Tại huyện Thới Bình, do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.
Mỗi héc-ta trồng gừng sau khi trừ hết chi phí có thể thu về lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Con số này thật sự đã tạo được sự chú ý và hấp dẫn không ít nông dân trên địa bàn huyện. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, thời gian qua, có trên 180 ha mía sau khi thu hoạch người dân chuyển sang trồng gừng. Diện tích này dự báo sẽ tiếp tục tăng thời gian tới do nhiều bà con đang có dự định trồng vì giá gừng hiện đang ở mức khá cao.
Với giá cả hiện nay, gừng đang là cây trồng được người dân ưu tiên lựa chọn.
Tuy diện tích không lớn, chỉ khoảng 4 công nhưng gia đình anh Võ Minh Quân, ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông cũng trên 10 năm trồng mía. Tuy nhiên, hiện nay anh quyết định quay lưng với cây mía. Anh Quân tâm sự, cây mía thật sự không mang lại lợi nhuận nhiều. Sau khi bán hết mía anh sẽ trồng thử khoảng 500 m2 gừng vì thấy nhiều nhà xung quanh trồng gừng thu lợi cao.
Không riêng anh Quân mà nhiều người trong huyện Thới Bình cũng dự kiến sau khi thu hoạch mía sẽ đầu tư trồng gừng. Ðiều đó khiến ngành chức năng huyện lo ngại. Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Huỳnh Quốc Hoàng cho biết, nếu giữ được giá gừng như hiện nay, nông dân sẽ làm giàu rất nhanh. Tuy nhiên, một bài học thực tế cũng chính từ giá gừng vào năm 2012 người dân cần phải lưu tâm.
Thời gian đầu giá cũng tăng cao ngất ngưởng, thấy thế người dân đua nhau phát triển diện tích. Ðến chính vụ thu hoạch giá lại giảm chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg, khiến không ít người dân lao đao. Ngoài ra, ông Hoàng còn bày tỏ lo lắng, tuy chưa có nhà khoa học hay dự án nào chứng minh nhưng có nghe thông tin đất sau khi trồng gừng thì rất khó trồng lại các loại cây khác.
Trong vụ vừa qua, tuy chỉ trồng khoảng 300 m2 đất rẫy, gia đình anh Võ Thanh Tùng, ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông cũng thu về 80 triệu đồng. Trong niềm vui vừa trúng mùa, trúng giá nhưng anh Tùng cũng không khỏi băn khoăn về cách thu mua của các thương lái. Anh kể, sau khi thoả thuận giá thành công họ cho người vào thu hoạch. Thương lái đi mua gừng còn hơn mua vàng hay mua đất, toàn là tiền mệnh giá 500.000 đồng, hễ đến đâu ai chịu giá là họ bỏ cọc và sẵn sàng thêm tiền thuê người giữ chờ ngày thu hoạch.
Tuy hiện nay 1 ha gừng có thể mang về cho người dân lợi nhuận tính bằng tiền tỷ. Thế nhưng, để đầu tư trồng 1 ha gừng người dân cũng phải bỏ ra từ 300-400 triệu đồng. Ðây là khoản tiền không hề nhỏ nếu không suy tính kỹ trước khi đầu tư thì ranh giới giữa tỷ phú và trắng tay, mắc nợ là rất mong manh. Trước thực tế ấy, ông Hoàng cho biết, huyện cũng chỉ có thể chỉ đạo các xã và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không nên ồ ạt tăng diện tích gừng để tránh tình trạng giá giảm như những năm trước./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=35116
Mỗi héc-ta trồng gừng sau khi trừ hết chi phí có thể thu về lợi nhuận trên 1 tỷ đồng. Con số này thật sự đã tạo được sự chú ý và hấp dẫn không ít nông dân trên địa bàn huyện. Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, thời gian qua, có trên 180 ha mía sau khi thu hoạch người dân chuyển sang trồng gừng. Diện tích này dự báo sẽ tiếp tục tăng thời gian tới do nhiều bà con đang có dự định trồng vì giá gừng hiện đang ở mức khá cao.
Với giá cả hiện nay, gừng đang là cây trồng được người dân ưu tiên lựa chọn.
Tuy diện tích không lớn, chỉ khoảng 4 công nhưng gia đình anh Võ Minh Quân, ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông cũng trên 10 năm trồng mía. Tuy nhiên, hiện nay anh quyết định quay lưng với cây mía. Anh Quân tâm sự, cây mía thật sự không mang lại lợi nhuận nhiều. Sau khi bán hết mía anh sẽ trồng thử khoảng 500 m2 gừng vì thấy nhiều nhà xung quanh trồng gừng thu lợi cao.
Không riêng anh Quân mà nhiều người trong huyện Thới Bình cũng dự kiến sau khi thu hoạch mía sẽ đầu tư trồng gừng. Ðiều đó khiến ngành chức năng huyện lo ngại. Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Huỳnh Quốc Hoàng cho biết, nếu giữ được giá gừng như hiện nay, nông dân sẽ làm giàu rất nhanh. Tuy nhiên, một bài học thực tế cũng chính từ giá gừng vào năm 2012 người dân cần phải lưu tâm.
Thời gian đầu giá cũng tăng cao ngất ngưởng, thấy thế người dân đua nhau phát triển diện tích. Ðến chính vụ thu hoạch giá lại giảm chỉ còn khoảng 5.000 đồng/kg, khiến không ít người dân lao đao. Ngoài ra, ông Hoàng còn bày tỏ lo lắng, tuy chưa có nhà khoa học hay dự án nào chứng minh nhưng có nghe thông tin đất sau khi trồng gừng thì rất khó trồng lại các loại cây khác.
Trong vụ vừa qua, tuy chỉ trồng khoảng 300 m2 đất rẫy, gia đình anh Võ Thanh Tùng, ấp Nguyễn Tòng, xã Biển Bạch Ðông cũng thu về 80 triệu đồng. Trong niềm vui vừa trúng mùa, trúng giá nhưng anh Tùng cũng không khỏi băn khoăn về cách thu mua của các thương lái. Anh kể, sau khi thoả thuận giá thành công họ cho người vào thu hoạch. Thương lái đi mua gừng còn hơn mua vàng hay mua đất, toàn là tiền mệnh giá 500.000 đồng, hễ đến đâu ai chịu giá là họ bỏ cọc và sẵn sàng thêm tiền thuê người giữ chờ ngày thu hoạch.
Tuy hiện nay 1 ha gừng có thể mang về cho người dân lợi nhuận tính bằng tiền tỷ. Thế nhưng, để đầu tư trồng 1 ha gừng người dân cũng phải bỏ ra từ 300-400 triệu đồng. Ðây là khoản tiền không hề nhỏ nếu không suy tính kỹ trước khi đầu tư thì ranh giới giữa tỷ phú và trắng tay, mắc nợ là rất mong manh. Trước thực tế ấy, ông Hoàng cho biết, huyện cũng chỉ có thể chỉ đạo các xã và các ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân không nên ồ ạt tăng diện tích gừng để tránh tình trạng giá giảm như những năm trước./.
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
http://www.baocamau.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=35116