THƯ KÊU GỌI TỪ THIỆN

Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
30510417524_90f348dc1a_o.jpg

Kính thưa các bác các anh chị em cộng đồng diễn đàn Agriviet.

Đón nhận thông tin từ một số anh em trong diễn đàn agriviet, vừa qua chúng tôi có chuyến đi thực tế tại bản Nậm Khăn, xã Tà Mít, Huyện Tân Uyên, Lai Châu.

Là một bản tái định cư sau khi di dời khỏi lòng hồ công trình thủy điện Bản Chát, Lai Châu, Bản có 644 nhân khẩu là người dân tộc Thái. Nhân dân sống chủ yếu vào nghề rừng và trồng lúa nhưng diện tích rất ít, kỹ thuật thâm canh hạn chế nên cái nghèo cái đói vẫn thường xuyên diễn ra. Là 1 bản xa nhất của huyện Tân Uyên, đường vào phải qua gần 60km đường bộ và gần 20 km đường thủy nên điều kiện đi lại rất hạn chế. Mặc dù cũng được các chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước đối với vùng dân tộc nhưng so sánh đời sống của bà con nơi đây với những nơi khác đúng là còn quá vất vả. Khi đoàn chúng tôi đến trời cũng đã khá lạnh mà một số các các em nhỏ vẫn cởi trần chơi với đất cát. Cùng dòng máu Việt Nam mà các em còn khổ quá. Cái mặc thì thế, cái ăn cũng chẳng có gì khá với rau là chủ yếu. Một số hộ còn chưa có nhà ở vì lý do quá khó khăn.

Với tấm lòng của một người con đất Việt và tinh thần của một số anh em trên diễn đàn. Chúng tôi mạnh dạn kêu gọi cộng đồng diễn đàn Agriviet.com, ban quản trị website Agriviet.com, những người nông dân đất Việt, những nhà hảo tâm, doanh nhân có tấm lòng hỉ xả hãy chung tay góp sức cùng chúng tôi giúp đỡ bà con bản Nậm Khăn bằng chương trình cụ thể như sau:

1- Mời các kỹ sư, kỹ thuật viên nông nghiệp lên chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm cho bà con, giúp bà con tiếp cận được kỹ thuật trồng trọt , chăn nuôi...để tự làm ra sản phẩm.

2- Giúp đỡ bà con bằng vật chất cụ thể là hỗ trợ xây dựng nhà tạm cho 1 số hộ chưa có nhà ở, tặng các em ở Trường Tiểu học 70 bộ quần áo ấm mùa đông...

Thời gian phát động từ nay đến 15/2/2017, chúng tôi sẽ cập nhật liên tục trên diễn đàn và trên trang Facabook: Hội Agriviet Miền Bắc

Mọi đóng góp xin liên hệ với ban liên lạc Hội Agriviet Miền bắc:

1. 7anh-4( Mr. Nguyễn ngọc Ánh)
0988094451- Hà Nội
C5403K.jpg

2.Hồ Hữu Thức – 0986808681- Lai Châu
3.Voquyvinh (Mr Võ Quý Vinh) 0936363785- Hà Nội
4.di len lam giau( Mr. Trần văn Thủy) 0946526645- Vĩnh Phúc
5.Matdaibang08 (Mr Phạm tiến Minh) 01234890118- Quảng Ninh
6.CuTyNuoiRong(Mr. Lê văn Đoàn)0989850006- Bắc Ninh
7.Bietrausach(Mr Nguyễn Hiểu Biết) 0982910588- Hà Nội,
8.Miss Loan Nguyễn 0984790202 - Sài Gòn.
tài khoản 2206205203700 – Ngân hàng Nông Nghiệp chi nhánh Chương Mỹ. Hà Nội, tên chủ thẻ: Nguyễn Ngọc Ánh, xin ghi rõ là tiền hỗ trợ bản Nậm Khăn

Xin trân trọng cảm ơn!
 


