Theo chân thợ lặn tìm kiếm hải sản chết dưới đáy biển

khucthuydu

ĐT/zalo/fb: 0948.101010
Sáng 7/5, PV Dân trí đã cùng nhóm thợ lặn có thâm niên hơn 30 năm mưu sinh trên biển trực tiếp xuống vùng “biển chết”, cách cửa sông Nhật Lệ (TP Đồng Hới, Quảng Bình) khoảng 3 hải lý và thật hãi hùng khi chứng kiến từng rạn san hô đổi màu, hải sản chết la liệt tại đây...

Sở dĩ các ngư dân gọi là “biển chết” bởi nơi đây vốn là nguồn cung cấp tôm cá, hải sản giúp ngư dân có cuộc sống no ấm; nhưng giờ từng đàn tôm cá, hải sản đã chết la liệt, nằm xếp tầng dưới đáy biển.

Khoảng 10 giờ sáng, chiếc tàu cá 33CV của ngư dân Đặng Thế Dĩ (48 tuổi) ở xã Quang Phú, TP Đồng Hới cùng 2 thợ lặn có tiếng ở đất Quảng Bình là “kình ngư” Lê Xuân Hòa (36 tuổi) và Phạm Văn Trị (37 tuổi) thả neo xuôi dòng Nhật Lệ và thẳng tiến ra biển.

theo-chan-tho-lan-tim-kiem-hai-san-chet-duoi-day-bien.jpg

Hai "kình ngư" Lê Xuân Hòa và Phạm Văn Trị bắt đầu lặn xuống biển tìm kiếm và vớt cá, hải sản chết nằm xếp dưới đáy biển
Giữa tiếng gầm rú của con tàu khi băng qua những con sóng đánh mạnh vào mạn thuyền, ngư dân Dĩ thở dài: “Nói thật với nhà báo, là ngư dân chúng tôi chỉ biết sống nhờ biển, tuy nhiên khoảng hơn một tháng nay, cá tôm, hải sản… chết xếp tầng dưới đáy biển, trôi dạt trắng bờ khiến cuộc sống của ngư dân bị đảo lộn hoàn toàn”.

theo-chan-tho-lan-tim-kiem-hai-san-chet-duoi-day-bien.jpg

Dù liều mình lặn xuống đáy biển vớt hải sản chết, tuy nhiên các "kình ngư" này cũng rất lo lắng và sợ nước nhiễm độc ngấm vào cơ thể
Phóng tầm mắt ra phía biển khơi, ngư dân Dĩ tâm sự: “Nể nhà báo lắm nên chúng tôi mới chở đi đó. Nguyên nhân cá chết vì chất độc gì thì đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Có điều lặn xuống dưới đáy biển nhìn thấy tôm cá, hải sản… chết nằm xếp tầng mà xót xa. Hơn nữa lặn xuống đó cũng sợ chất độc hại ngấm vào người”.

Chủ tàu Dĩ (bìa phải) cùng một ngư dân khác hỗ trợ hai "kình ngư" xuống biển

Con tàu xuất phát được gần 1 giờ đồng hồ thì chủ tàu Dĩ thông báo thả neo, theo ông đây là khu vực cá và các loài hải sản khác chết rất nhiều. Ông Dĩ cùng một ngư dân khác chuẩn bị áo lặn và các dụng cụ cần thiết cho hai “kình ngư” Hòa và Trị xuống biển để bắt đầu cuộc tìm kiếm cá chết dưới đáy biển.

theo-chan-tho-lan-tim-kiem-hai-san-chet-duoi-day-bien.jpg


Ông Dĩ xót xa: “Tui làm nghề lặn đã hơn 30 năm nhưng đây là lần đầu tiên thấy hiện tượng cá chết trắng biển như thế này”.

theo-chan-tho-lan-tim-kiem-hai-san-chet-duoi-day-bien.jpg

Hàu, hải sâm... chết la liệt dưới đáy biển được các ngư dân vớt lên
Khoảng 30 phút ngâm mình dưới đáy biển, “chiến lợi phẩm” mà hai “kình ngư” Hòa và Trị vớt lên được chỉ là những rạn san hô đổi màu hồng thành trắng, từng con hải sâm, vẹm, sò, hàu… chết và đang trong quá trình phân hủy.

