Sổ tay mở xưởng cán tôn với 4 bước cơ bản

Sổ tay mở xưởng cán tôn với 4 bước cơ bản

Tôn lợp mái ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Với đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và ưu điểm vốn có mà tôn lợp là sản phẩm được tiêu thụ khá ổn định. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy tôn lợp được sử dụng để lợp mái, vách ngăn trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Đó là lý do mà hiện nay có rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn mở xưởng cán tôn để bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Dù đây là một ngành đem đến nhiều cơ hội, tiềm năng lớn. Thế nhưng việc mở xưởng cán tôn không hề dễ dàng. Các chủ xưởng cán tôn cần tính toán và xem xét rất nhiều vấn đề như: đầu tư máy cán tôn, tôn cuộn, các thiết bị, xây dựng nhà xưởng,… Để quá trình tìm hiểu của anh/chị được thuận lợi hơn, CUNMAC xin tổng hợp lại một số ý chính cần lưu ý khi muốn mở xưởng cán tôn, mời mọi người cùng theo dõi!
1. Xác định khả năng tài chính đầu tư mở xưởng cán tôn
Một trong những yếu tố quyết định khi đầu tư mở xưởng cán tôn là mức tài chính mà chủ xưởng có thể chi trả. Sẽ khó để xác định mức vốn chính xác mà còn phải tùy vào quy mô và số lượng máy móc mà anh/chị muốn đầu tư. Những mục cần phải chi khi mở xưởng gồm: dựng nhà xưởng (xây dựng hoặc thuê mặt bằng); máy móc (máy cán tôn, máy làm phụ kiện, tôn thép,…); tôn cuộn và các thiết bị khác,…Dựa vào khả năng tài chính, chủ xưởng có thể nghiên cứu để phân bổ vào các mục cho hợp lý nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chủ xưởng có thể tham khảo các nguồn thông tin hoặc kinh nghiệm của những người đi trước để có thể đầu tư phù hợp. Mức tài chính mà anh/chị có rất quan trọng, nhưng đầu tư hợp lý và cần thiết càng quan trọng hơn. Đây sẽ là yếu tố quyết định liệu xưởng cán tôn có đảm bảo năng suất hoạt động và đáp ứng nhu cầu thị trường hay không. Bắt đầu kinh doanh mở xưởng sẽ có đôi lúc khó khăn; nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ và lựa chọn đúng đắn thì sẽ đem đến rất nhiều tiềm năng cũng như nguồn lợi nhuận lớn.
2. Lựa chọn địa điểm mở xưởng, khảo sát nhu cầu thị trường
Các chủ xưởng nên nhớ, địa điểm mở xưởng cán tôn là một trong những vấn đề then chốt. Bởi vì đây sẽ là nơi trực tiếp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh. Để việc làm ăn được thuận lợi, quá trình sản xuất dễ dàng, chủ xưởng cần xem xét rõ khu vực dự tính xây dựng xưởng. Một số những điểm cần lưu ý khi chọn địa điểm mở xưởng sẽ bao gồm:
Mặt bằng nằm ở khu vực phù hợp, quá trình sản xuất không làm ảnh hưởng đến xung quanh
Giao thông thuận tiện, dễ dàng vận chuyển tôn ra, vào. Khu vực có thể cho các container hoặc xe tải lớn quay đầu.
Các chủ xưởng cũng có thể cân nhắc đặt xưởng ở nơi cách trung tâm thành phố trên 10km để bớt gánh nặng về chi phí thuê mặt bằng . Địa hình xây dựng xưởng cần chắc chắn, phù hợp để mở xưởng; thoáng đãng để nhân công không bị ngộp trong quá trình làm việc
Diện tích mặt bằng lớn, trong khoảng từ 120m2 (tối thiểu: chiều dài 16m, chiều rộng 6m). Bởi vì xưởng cần đặt khá nhiều loại máy và thiết bị, vật liệu nên nếu xưởng càng rộng thì càng tốt.
Lựa chọn địa điểm mở xưởng cán tôn
Bên cạnh đó, anh/chị cũng có thể tìm hiểu, nghiên cứu nhu cầu thị trường nơi mở xưởng. Ví dụ như loại tôn mà khách hàng ưa chuộng, biên dạng sóng từ đó lựa chọn đầu tư máy cán tôn phù hợp. Ví dụ: Với đặc điểm thời tiết từng vùng thì khu vực miền Bắc khách hàng thường ưa chuộng loại tôn sóng vuông 6s, 11s; còn miền Nam là loại tôn sóng vuông 5s, 9s. Bên cạnh đó, khi mới bắt đầu mở xưởng, anh/chị có thể bắt đầu bằng tole dân dụng để có nguồn thu ổn định.
Sau đó, chủ xưởng có thể sản xuất thêm tôn công nghiệp để mở rộng qui mô.
3. Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp thiết bị
Để đảm bảo năng suất hoạt động của xưởng thì dây chuyền máy móc thường được cho vận hành liên tục trong nhiều giờ. Vậy thì chọn nhà cung cấp sản xuất máy cán tôn, tôn thép uy tín, nhiều kinh nghiệm là rất quan trọng. Máy móc chất lượng cao, thiết kế tốt, khung thân vững chắc sẽ cho ra tôn thành phẩm bền đẹp, cứng cáp. Kèm theo đó, các chủ xưởng cũng nên quan tâm đến các chế độ bảo hành cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Và yếu tố quan trọng không kém mà các chủ xưởng cần lưu ý quan tâm đó là nên xem xét liệu giá máy cán tôn có tương xứng với chất lượng không. Anh/chị nên nghiên cứu, tham khảo những đơn vị sản xuất máy dựa trên những nguyên, vật liệu nhập chính hãng (đặc biệt nhập từ các thương hiệu nổi tiếng từ Nhật Bản hay Đài Loan) vì đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất ổn định của máy. Ngoài ra, anh/chị cũng có thể xem danh sách những đối tác làm ăn của đơn vị đó để cân nhắc và đưa ra quyết định.
Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp thiết bị
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị sản xuất, cung cấp máy cán tôn. Các chủ xưởng nên ưu tiên những đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và chế độ bảo hành đầy đủ để đảm bảo máy có chất lượng tốt nhất.
Công ty TNHH CUNMAC là nhà sản xuất máy cán tôn trong và ngoài nước có nhiều năm uy tín, chuyên nghiệp. Máy cán tôn của chúng tôi được thiết kế và sản xuất bởi đội ngũ các kỹ sư, chuyên gia hàng đầu đầy kinh nghiệm. Các dòng máy đạt chuẩn quốc tế với mức giá hợp lý cùng chính sách bảo hành lên đến 24 tháng. CUNMAC mong muốn xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài nên các chủ xưởng cán tôn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ của chúng tôi.

