Đ
đăng-đăng
Guest
Con người có thể thọ từ 125 đến 175 tuổi, tuy nhiên đa số chỉ sống đến một nửa tuổi thọ tự nhiên do tâm bất an cùng sinh hoạt quá buông thả và phóng túng.
Từ xưa đến nay, “sinh lão bệnh tử” là quy luật của đất trời, và giới hạn về tuổi thọ đã trở thành một trong những quan ải rất khó vượt qua của con người và vạn vật.
Người Tây Phương đã làm rất nhiều nghiên chi tiết về tuổi thọ của người và động vật. Trong đó, học thuyết về phân tích tế bào phổi của các loài cho rằng, tuổi thọ của con người có thể lên tới 110 năm. Học thuyết khác thông qua nghiên cứu chu kỳ giao phối của các loài sinh trưởng cho kết quả, tuổi thọ của con người có thể kéo dài từ 110 – 140 tuổi.
Còn theo học thuyết về nghiên cứu hệ số tuổi thọ với hệ số chu kỳ sinh trưởng của con người, tuổi thọ của con người từ 125-175 tuổi. Tiến hành so sánh tuổi thọ của con người và động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện, động vật đều có thể sống đến tuổi thọ tự nhiên của nó, nhưng riêng con người, đa số chỉ sống đến một nửa của tuổi thọ tự nhiên của mình.
Nếu vận dụng quan điểm của thuyết tiến hóa và nghiên cứu về sự khác nhau giữa người và động vật, một nhà khoa học khác đã đưa ra kết luận: tư thế vận động, phương thức hô hấp, hệ thống tuần hoàn, chức năng tiêu hóa của con người không có chung đặc điểm với các loài động vật. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới tuổi thọ của con người chỉ còn một nửa. Tuy nhiên, học thuyết này cũng vấp phải những ý kiến trái chiều.
Ví như, với tư thế đứng thẳng để đi lại, thì không chỉ có con người, mà các loài động vật khác cũng thường xuyên có trạng thái như vậy. Cụ thể, loài khỉ khi leo trèo trên cây, hay tinh tinh đi lại trên mặt đất đều có dáng đứng thẳng, mà tư thế này không làm suy giảm tuổi thọ của chúng.
Ngoài ra, trong lịch sử có nhiều ghi chép về khả năng sống trường thọ của con người, làm lung lay học thuyết này. Trong sử sách có ghi chép, Tôn Tư Mạc triều Đường sống hơn 160 tuổi; Trương Tam Phong triều Minh sống hơn 130 tuổi; Bành Tổ sống hơn 800 tuổi. Những người này cũng sinh sống như chúng ta, họ không cần leo trèo như động vật mà vẫn có thể vượt qua sự hạn chế về tuổi thọ. Do đó, học thuyết tuổi thọ liên quan đến tư thế đứng thẳng là không có cơ sở. Vậy, nguyên nhân nào khiến tuổi thọ con người sụt giảm như vậy? Và làm thế nào chúng ta có thể vượt qua giới hạn của tuổi thọ?
Con người ngày nay không biết chú trọng về thuật dưỡng sinh, cũng như trân quý sinh mệnh của mình. Trong đầu chỉ suy nghĩ về được và mất. Vì để thỏa mãn “Danh, Lợi, Tình”, chúng ta ăn không ngon, ngủ không yên; ngày đêm lo âu phiền muộn khiến nội tạng tổn thương. Người xưa có câu “dâm nhiều hại thận, rượu nhiều hại gan”, ăn uống chơi bời phóng túng không chỉ làm hại dạ dày; sống hoang dâm hưởng lạc còn làm hại thận; vui buồn quá mức gây suy tim; hút thuốc lá nhiều làm tổn thương phổi. Trong sinh hoạt hàng ngày, cuộc sống buông thả, phóng túng dục vọng, dẫn tới nhiều bệnh tật, khi phát hiện ra thì đã quá muộn màng.
Con người và thiên nhiên giao hòa, thân tâm thanh tịnh kéo dài tuổi thọ.