Khoảng 30 phút ngâm mình dưới đáy biển, hai "kình ngư" đã lên tàu rất vội vàng vì sợ nhiễm độc.

theo-chan-tho-lan-tim-kiem-hai-san-chet-duoi-day-bien.jpg

Và "chiến lợi phẩm" là một bao hải sản chết đang trong quá trình phân hủy và các rạn san hô đổi màu


"Kình ngư" Phạm Văn Trị xót xa trước bao "chiến lợi phẩm" là hải sản đã chết

Vừa lên khỏi mặt nước, hai “kình ngư” này đã vội vàng vào khoang tắm nước ngọt và thay quần áo vì sợ nguồn nước biển độc hại ngấm vào người. “Phía dưới đáy chỉ còn thấy xác chết của hải sản, các rạn san hô nằm lăn lóc và đang chuyển từ màu hồng sang trắng, còn xác tôm cá không còn nhìn thấy. Nước ở dưới tầng đáy cũng đen ngùm và bốc mùi hôi tanh rất khó chịu”, ngư dân Trị cho hay.

theo-chan-tho-lan-tim-kiem-hai-san-chet-duoi-day-bien.jpg


Ông Đặng Thế Dĩ (bìa phải) nói với PV Dân trí rằng, bình thường rạn san hô này có màu đỏ, tuy nhiên khoảng một tháng trở lại nay thì nó đã chuyển thành màu trắng.

Trong một diễn biến khác, vào sáng nay, 7/5, một đoàn công tác của Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường biển (MGMC) thuộc Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (VASI) cùng một nhóm thợ lặn ở Nha Trang đã phối hợp với Sở TN&MT Quảng Bình có chuyến khảo sát, tìm kiếm ở khu vực cá chết xếp tầng ở vùng biển cách cửa sông Nhật Lệ khoảng 3 hải lý.

Trung tâm Điều tra tài nguyên – môi trường biển (MGMC) thuộc Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam (VASI) chuẩn bị khảo sát.

Theo ghi nhận của PV Dân trí, ngay từ sáng sớm đoàn đã chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ cần thiết cho cuộc khảo sát, tuy nhiên đến khoảng 12 giờ trưa, tàu của đoàn mới thả neo. Đến khoảng gần 13 giờ chiều cùng ngày, khi đoàn công tác này tiếp giáp với tàu của PV Dân trí đang tác nghiệp, đoàn yêu cầu chúng tôi quay vào bờ, còn họ bắt đầu cho cuộc khảo sát.

Đến khoảng gần 13h chiều 7/5, tàu của đoàn công tác tiếp giáp với tàu của PV và các thợ lặn.

Dân trí sẽ sớm thông tin kết quả chuyến khảo sát của đoàn công tác đến bạn đọc.

Đặng Tài (http://dantri.com.vn/xa-hoi/theo-ch...-san-chet-duoi-day-bien-20160507150131583.htm)
 


Chọn cá tôm hay chọn nhà máy = chọn sống trường thọ hay chết trẻ .
Thời chiến tranh thì người Việt bị chà đạp bởi Dioxin _ ( chất độc màu da cam ) . Thời bình thì người Việt phải vào bệnh viện Ung Bướu vì nhà máy Đài Loan và phụ gia thực phẩm của Trung Quốc . Nếu nhà nước không giải quyết các hiểm hoạ này triệt để thì gen di truyền cho con cháu người Việt Nam sau này sẽ toàn gen lỗi ( rất dễ bị bệnh Ung Thư ) .
 
Sao bài này lại được đăng nhỉ? Có lẽ để giảm mức độ khốc liệt nên mới không trang bị máy phim chụp ảnh cho thợ lặn. Làm vậy em nghĩ nó sẽ vẽ lên cảnh tượng hoành tráng lắm và sự tác động đến độc giả sẽ hoành tráng theo. Thế nên mới chọn miêu tả bằng lời và ảnh vài con cá vài rặng san hô vớt lên bờ. Rõ chán!
 
Tính mình khi nghe chuyện gì, đều không tin ngay mà phải suy đi, xét lại...
Cả ngày hôm nay lẩn quẩn suy nghĩ mãi mà không tự giải đáp được: Theo nguyên lý, bất kỳ động vật nào chết dưới nước đều phải nỗi lên sau một thời gian nhất định; đó là vì sau khi chết, các loại khí sẽ tích tụ trong khoang bụng của xác chết, vô tình tạo cho xác thối trở thành cái bong bóng. Khí nhẹ hơn nước và sức đẩy ácsimét sẽ đẩy nó nỗi lên mặt nước.
Vậy mà những con cá chết ở Quảng Bình chết chìm, nằm sắp lớp dày đến 5 tấc dưới đáy biển?
Hay nó "ăn" nhiều kim loại nặng quá? Cũng không đúng, vì chỉ cần nồng độ rất nhỏ kim loại nặng ngấm vào cơ thể là đủ giết con cá ngay tức khắc; và khi đã chết, xác cá không thể dung nạp thêm kim loại nặng nữa!
Hôm nay các thợ lặn và các nhà khoa học đã mang máy quay chuyên dùng để quay và lấy mẫu nước, trầm tích và xác cá dưới đáy biển ở Quảng Bình.
Đang chờ xem kết quả ra sao? Nếu quả thật có chuyện cá chết nằm sắp lớp dưới đáy biển, giới khoa học thế giới sẽ ồ ạt xin vào VN để "ngâm kíu" một hiện tượng chưa từng có !
 