Last edited by a moderator:
Nếu là bản tái định cư thuộc chương trình của nhà nước thì tại sao không có nhà để tái bố trí nhỉ ? Tiền chạy đi đâu ? Chính quyền đã làm những gì để hỗ trợ ổn định đời sống cho Bà, con ? Việc hỗ trợ có những ưu, khuyết điểm gì ? Cách thức Bà, con tiếp nhận hỗ trợ và sử dụng nguồn hỗ trợ thế nào ?
Cần nắm rõ mọi thông tin thì mới có biện pháp hiệu quả được.
 
Nếu là bản tái định cư thuộc chương trình của nhà nước thì tại sao không có nhà để tái bố trí nhỉ ? Tiền chạy đi đâu ? Chính quyền đã làm những gì để hỗ trợ ổn định đời sống cho Bà, con ? Việc hỗ trợ có những ưu, khuyết điểm gì ? Cách thức Bà, con tiếp nhận hỗ trợ và sử dụng nguồn hỗ trợ thế nào ?
Cần nắm rõ mọi thông tin thì mới có biện pháp hiệu quả được.
ban đầu thì có nhưng sau đó hoàn cảnh gia đình nên hiện tại họ không có nhà
chính quyền cũng quan tâm và hỗ trợ nhiều nhưng do nhận thức của bà con rất hạn chế và xa trung tâm nên cũng còn rất nhiều khó khăn
 
hôm nào anh em có lên gặp nhau ở hà nội để bàn việc thêm không anh
Có gì anh em mình chat nhóm thôi, mỗi lần tổ chức như thế tốn kém cho anh em lắm, dành tiền đó cho các cháu vùng cao đi
 
Nếu là bản tái định cư thuộc chương trình của nhà nước thì tại sao không có nhà để tái bố trí nhỉ ? Tiền chạy đi đâu ? Chính quyền đã làm những gì để hỗ trợ ổn định đời sống cho Bà, con ? Việc hỗ trợ có những ưu, khuyết điểm gì ? Cách thức Bà, con tiếp nhận hỗ trợ và sử dụng nguồn hỗ trợ thế nào ?
Cần nắm rõ mọi thông tin thì mới có biện pháp hiệu quả được.
Năm 2008 bắt đầu giải ngân cho các hộ tái định cư. Hồi đó, huyện cũng cử cán bộ ngân hàng đến tận nơi vận động bà con dùng tiền được giải ngân gửi tiết kiệm, tuy nhiên cũng chỉ một thời gian sau bà con rút gần như hết.
Việc hỗ trợ cho bà con tái định cư với khẩu hiệu "tất cả cho dòng điện để phát triển đất nước" Đoàn thanh niên cả huyện cũng chung tay chung sức với bà con.
Việc hỗ trợ có ưu điểm là trực tiếp đến được với bà con, tuy nhiên khuyết điểm ở chỗ không tập huấn trước cho bà con cách tiêu tiền.
Năm 2009-2010 lượng tiền đổ về các chợ huyện lân cận là rất lớn. Vì bà con Tái định cư đi chợ mua sắm rất nhiều.
Tuy nhiên, lượng tiền đó cũng chỉ dừng ở mức hỗ trợ chứ đâu có nhiều.
- Cái khó nữa, ở chỗ bà con trước đến giờ quen với hình thức du canh du cư. Không quen sản xuất thâm canh. Cán bộ huyện cũng cấp trâu bò dê gà cá rau cây... nhưng bà con cũng chỉ làm được 1 lần không duy trì được, trong khi đó kinh phí nhà nước chỉ hỗ trợ 1 lần.
- Đến giờ, sau 6 năm đời sống bà con cũng có phần khác đi nhiều - nhưng tựu chung là vẫn còn đói khổ. Điện đã có về bản, nhưng khó khăn về nhận thức và khó khăn về giao thông vẫn là trở ngại chính để phát triển kinh tế xã hội cho bản này. Hiện nay huyện cũng đã tiến hành xây dựng đường giao thông - tuy nhiên đường quá dài và địa hình hiểm trở (gồm rất nhiều cuầ cống kè và các công trình trên tuyến) nên tiến độ không thể nhanh được, có nhanh cũng phải vài ba năm mới hoàn thành.
Sốc với hình ảnh giáo viên trèo đèo lội suối dạy học "gây bão" trên mạng

Mới đây, thầy Tô Hồng Điệp, hiệu trưởng Trường mầm non Tà Mít (xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu) đã đăng những hình ảnh ấn tượng trong việc cắm bản đứng lớp dạy học của giáo viên trường qua mạng xã hội, được mọi người chia sẻ và bình luận rất nhiều.

