào đặc tính dễ ra rễ, sử dụng thân chính, cây non, cành thô trực tiếp trồng rừng, tiết kiệm được công nhổ, vận chuyển, đào hố, trồng, tăng tỷ lệ sống. Cách làm như sau:

- Ngâm: đem cả thân bó thành từng bó ngâm vào nước hồ ao, ngâm nước sâu ½ cây. Ngâm nước ít nhất là 3 ngày, cho đến khi tầng vỏ ở gốc có mô sẹo là được.

Cây giống cho vào nước dễ nổi, có thể dùng đá đè gốc cây giống xuống nước.

- Đào hố: đầu xuân, vào tháng 3-4, đào hố sâu 60-80 cm đến 1 m.

- Cố định cây giống: khi cắm cây giống dùng bùn nhão chèn vào hố, có thể vừa chèn bùn vừa cắm cây giống hoặc sau khi chèn bùn, thì cắm cây giống, lắc nhẹ cây giống để cây giống bám chặt vào đất, sau đó rải đất vun chặt gốc

6. Kỹ thuật trồng

a. Chọn cây giống

Chọn cây giống 1-2 năm tuổi, cao trên 4m, đường kính trên 3 cm, thân thẳng đứng, chồi ngọn mập, gỗ hoá cao, không sâu bệnh, không tổn thương cơ học, rễ phát triển tốt.

b. Bón lót

Chủ yếu là sử dụng phân hữu cơ, gồm phân chuồng, phân xanh, khô dầu và mùn hoai. Lượng bón lót cho 1 cây khoảng 20-30 g phân hữu cơ/cây, 0,5-1 kg supe lân, 0,1-0,2 kg kali, không sử dụng quá nhiều phân khoáng làm phân lót dễ làm cho nộng độ phân bón cục bộ quá cao. Khi sử dụng phân hoá học không để phân bón làm sót rễ, nên trộn đều vào đất và sau khi bón cần tưới nước làm loãng phân.

Phân lân nên bón lót, có tác dụng tốt đến việc ra rễ của cây, tốt nhất là dùng supe lân.

Nên sử dụng ít phân đạm vì phân đạm dễ bị rửa trôi theo nước tưới. Sunfat đạm bón quá nhiều dễ ảnh hưởng xấu đến việc hấp thu Ca, Mg của rễ.

c. Độ sâu khi trồng

Trúc liễu là cây rễ nông, rễ ngang và rễ chùm phân bố rộng, dài, độ dài lớn hơn rễ cái. Phần lớn bộ rễ nằm ở tầng đất mặt. Độ sâu trồng tuỳ thuộc điều kiện đất. Đất trũng trồng nông, 40-50 cm. Đất có mực nước ngầm thấp nên trồng sâu hơn, có thể 60-80 cm, tăng khả năng chống hạn.

d. Tưới nước

Đảm bảo tưới ẩm để tăng tỷ lệ sống. Khi định hình rễ, vun đất cao 2/3 cây, tưới ẩm, để rễ bám chặt vào đất. Sau khi vun đất, tưới thêm 1 lần.

đ. Vun đất

Chú ý vun đất để đất tơi xốp, đủ dinh dưỡng để cây phát triển tốt. Cần sử dụng lớp đất mặt để vun đất giúp cây phát triển tốt.

e. Tỉa cành

Khi trồng bằng cây lớn, để giảm bớt tổn thất nước, nên ngắt hết cành nhánh. Để ngăn ngừa thân chính mọc nhiều cành nhánh, nên ngắt bớt cành nhánh tương đối lớn, giữ lại 5-10 cm, sau 1-2 năm, ngắt tiếp phần còn lại. Sau khi trồng xong, những cành nhánh dư thừa, có sâu bệnh cần tỉa bớt để giảm bớt thoát hơi nước.

VI. Hiệu quả kinh tế

Theo cách tính của Trung Quốc, hiệu quả đầu tư trồng Trúc liễu (tính ra tiền VNĐ) như sau:

Với chu kỳ khai thác 5 năm, chặt trắng, mật độ 3.000 cây/ha, sản lượng gỗ 1.500 m3, giá bán 2,5 triệu đồng/m3, doanh thu 3,75 tỷ đồng/ha/1 chu kỳ.

