tập nuôi ba ba

  • Thread starter thannong_pro
  • Ngày gửi
muốn thử nghiệm con vật này nên nuôi thử,ai có địa chỉ cung cấp con giống ở quảng nam,đà nẵng thi cho em nha.thanh kìu
 


Loài vật bò sát này nghe rất gần gũi thân thương đấy nhưng đến với nó còn xa xôi lắm bạn ạ. Nếu bạn thực sự thích nó, tôi sẽ tư vấn. Nuôi con này thắng lợi thành tỷ phú, thất bại cả nhà ra đường đi bán vé số dạo, hy vọng có ngày trả được nợ. Tôi không nói chơi , cũng không phải hù dọa bạn. Nhưng tôi nghĩ thành công sẽ nhiều hơn thất bại. Tôi hy vọng bạn có niềm tin chính nơi bản thân mình.
 
nuôi con này không khó quan trọng là chất lựong nguồn nước .làm gì đến nỗi bán vé số.nếu bác nuôi thử thì nuôi cá kết hợp với baba mật độ 1con/m2
 
Loài vật bò sát này nghe rất gần gũi thân thương đấy nhưng đến với nó còn xa xôi lắm bạn ạ. Nếu bạn thực sự thích nó, tôi sẽ tư vấn. Nuôi con này thắng lợi thành tỷ phú, thất bại cả nhà ra đường đi bán vé số dạo, hy vọng có ngày trả được nợ. Tôi không nói chơi , cũng không phải hù dọa bạn. Nhưng tôi nghĩ thành công sẽ nhiều hơn thất bại. Tôi hy vọng bạn có niềm tin chính nơi bản thân mình.
Bác ơi cho cháu hỏi tại sao nuôi ba ba lại rủi ro lớn thế ?
 
Nuôi con gì cũng thành tỷ phú được.
Ví dụ nuôi gà, thì đến đời cháu sẽ thành tỷ phú.
*
Nói nuôi ba ba, nếu thành công, thì đời bạn có
đủ cơm ăn, phải đời chắt mới thành tỷ phú được.
Chẳng thế mà ở Việt Nam nghề nuôi ba ba đã thành
công cả chục năm nay, mà bây giờ vẫn lẹt đẹt, nhiều
người còn chưa nghe đến bao giờ. Không như ngành
nuôi Trăn, nuôi Sấu, đã bao lần lên voi xuống chó.
*
Nuôi ba ba, cũng như nuôi Tôm, Cá, là giống ở dưới
nước. Vì vậy, khó nâng mật độ lên, phải tốn diện
tích, tức là chi phí nhiều. Diện tích là một đầu tư
khá tốn kém. Ngoài ra, nuôi con dưới nước thì dễ ô
nhiễm hơn con trên cạn, vì cho ăn lẫn vào môi trường
luôn. Con trên cạn, cho ăn có vương vãi, hay ỉa đái
thì cũng dễ quét dọn hơn, lâu ô nhiễm hơn. Vậy, nuôi
ba ba phải chi phí cho khoản nước sạch, và cũng phải
chi phí cho khoản nước thải nữa. Nuôi vật trên cạn có
thể ủ phân, không những không phải trả tiền đồ thải,
mà còn bán phân hữu cơ ra tiền nữa.
*
Ngoài cái khoản môi trường, là vấn đề đau đầu nhất,
thì đến vấn đề thức ăn. Ba ba ăn ít nhất 7 ký thức ăn
mới được 1 ký ba ba cân hơi (cân con còn sống). Nếu
ở lạnh như miền Bắc Việt Nam, thì phải 10 ký thức ăn.
Ở Trung Quốc thì phải 12 cho đến 14 ký thức ăn. Nói
tóm lại, nó ăn tốn gấp đôi các con khác. Nếu bạn bán
được hơn gấp đôi giá con khác thì hãy nuôi Ba ba.
*
Các vấn đề trên chỉ là nói khi xuôi chèo mát mái,
thành công trước mắt, chưa bàn đến rủi ro. Thật sự
tôi không biết nuôi ba ba có những bệnh tật gì, vì
ngày xưa tôi ở Việtnam thì chẳng con gì có bệnh cả.
Không hiểu sao bây giờ thì con gì cũng có hàng trăm
thứ bệnh. Khổ nỗi là các bệnh này chưa được nghiên
cứu đén nơi đến chốn, và có thuốc phòng và chữa được.
Mời bạn cứ tham khảo các bình luận về nuôi Tôm, Cá,
sẽ có khái niệm lờ mờ về nuôi Ba ba rủi ro thế nào.
*
 
E tưởng bác cho e ý kiến gì thiết thực chứ ...e đang nuôi 3000 con thương phẩm và mấy trăm con bố mẹ có sao đâu .3000 con thương phẩm 1 ngày xơi chết gần 200 ngàn tiền thức ăn nuôi trong vòng 14 tháng xuất bán trung bình hơn 400 ngàn /con (1,2 kg ).Ngoài ra thì tiền thuốc và men tiêu hóa ,điện ...không đáng kể ,lấy công làm lãi vẫn ngon thôi bác .
E muốn hỏi bác nào có ý kiến về sự rủi ro trong nghề nuôi ba ba hiện nay cho e 1 ý kiến ,xin cám ơn
 
Bạn cho bà con tham quan trại Ba Ba của bạn để mở mang tầm mắt.
Tôi muốn coi cống dẫn nước vào và cống thải nước ra của bạn.
Thích nhất là coi đàn Ba Ba mấy nghìn con nhao lên ăn mồi.
*
Còn rủi ro, như tôi đã nói, có bao giờ biết trước? Đi đêm lắm
thì có ngày gặp ma. Người ở Mỹ, ai cũng có cái rủi ro bị tai
nạn xe hơi. Mình không đụng người ta, thì người ta lại đụng mình.
Cứ ở trong nhà thì khó bị tai nạn xe hơi, nhưng nhà phải ở sâu
trong sân, chứ nhà mặt tiền thì xe nó cũng tông vào tận nơi.
Người già thì nhất định rủi ro rồi. Đó là chết. Càng cao tuổi
thì cái rủi ro này càng nhiều.
*
Kinh doanh cái gì cũng vậy. Khi trôi chảy, tiền vào như nước,
thì hãy để dành ra một góc, phòng khi rủi ro sạt nghiệp thì còn
có đồng ra mà làm lại từ đầu. Người lo xa thì lấy tiền ấy đầu
tư ngăn ngừa rủi ro: mua thêm diện tích, đổi trại đến nơi dễ
lấy nước sạch, dễ thải nước bẩn, hay là nuôi thưa ra. Các cách
chữa bệnh hay cho thuốc cho sinh vật vào nước để phòng bệnh
không thể hơn cách nuôi thưa và thay nước nhiều được. Chịu khó
đọc các bài bình luận ở Thuỷ Sản sẽ thấy ngay.
*
 



Back
Top