Sao bài này lại được đăng nhỉ? Có lẽ để giảm mức độ khốc liệt nên mới không trang bị máy phim chụp ảnh cho thợ lặn. Làm vậy em nghĩ nó sẽ vẽ lên cảnh tượng hoành tráng lắm và sự tác động đến độc giả sẽ hoành tráng theo. Thế nên mới chọn miêu tả bằng lời và ảnh vài con cá vài rặng san hô vớt lên bờ. Rõ chán!

Nói thật với bạn mấy ngày nay những thông tin này cũng bị kiểm duyệt ghê lắm , quan điểm là miễn bình luận . Sáng nay vô mấy đường lớn trong trung tâm thành phố còn không được kìa , hàng rào được dựng lên ngăn chặn không cho " bỉnh tiều "
 
Tính mình khi nghe chuyện gì, đều không tin ngay mà phải suy đi, xét lại...
Cả ngày hôm nay lẩn quẩn suy nghĩ mãi mà không tự giải đáp được: Theo nguyên lý, bất kỳ động vật nào chết dưới nước đều phải nỗi lên sau một thời gian nhất định; đó là vì sau khi chết, các loại khí sẽ tích tụ trong khoang bụng của xác chết, vô tình tạo cho xác thối trở thành cái bong bóng. Khí nhẹ hơn nước và sức đẩy ácsimét sẽ đẩy nó nỗi lên mặt nước.
Vậy mà những con cá chết ở Quảng Bình chết chìm, nằm sắp lớp dày đến 5 tấc dưới đáy biển?
Hay nó "ăn" nhiều kim loại nặng quá? Cũng không đúng, vì chỉ cần nồng độ rất nhỏ kim loại nặng ngấm vào cơ thể là đủ giết con cá ngay tức khắc; và khi đã chết, xác cá không thể dung nạp thêm kim loại nặng nữa!
Hôm nay các thợ lặn và các nhà khoa học đã mang máy quay chuyên dùng để quay và lấy mẫu nước, trầm tích và xác cá dưới đáy biển ở Quảng Bình.
Đang chờ xem kết quả ra sao? Nếu quả thật có chuyện cá chết nằm sắp lớp dưới đáy biển, giới khoa học thế giới sẽ ồ ạt xin vào VN để "ngâm kíu" một hiện tượng chưa từng có !

Bác thử đọc qua cái này:http://khoahoc.tv/vi-sao-ca-chet-lai-noi-18582

Ý kiến của em là:
1. Có thể lượng oxy trong nước biển sẽ giảm cực thấp hoặc gần như không có nữa lúc này cá sẽ chết chìm, cái này mấy bác biết về hóa học chắc tìm ra ngay.

2. Nước độc quá nên các vi sinh vật phân hủy xác cá tạo ra khí cũng chết sạch. Sẽ không có sự phân hủy xác cá tạo ra khí nên nó không nổi. Còn nói nước tầng đáy bốc mùi hôi tanh rất khó chịu em nghĩ là nhà báo viết không chuẩn vì thợ lặn họ thở bằng dưỡng khí làm sao mà ngửi được.
Nói thật với bạn mấy ngày nay những thông tin này cũng bị kiểm duyệt ghê lắm , quan điểm là miễn bình luận . Sáng nay vô mấy đường lớn trong trung tâm thành phố còn không được kìa , hàng rào được dựng lên ngăn chặn không cho " bỉnh tiều "
Thì thế nên em mới thắc mắc! Đang bịt kín lúc nước sôi lửa bỏng tự nhưng lại mở ra bơm 1 bài. Chẳng khác nào thêm tý dầu cho tăng nhiệt. Hay là Cảng và Nhà Nghỉ nội bộ có bất đồng nhỉ?
 
Có rất nhiều hải sản không nên ăn, có thể gây chết người! :3
 

Nghe đâu mấy hôm nay người dân ở các tỉnh miền Trung đang biểu tình chống Famosa nhưng nhà nước đang bưng bít thông tin
 


Back
Top