+ Chi phí đầu vào đại để như sau:

- Chi phí ban đầu (tính theo số tròn):

- Giống: 17.000 đ/cây x 3.000 cây/ha = 50 triệu đồng/ha

- Công trồng = 20 triệu đồng/ha

- Phân bón = 20 triều đồng/ha

- Thuốc phòng trừ sâu bệnh = 20 triệu đồng/ha

- Phí quản lý:

- Năm 1 = 5 triệu đồng/ha

- Năm 2 = 5 triệu đồng/ha

- Năm 3 = 5 triệu đồng/ha

- Năm 4 = 5 triệu đồng/ha

- Năm 5 = 5 triệu đồng/ha

Tổng cộng = 135 triệu đồng/ha

+ Doanh thu

Năm thứ 6: 1.500 m3 x 2,5 triệu/m3 = 3,75 tỷ đồng/ha

+ Lợi nhuận/ha/chu kỳ

3,75 tỷ đồng – 0,135 tỷ đồng = 3,6 tỷ đồng/ha

(Số tròn: 0,15 tỷ đồng)

+ Lợi nhuận/năm 3,6 tỷ đồng : 5 = 720 triệu đồng/ha/năm

VII. Dự báo triển vọng phát triển Trúc liễu ở Việt Nam

1. Thị trường tiêu thụ gỗ

1.1 Ở Việt Nam

Nhu cầu gỗ của Việt Nam rất lớn và đang tăng nhanh. Gỗ Trúc liễu có chất lượng cao tạo sức hấp dẫn đặc biệt với nhiều ngành công nghiệp chế biến có sử dụng nguyên liệu gỗ của Việt Nam bao gồm:

- Ngành sản xuất giấy:

Theo quy hoạch đến năm 2020, sản xuất 1,8 triệu tấn bột giấy và 3,6 triệu tấn giấy.

- Ngành sản xuất ván MDF, HDF, ván sợi, ván ép, gỗ xẻ, đồ mộc, nhiều hàng thủ công mỹ nghệ đang phát triển mạnh.

Hai ngành công nghiệp trên đây hiện đang tiêu thụ khoảng 20 triệu m3 gỗ/năm, sẽ có nhu cầu lớn hơn nhiều trong tương lai.

- Ngành sản xuất nhiệt điện sẽ sử dụng nhiên liệu tái tạo (viên gỗ nén) thay thế 1 phần than đá.

Nhu cầu than cho sản xuất nhiệt điện như sau (triệu tấn):



2011


2012


2013


2014


2015


2020


2025


2030

Phương án cơ sở


10,7


13,1


16,8


22,6


28,1


25,3


26,0


28,8

Phương án cao


11,5


13,9


17,7


25,1


28,1


28,3


28,0


28,8


Theo quy hoạch này, đến năm 2025, 2030 cần tới xấp xỉ 30 triệu tấn than, cung cấp cho sản xuất nhiệt điện. Có nhiều khả năng dùng viên nén gỗ Trúc liễu để thay thế một phần lượng than đá đang sử dụng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Trong tương lai không xa, sinh khối Trúc liễu siêu cao sản sẽ trở thành nguồn tài nguyên to lớn để sản xuất năng lượng tái tạo, thay thế nhiều loại nhiên liệu truyền thống, từ đó tạo ra thị trường rộng lớn cho sự phát triển sản xuất Trúc liễu hàng hoá quy mô lớn, có lợi thế cạnh tranh cao ở Việt Nam.

1.2 Trên thế giới

Gỗ là nguồn tài nguyên năng lượng to lớn, nhưng cũng là nguồn tài nguyên qúy hiếm của loài người. Tài nguyên gỗ của thế giới đáp ứng không kịp nhu cầu phát triển của cộng đồng quốc tế.

Hiện nay, diện tích rừng của toàn thế giới khoảng 3,95 tỷ ha, chiếm 30,3% lục địa trái đất, bình quân diện tích rừng/đầu người toàn thế giới là 0,62 ha, rừng nguyên sinh chiếm 30%, rừng trồng chỉ chiếm 5%. Tài nguyên rừng lấy gỗ và sản phẩm ngoài gỗ chiếm 1/3 tài nguyên rừng, 11,5% chỉ dùng để bảo vệ đa dạng sinh học, mà hàng năm 4% diện tích rừng toàn cầu lại đối mặt với nhiều tác động lớn của thiên tai. Diện tích rừng ở các nước trên thế giới rất không đồng đều, việc gây tạo rừng lại cần thời gian dài. Các nước đang có nhiều chính sách hạn chế khai thác rừng, chẳng hạn nước Nga hạn chế xuất khẩu gỗ tròn, Indonesia đang đấu tranh chống buôn lậu gỗ, cùng với giá thành vận chuyển gỗ gia tăng... đang trực tiếp làm nghiêm trọng thêm mâu thuẫn giữa cung và cầu về gỗ trên bình diện toàn cầu.