Đó là hình ảnh các giáo viên từ trung tâm huyện đi vào xã Tà Mít phải băng qua một vách núi dựng đứng, với lối đi chỉ vừa một người đi, phía dưới là dòng sông đang cuộn chảy. Chỉ cần một chút sơ sẩy, giáo viên có thể bị rớt xuống sông nguy hiểm tính mạng. Để qua được đoạn đường, người trước phải nắm tay người sau, hoặc cố bám hai tay vào dây leo trên vách núi hoặc bám tay vào các mỏm đá.
soc-voi-hinh-anh-giao-vien-treo-deo-loi-suoi-day-hoc-gay-bao-tren-mang.jpg

Các giáo viên trường mầm non Tà Mít đang nắm tay nhau vượt qua vách núi cheo
leo, hiểm trở chỉ vừa đặt bàn chân, phía dưới là dòng sông đang cuồn cuộn chảy

soc-voi-hinh-anh-giao-vien-treo-deo-loi-suoi-day-hoc-gay-bao-tren-mang.jpg

Một giáo viên phải nắm đoạn dây leo để tránh trượt chân xuống vách núi
soc-voi-hinh-anh-giao-vien-treo-deo-loi-suoi-day-hoc-gay-bao-tren-mang.jpg

Người đi trước nắm tay người đi sau, mà chỉ một chút sơ sểnh là tính mạng sẽ nguy hiểm
soc-voi-hinh-anh-giao-vien-treo-deo-loi-suoi-day-hoc-gay-bao-tren-mang.jpg

Nguy hiểm là vậy, nhưng tuần nào các giáo viên cũng phải phân công nhau từ điểm trường ra trung tâm huyện mua lương thực, thực phẩm để đem vào sinh hoạt cho giáo viên và học sinh cả tuần
soc-voi-hinh-anh-giao-vien-treo-deo-loi-suoi-day-hoc-gay-bao-tren-mang.jpg

Ở một đoạn khác, giáo viên phải lội sông nước cao đến đầu gối. Dòng sông đục ngầu, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm bên dưới nên người trước vừa đi vừa “dò đường” cho người đi sau.

Từ trung tâm huyện vào xã Tà Mít, phương tiện di chuyển chủ yếu bằng thuyền thuê người dân chở, trung bình từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/người. Đoạn di chuyển bằng thuyền mất khoảng 2 tiếng rưỡi, sau đó giáo viên phải chuyển sang đi bộ, lội sông do mùa này nước sông cạn, thuyền không đi được. Có đoạn khác giáo viên phải băng đèo, vượt núi quanh co hiểm trở, mất thêm ít nhất 1 tiếng đồng hồ nữa mới vào được đến trường. Mỗi ngày cũng chỉ có 1, 2 chuyến đò nên nhiều khi giáo viên phải đợi cả ngày mới có lượt chở. Nhưng đặc biệt vất vả nhất là giáo viên không chỉ đi tay không mà ai cũng phải xách thêm lương thực, thực phẩm để sinh hoạt suốt cả tuần ở điểm trường.

Không chỉ vượt núi mà giáo viên còn phải lội sông, đi bộ mất cả tiếng đồng hồ và đi thuyền hơn 2 tiếng đồng hồ trên đoạn đường gần 75km từ trung tâm huyện vào xã Tà Mít để dạy học

Thầy Tô Hồng Điệp cho biết, Trường mầm non Tà Mít gồm 1 điểm trường chính ở bản Ít Chom và 1 điểm lẻ ở bản Nậm Khăn, xã Tà Mít, với tổng số học sinh là 145 em. Riêng ở điểm lẻ Tà Mít có 73 em học sinh chia thành 3 lớp. Cũng ở điểm trường Tà Mít còn có khối tiểu học với 145 học sinh. Điểm trường lẻ Tà Mít ở khối mầm non có 6 giáo viên, đều là nữ cắm bản dạy học. Khối tiểu học có 9 giáo viên cắm bản.