4. Đầu tư máy móc, trang thiết bị phù hợp với nhu cầu sản xuất
Các thiết bị, máy móc mà một xưởng cán tôn thường có gồm: máy cán tôn, máy dập tôn vòm, máy xả cuộn, tôn cuộn, sắt thép, phụ kiện, cẩu trục,… Bên cạnh đó, ngành tôn thép cũng có nhiều loại máy khác như: máy cán xà gồ, dây chuyền sản xuất tôn xốp, máy cán tôn Seamlock,… Đối với hệ thống cổng trục để vận chuyển phôi thép thì cần tại trọng tối thiểu là 5 tấn.
Máy cán tôn các loại trên thị trường hiện nay có nhiều mức giá khác nhau, khá đa dạng để các chủ xưởng lựa chọn.
Nhưng anh/chị nên xem xét về chất lượng máy, nguyên vật liệu sản xuất máy. Đôi khi những đơn vị có các dòng máy cán tôn giá rẻ nhưng về lâu dài chất lượng có thể không còn được như ban đầu.

Khi đầu tư máy cán tôn, chủ xưởng có thể chia thành 2 giai đoạn để lựa chọn loại máy phù hợp.
Giai đoạn 1: Bắt đầu mở xưởng kinh doanh
Sau khi xác định ngân sách và khảo sát thị trường, các anh/chị chủ xưởng có thể đầu tư máy cán tôn như sau:
Máy cán tôn 1 tầng sóng vuông, sóng lafong, sóng tròn
Máy cán tôn 2 tầng sóng vuông & sóng lafong, sóng vuông công nghiệp & sóng vuông dân dụng, sóng vuông & sóng tròn và sóng tròn & sóng lafong
=> Đây là những loại tôn sóng được sử dụng phổ biến, mục đích để có doanh thu ổn định, phát triển xưởng. Kèm theo đó là các loại máy phụ kiện như máy dập vòm, máy xẻ cuộn, máy xả cuộn,…

Đầu tư máy cán tôn giai đoạn mở xưởng
Giai đoạn 2: Mở rộng kinh doanh, mở thêm cơ sở, chi nhánh
Khi doanh nghiệp đã hoạt động ổn định và muốn mở rộng qui mô sản xuất, chủ xưởng có thể đầu tư thêm máy cán tôn 1 tầng sóng ngói; máy cán tôn 2 tầng như: sóng ngói & sóng tròn, sóng ngói & sóng vuông, sóng ngói & sóng lafong. Tôn sóng ngói thường được ứng dụng lợp mái biệt thự vì tính thẩm mỹ cao; giá thường cao hơn so với tôn sóng vuông, sóng tròn
=>> Xem ngay Kiến thức cần biết trước khi đầu tư máy cán tôn 2 tầng
Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm của Máy cán tôn CUNMAC trong quá trình 15 năm kinh nghiệm làm việc với các chủ xưởng cán tôn. Qúy độc giả có thắc mắc cần tư vấn về mua máy cán tôn cho xưởng mới, hay cần mở rộng kinh doanh vui lòng liên hệ ngay Hotline/Zalo 0981 402 902 của chúng tôi để được các chuyên viên hướng dẫn và hỗ trợ ngay.
 
Địa chỉ
120
Số điện thoại
0963759732
Back
Top