Trung Quốc là nước tiêu thụ gỗ nhiều bậc nhất thế giới. Tổng nhu cầu tiêu thụ gỗ hàng năm lên tới 550 triệu m3, hàng năm thiếu 200 triệu m3, năm 2011 thiếu tới 300 triệu m3. Trung Quốc là nước tiêu dùng giấy đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ, hàng năm thiếu hụt 10 triệu tấn bột giấy các loại, lượng tiêu hao gỗ tới 337 triệu m3, tốc độ nhập khẩu gỗ tăng 16%/năm, nhất là thiếu hụt nguồn gỗ đường kính lớn và gỗ cây lá rộng.

Năm 2008, ở Trung Quốc, sản xuất ván ép MDF, HDF, công suất 33,97 triệu m3, có khả năng vượt trên 40 triệu m3/ năm, cần 60 triệu m3/ năm, giá gỗ trên thị trường đang tăng vọt.

Tình hình trên đây đang tạo ra nhu cầu gỗ và sản phẩm gỗ toàn cầu tiêp stục sôi động, đảm bảo điều kiện thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc sẽ phát triển ổn định và bền vững.

2. Khả năng sản xuất Trúc liễu ở Việt Nam

2.1 Khả năng về đất đai

Diện tích đất lục địa của Việt Nam 33.095.000 ha, trong đó đất lâm nghiệp 15.366.500 ha, gồm 7.431.900 ha rừng sản xuất, 5.795.000 ha rừng phòng hộ, 2.139.000 ha rừng đặc dụng, đất chưa sử dụng còn 3.164.300 ha, trong đó đất bằng chưa sử dụng 237.700 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 2.632.700 ha (số liệu năm 2010). Khả năng dành đất để trồng Trúc liễu có thể lấy từ: một là, từ quỹ đất 7,4 triệu ha đất rừng sản xuất, trong đó có 3,1 triệu ha đất rừng trồng, chuyển dịch cơ cấu từ cây rừng kém hiệu quả sang trồng cây Trúc liễu, hai là, dành 1 phần diện tích trong số 3 triệu ha đất chưa sử dụng, trong đó có đất đồi núi chưa sử dụng và đất bằng chưa sử dụng (có vùng đất cát ven biển miền Trung và vùng đất phèn đồng bằng sông Cửu Long) để trồng Trúc liễu. Từ đó, tạo ra quỹ đất khoảng 1 triệu ha trồng Trúc liễu, góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp nước nhà.

2.2 Về điều kiện khí hậu

a. Khí hậu

Một số yếu tố khí tượng của các vùng chủ yếu của Việt Nam



Tây bắc: Sơn La, (TP Sơn La 676m)


Đông bắc: Lạng Sơn (Bắc Sơn 400m)


Bắc miền Trung: Hà Tĩnh (Hương Khê 10m)


Duyên hải miền trung: Bình Định (Hoài Nhơn)


Tây Nguyên: Đăc Lắc (TP Buôn Mê Thuột 490m)


Đông Nam Bộ: Đồng Nai (Biên Hoà 3m)

Nhiệt độ trung bình tháng (0C)


14,6-25,1


12,8-26,7


17-29


22-28,9


21,1-26,1


25,2-28,6

Biên độ ngày đêm trung bình tháng (0C)


7,8-11,8


5,2-8,1


5,9-10


5,2-8,5


7,7-13,6


7,2-12,2

Số giờ nắng (h/năm)


1986,6


1466


1465


2501,8


2480,3


2650,3

Lượng mưa trung bình năm (mm)


1444,3


1540,9


2304,5


2104,3


1773,0


1641,6

Độ ẩm không khí trung bình tháng (%)


73-87


78-85


74-91


74-84


71-88


68-84


Sử dụng số liệu của 6 tỉnh, đại diện cho 6 vùng trên đây của cả nước, cho thấy:

1. Về nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình tháng của các địa phương này đều dưới 300C, không có tỉnh nào có nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tới mức 350C là nhiệt độ cao bắt đầu gây trở ngại cho sinh trưởng của cây Trúc liễu. Biên độ ngày đêm nhiệt độ trung bình tháng ở các vùng từ 5,20C-13,60C, trong điều kiện nhiệt độ trung bình tháng cao nhất chưa tới 300C, hoàn toàn không gây trở ngại đến sinh trưởng phát triển cây Trúc liễu.