“Các giáo viên đến từ nhiều tỉnh, có người ở Sơn La, có người ở Phú Thọ, có người ở Lai Châu. Họ đều có gia đình nhưng gia đình ở quê chứ không theo cùng. Mỗi năm, những ngày nghỉ lễ, tết thì các giáo viên mới tranh thủ ghé về thăm gia đình, còn lại là cắm bản dạy học. Họ phải cắm bản dạy học ít nhất 3 năm, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì mới được luân chuyển về điểm trường chính”, thầy Điệp cho biết.

Cũng theo thầy Điệp, giáo viên và học sinh ở điểm trường Tà Mít không những vất vả, gian khó trong công tác dạy và học mà còn trong việc sinh hoạt cuộc sống, đặc biệt là nguồn lương thực, thực phẩm dành cho sinh hoạt hàng ngày.

“Cứ vào chiều thứ 6, các thầy cô giáo lại phân công nhau ra thị trấn, cách điểm trường 75km để mua thức ăn cho toàn bộ giáo viên và học sinh của trường dùng cho cả tuần. Các thầy cô đi từ thứ 6 và đến chiều chủ nhật mới vào lại được điểm trường. Ở đây mỗi học sinh mầm non được hưởng chế độ trợ cấp của nhà nước là 6.000 đồng/ngày. Giáo viên thì chỉ sống bằng lương, với mức lương trung bình khoảng 5,7 triệu đồng/người. Họ vừa chi tiêu vừa tiết kiệm để gửi về gia đình chăm lo cho con cái”, thầy Điệp cho biết thêm.

Khó khăn, gian khổ là thế, nhưng các thầy cô ở các điểm trường dường như đã quá quen nên chẳng ai kêu khổ nữa, mà vẫn ngày đêm bám trường, bám lớp để mang cái chữ đến với học sinh vùng cao và vùng sâu như xã Tà Mít.

“Tôi chia sẻ những hình ảnh nói trên chỉ đơn giản là để mọi người có góc nhìn thông cảm và chia sẻ hơn với nỗi vất vả của giáo viên cắm bản, đặc biệt là ở những điểm trường vùng sâu vùng xa như Tà Mít”, thầy Điệp trải lòng.

Thế Nam
 
Last edited:
Những viên đá dưới chân họ trên con đường ấy ai biết nó rơi khi nào??!! Thật là nguy hiểm quá đi!:Downheart:
 

Ủng hộ quần áo cũ có được không ah? Và hình thức gửi như thế nào các Anh?
Vì thấy đường đi quanh co, khó khăn như thế này thì không biết phương thức vận chuyển như thế nào cho hợp lý?
Cảm ơn tấm lòng cao cả của những người không ngại khó, ngại khổ!
Rất trân trọng!
 
Ủng hộ quần áo cũ có được không ah? Và hình thức gửi như thế nào các Anh?
Vì thấy đường đi quanh co, khó khăn như thế này thì không biết phương thức vận chuyển như thế nào cho hợp lý?
Cảm ơn tấm lòng cao cả của những người không ngại khó, ngại khổ!
Rất trân trọng!
Nếu chị ở khu vực Hà Nội có thể liên lạc với anh Biết hoặc anh Ánh để gửi quà, nếu chị ở khu vực Tp.HCM có thể liên hệ với Loan để gửi. Còn khu Tây bắc thì gọi cho em 01234888800
 
xin đăng lại bài viết của mình chương trình Áo ấm mùa đông năm 2013
ÁO ẤM MÙA ĐÔNG
Mùa đông rẻo cao
Từng cơn gió quật vào da buốt lạnh
Em co ro lấm lem tà áo mảnh
Rách nát, mỏng manh, chân đất, đầu trần.