Trong quá khứ, cổ nhân sống theo phương thức hoàn toàn khác. Truyền thống tu hành của Phật gia và Đạo gia đã khai mở cho con người một con đường hoàn toàn mới. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng “Giới, Định, Huệ”, trừ bỏ những dục vọng bất lương của con người, vứt bỏ việc truy cầu đối với thất tình lục dục thì tâm mới trở nên thanh tịnh, từ đó mới có thể giúp người tu luyện nhập định, khai mở tiềm năng và trí huệ của bản thân; Đạo gia thông qua việc quan sát quy luật tự nhiên để đúc kết ra những kinh nghiệm sống cho bản thân.
Ví như, khi quan sát bốn mùa trong năm: mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở, mùa hè sinh trưởng, mùa thu thu hoạch, mùa đông cất giữ, mà tổng kết ra quy luật dưỡng sinh. Con người trong môi trường ‘Thiên nhân hợp nhất’ mà tu luyện thì có thể đạt được thân thể khỏe mạnh, tâm lý vui vẻ, từ đó có thể kéo dài sinh mệnh. Những người sống trường thọ trong lịch sử có rất nhiều. Đa phần là những người tu hành, một số khác là đại danh y, hay những bậc Thánh hiền. Họ không so đo tính toán những được mất của cá nhân và danh lợi trong cuộc đời.
Với cuộc sống điềm tĩnh và lánh mình vào nơi núi sâu để tu luyện, từ đó họ hiểu được ý nghĩa chân thực của cuộc đời, sinh mệnh và vũ trụ. Tuổi thọ của họ thông thường là trăm năm, có người sống đến trên nghìn năm, thậm chí đến vài nghìn năm; đối với chúng ta ngày nay mà nói là giống như mê tín và không thể tưởng tượng được. Những cao nhân ấy đều là những người đắc đạo, bởi vì đã buông bỏ tâm danh lợi, không thích tranh giành hay đấu đá với mọi người. Nhờ buông bỏ thất tình lục dục, nhiều người đã đột phá ra khỏi sinh tử, luân hồi của con người. Từ đó, vượt qua được những hạn chế về tuổi thọ của sinh mệnh.
Từ xưa đến nay, “sinh lão bệnh tử” là quy luật của đất trời, và giới hạn về tuổi thọ đã trở thành một trong những quan ải rất khó vượt qua của con người và vạn vật.
Người Tây Phương đã làm rất nhiều nghiên chi tiết về tuổi thọ của người và động vật. Trong đó, học thuyết về phân tích tế bào phổi của các loài cho rằng, tuổi thọ của con người có thể lên tới 110 năm. Học thuyết khác thông qua nghiên cứu chu kỳ giao phối của các loài sinh trưởng cho kết quả, tuổi thọ của con người có thể kéo dài từ 110 – 140 tuổi.
Còn theo học thuyết về nghiên cứu hệ số tuổi thọ với hệ số chu kỳ sinh trưởng của con người, tuổi thọ của con người từ 125-175 tuổi. Tiến hành so sánh tuổi thọ của con người và động vật, các nhà nghiên cứu phát hiện, động vật đều có thể sống đến tuổi thọ tự nhiên của nó, nhưng riêng con người, đa số chỉ sống đến một nửa của tuổi thọ tự nhiên của mình.
Nếu vận dụng quan điểm của thuyết tiến hóa và nghiên cứu về sự khác nhau giữa người và động vật, một nhà khoa học khác đã đưa ra kết luận: tư thế vận động, phương thức hô hấp, hệ thống tuần hoàn, chức năng tiêu hóa của con người không có chung đặc điểm với các loài động vật. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới tuổi thọ của con người chỉ còn một nửa. Tuy nhiên, học thuyết này cũng vấp phải những ý kiến trái chiều.
Ví như, với tư thế đứng thẳng để đi lại, thì không chỉ có con người, mà các loài động vật khác cũng thường xuyên có trạng thái như vậy. Cụ thể, loài khỉ khi leo trèo trên cây, hay tinh tinh đi lại trên mặt đất đều có dáng đứng thẳng, mà tư thế này không làm suy giảm tuổi thọ của chúng.