2. Số giờ chiếu sáng bình quân năm của các vùng từ 1465 giờ - 2501,8 giờ, vượt mức yêu cầu 1.400 giờ/năm của cây Trúc liễu.

3. Lượng mưa và độ ẩm

Nói chung, lượng mưa bình quân năm từ 1.444,3 mm – 2.304,5 mm, độ ẩm tương đối từ 71-91%, phù hợp yêu cầu sinh thái ưa ẩm ướt của cây Trúc liễu.

Như vậy, điều kiện khí hậu của các vùng đồi núi của Việt Nam ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đảm bảo cây Trúc liễu sinh trưởng phát triển tốt.

Tổng hợp các điều kiện đất đai và khí hậu, Việt Nam được đánh giá là 1 nước trồng Trúc liễu thuộc diện rất thích hợp.

Với diện tích đất còn có khả năng khai thác cùng với điều kiện khí hậu phù hợp, diện tích dành để trồng Trúc liễu của các vùng trên đây có thể đạt 1 triệu ha, tính theo chu kỳ khai thác 5 năm, mỗi năm chặt trắng khoảng 200.000 ha, thu được 300-400 triệu m3 gỗ/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu nông dân đồng bào các dân tộc, giải quyết đủ nhu cầu nguyên liệu gỗ để sản xuất giấy, sản phẩm gỗ dân dụng các loại, các loại gỗ xây dựng và hướng tới sản xuất nhiên liệu sinh học tái tạo quy mô lớn, tạo ra ngành hàng sản xuất hàng hoá lớn, cải thiện môi trường sinh thái, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, tạo bước đột phá lớn chấn hưng kinh tế vùng đồi núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao, vùng biên giới và hải đảo của đất nước./.


Nguyễn Công Tạn
 


Bác Tạn là người rất tâm huyết với nông nghiệp, luôn trăn trở với "nuôi con gì, trồng cây gì" là một trong những điểm mà ai cũng thấy ở Bác. Gần đây nhất là đề xuất chuyển đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác như ngô, đậu tương... Còn mấy Anh nhà báo thì nói làm gì, bạn Boi đừng vì ghét nhà báo mà ghét lây sang cả nhân vật.Mà cả một số công ty hay cá nhân lợi dụng danh tiếng của Bác để bán giống thì cũng đừng nên trách Bác. Vì xét cho cùng, lựa chọn là quyền của khách hàng, không ai ép Anh cả.Rất buồn là sức khỏe của Bác không ổn lắm...

Mà cũng đã là quá khứ rồi...

Cuộc đời là giấc chiêm bao...
 


Last edited by a moderator:
"Giờ, ông bảo sau khi trồng thử mới nghiệm ra tốc độ lớn của trúc liễu chỉ ngang với… bạch đàn nhưng vớt vát lại mật độ quần thể cao hơn gấp ba lần" (trích).
Cây bạch đàn ở Úc cũng là siêu cây, vì nó tăng trưởng rất nhaanh. Cây trưởng thành có D1.3 từ 40-80 cm cao 40-60m; nhưng đem về VN trồng thì nó là cây nhở, nhưng nó cũng góp phần to lớn cho nền kinh tế VN. Có thể từ đây suy ra cây trúc liễu cũng tương tự; nhưng nếu mật độ quần thể cao gấp 3 lần, tôi hiểu là ta có thể trồng mật độ dày gấp 3 bạch đàn (khoảng 6000 cây/ha) mà tăng trưởng của cá thể không giảm thì cũng có nghĩa năng suất tăng gấp ba..,.
Vấn đề là cần trồng thực nghiệm cây này ở nhiều vùng miền trong cả nước, từ đó mới biết có phát triển đại trà, vì mục đích sinh thái và kinh tế được không...
Bà con nông dân mình nay cũng khôn lắm, phải tay sờ mắt thấy có hiệu quả kinh tế họ mới mua giống, chứ không dễ dụ con nít ăn cứt gà được đâu!
 
Hình ảnh cây trúc liễu của cụ. Nhưng tin mới nhận được cụ vừa mất. Chia buồn
65570_763991910339838_4066755053974380651_n.jpg
 


Back
Top