Thu hái, bảo quản dâu tây đúng cách

Dâu tây, loại quả đặc sản có giá trị sử dụng và cho giá trị kinh tế rất cao của một số vùng có điều kiện khí hậu mát mẻ, thích hợp như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La)…
<TABLE cellSpacing=2 cellPadding=2 width=200 align=left border=0><TBODY><TR><TD>
02082010144501.JPG
</TD></TR><TR><TD bgColor=#e2e2e2>Thu hái dâu tây.</TD></TR></TBODY></TABLE>Tuy nhiên, là loại quả mọng, nhiều nước nên dâu tây rất dễ hư thối, gây thiệt hại rất lớn do nắng nóng hoặc thu hái, bảo quản không đúng cách. Nhằm giúp bà con có cách thu hái, bảo quản dâu tây tươi tốt hơn chúng tôi giới thiệu kinh nghiệm của một số nhà vườn ở tổ 3, phường 8, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng):

Thu hoạch:
- Tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ xa hay gần để xác định độ chín thu hái cho phù hợp: nếu thị trường gần nên thu hoạch khi có 75% số quả trên ruộng có màu đỏ hồng ở 1/3 tính từ đáy quả. Trong trường hợp thị trường ở xa phải vận chuyển dài ngày, nên thu hoạch khi có từ 20 đến 40% số quả có màu đỏ hoặc hồng để chúng chín từ từ trên đường vận chuyển cho tới nơi tiêu thụ là vừa.
- Cách nhận biết độ chín của quả: quả còn non có màu xanh lục ánh trắng rồi dần dần chuyển màu hồng rồi màu đỏ khi đã chín. Khi gần chín tai quả cong lên, da bón và có mùi thơm đặc trưng của dây tây.
- Thu hái quả lúc sáng sớm (7-10 giờ) hoặc chiều mát (16-18 giờ), lúc trời mát, ráo sương; tránh thu hái vào những lúc nắng to hoặc những ngày mưa.
- Dùng tay bấm nhẹ cuống quả để thu chọn những quả đủ tiêu chuẩn đặt nhẹ nhàng vào các rổ thưa có lót giấy mềm. Mỗi rổ thu quả chỉ nên chứa khoảng 5-7kg để tránh làm quả bị dập nát. Thu đến đâu đưa nhanh về nơi phân loại, đóng gói và bảo quản đến đó, tránh để dâu bị phơi dưới nắng làm hỏng mã quả, giảm chất lượng.
15943521253852297.jpg


Phân loại, đóng gói, bảo quản, vận chuyển:
- Nhặt sạch lá, rơm rạ còn sót lại và phân quả thành các loại theo kích cỡ, mục đích sử dụng: loại 1 (quả to đẹp, chín đều, không sâu bệnh, không dập nát) và loại 2 (quả vừa đẹp, không sâu bệnh, không dập nát) để tiêu thụ dưới dạng ăn tươi hoặc làm nguyên liệu chế biến cho các nhà máy; loại 3 (quả nhỏ, sâu, dập nát, quả chín không đều hoặc quá chín) dùng để chế biến nước quả, làm mứt…
- Dâu tây được ngâm trong dung dịch nước ôzôn (O3) nồng độ 140ppm trong 5 phút rồi đem chần với hơi nước sôi ở nhiệt độ 100<SUP>o</SUP>C trong thời gian 3 phút. Tiếp theo sử dụng chế phẩm Chitosan phun đều lên bề mặt quả để khô trong 3 giờ rồi đóng gói và đưa vào bảo quản trong kho lạnh ở điều kiện nhiệt độ từ 0 đến 2<SUP>o</SUP>C, ẩm độ không khí từ 90-95%. Sau 30 ngày bảo quản tỷ lệ dâu tây bị hư hỏng là 6%, tỷ lệ giảm khối lượng do mất nước là khoảng 4%, độ Brix tăng từ 10,23 lên 15,14%, chi phí bảo quản mất 215.000 đồng/tấn sản phẩm. Tùy theo mục đích sử dụng mà có các cách đóng gói khác nhau: Nếu để cung cấp cho các siêu thị bán lẻ, ăn tươi thì đóng gói từ 0,5-1kg/hộp, các quả được xếp theo từng lớp xen kẽ, lớp dưới cùng để cuống quả quay xuống dưới, các lớp giữa cuống quả quay vào nhau, lớp trên cùng cuống quả quay lên trên; nếu để làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp có thể đóng gói từ 10 đến 20kg/thùng.
Trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản trong kho không được xếp chồng các thùng lên nhau mà phải có giá đỡ bằng gỗ hoặc giàn sắt vừa tránh dập nát đồng thời tạo khe hở cho không khí lưu thông giữa các lớp thùng.

dau%20tay%201.jpg


nguồn:http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/2/2/2/57171/Default.aspx
 




Back
Top