Ngoài ra, trong lịch sử có nhiều ghi chép về khả năng sống trường thọ của con người, làm lung lay học thuyết này. Trong sử sách có ghi chép, Tôn Tư Mạc triều Đường sống hơn 160 tuổi; Trương Tam Phong triều Minh sống hơn 130 tuổi; Bành Tổ sống hơn 800 tuổi. Những người này cũng sinh sống như chúng ta, họ không cần leo trèo như động vật mà vẫn có thể vượt qua sự hạn chế về tuổi thọ. Do đó, học thuyết tuổi thọ liên quan đến tư thế đứng thẳng là không có cơ sở. Vậy, nguyên nhân nào khiến tuổi thọ con người sụt giảm như vậy? Và làm thế nào chúng ta có thể vượt qua giới hạn của tuổi thọ?
Con người ngày nay không biết chú trọng về thuật dưỡng sinh, cũng như trân quý sinh mệnh của mình. Trong đầu chỉ suy nghĩ về được và mất. Vì để thỏa mãn “Danh, Lợi, Tình”, chúng ta ăn không ngon, ngủ không yên; ngày đêm lo âu phiền muộn khiến nội tạng tổn thương. Người xưa có câu “dâm nhiều hại thận, rượu nhiều hại gan”, ăn uống chơi bời phóng túng không chỉ làm hại dạ dày; sống hoang dâm hưởng lạc còn làm hại thận; vui buồn quá mức gây suy tim; hút thuốc lá nhiều làm tổn thương phổi. Trong sinh hoạt hàng ngày, cuộc sống buông thả, phóng túng dục vọng, dẫn tới nhiều bệnh tật, khi phát hiện ra thì đã quá muộn màng.
Con người và thiên nhiên giao hòa, thân tâm thanh tịnh kéo dài tuổi thọ.
Trong quá khứ, cổ nhân sống theo phương thức hoàn toàn khác. Truyền thống tu hành của Phật gia và Đạo gia đã khai mở cho con người một con đường hoàn toàn mới. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng “Giới, Định, Huệ”, trừ bỏ những dục vọng bất lương của con người, vứt bỏ việc truy cầu đối với thất tình lục dục thì tâm mới trở nên thanh tịnh, từ đó mới có thể giúp người tu luyện nhập định, khai mở tiềm năng và trí huệ của bản thân; Đạo gia thông qua việc quan sát quy luật tự nhiên để đúc kết ra những kinh nghiệm sống cho bản thân.
Ví như, khi quan sát bốn mùa trong năm: mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở, mùa hè sinh trưởng, mùa thu thu hoạch, mùa đông cất giữ, mà tổng kết ra quy luật dưỡng sinh. Con người trong môi trường ‘Thiên nhân hợp nhất’ mà tu luyện thì có thể đạt được thân thể khỏe mạnh, tâm lý vui vẻ, từ đó có thể kéo dài sinh mệnh. Những người sống trường thọ trong lịch sử có rất nhiều. Đa phần là những người tu hành, một số khác là đại danh y, hay những bậc Thánh hiền. Họ không so đo tính toán những được mất của cá nhân và danh lợi trong cuộc đời.
Với cuộc sống điềm tĩnh và lánh mình vào nơi núi sâu để tu luyện, từ đó họ hiểu được ý nghĩa chân thực của cuộc đời, sinh mệnh và vũ trụ. Tuổi thọ của họ thông thường là trăm năm, có người sống đến trên nghìn năm, thậm chí đến vài nghìn năm; đối với chúng ta ngày nay mà nói là giống như mê tín và không thể tưởng tượng được. Những cao nhân ấy đều là những người đắc đạo, bởi vì đã buông bỏ tâm danh lợi, không thích tranh giành hay đấu đá với mọi người. Nhờ buông bỏ thất tình lục dục, nhiều người đã đột phá ra khỏi sinh tử, luân hồi của con người. Từ đó, vượt qua được những hạn chế về tuổi thọ của sinh mệnh.