Trường xa nhà, em lội suối qua nương
Chân cứng đá mềm đi tìm con chữ
Đạm bạc bữa cơm rau rừng không đủ
Khoai sắn, măng tre, nước suối qua ngày
Thương lắm những ánh nhìn , xót lắm những bàn tay
Bé nhỏ mà sao đã san chai vì vất vả.

Em ơi!
Các anh đây!
Cũng người Việt Nam da vàng máu đỏ
Cùng là con của một mẹ Âu cơ
Bỏng cháy khát khao ngày tháng ước mơ
Đất nước mình mạnh giàu cho các em bớt khổ.

Trong cơn khốn khó
Mơ ước chưa thành
Thì cũng xin cùng các chị các anh
Chia sẻ cùng em một manh áo ấm
Qua nhé mùa đông những ngày rét đậm
Quà của miền xuôi, của chân thiện từ tâm.

TIỂU LONG-1-2003
 
Nhìn các Thầy, Cô cheo leo vách núi đem cái chữ cho các cháu mà muốn ứa nước mắt. Nghĩ lại càng căm cái bọn đã đề xuất, phê duyệt cái công trình tưởng niệm trăm tỉ của ngành điện.
 
Nếu chị ở khu vực Hà Nội có thể liên lạc với anh Biết hoặc anh Ánh để gửi quà, nếu chị ở khu vực Tp.HCM có thể liên hệ với Loan để gửi. Còn khu Tây bắc thì gọi cho em 01234888800
thanks b!
Mình liên hệ được với Mr Biết rồi,
Note:
Nhìn hình ảnh mình nghĩ, nếu có một hai sợi dây thừng, có các nút buộc thắt dọc theo dây, và buộc chắc, cố định ở hai đầu, được chăng xung quanh vách núi cheo leo kia thì sẽ hỗ trợ việc đi lại khó khăn của thầy cô hơn. Mình nghĩ vậy, không biết có thể khả thi không?! :(
Chúc một tuần mới tốt lành!
 
Kế hoạch chương trình từ thiện của thành viên Agriviet.com thực hiện thiện nguyện cho Trường Tiểu học xã Tà Mít với một số nội dung sau:
1. Thành phần tham gia
- Đại diện Huyện Đoàn huyện Tân Uyên
- Đại diện Phòng Giáo dục & đào tạo huyện Tân Uyên
- Thành viên Agriviet.com dự kiến 8 người
- Đại diện UBND xã Tà Mít
- Giáo viên và 132 học sinh trường tiểu học xã Tà Mít điểm trường trung tâm.
2 . Quà học sinh Tiểu học
- 113 áo ấm tại điểm trường Nậm Khăn
- 132 suất quà nhu yếu phẩm tại điểm trường trung tâm (gồm mỳ tôm, bánh, sữa) - 20 suất học bổng trị giá mỗi suất là 200.000 đồng
3. Chương trình cụ thể:
- 8h30 - 9hh00 đón tiếp và ổn định tổ chức.
- 9h - 9h10 Đại diện thành viên Agriviet.com đọc phát biểu.
- 9h10- 9h20 Đại diện UBND xã Tà Mít đọc phát biểu.
- 9h20-9h40 Phát học bổng cho 20 em học sinh (danh sách do nhà trường lập)
- 9h40 - 10h Tặng quà nhu yếu phẩm cho 132 em học sinh tại điểm trường trung tâm xã Tà Mít.
- 10h - 10h30 Đại diện nhà trường nhận 113 áo ấm cho các em ở điểm trường Nậm Khăn trường tiểu học xã Tà Mít.
- 10h30-11h Nhà trường phát biểu và bế mạc chương trình.
 
Kế hoạch chương trình từ thiện của thành viên Agriviet.com thực hiện thiện nguyện cho Trường Tiểu học xã Tà Mít với một số nội dung sau:
1. Thành phần tham gia
- Đại diện Huyện Đoàn huyện Tân Uyên
- Đại diện Phòng Giáo dục & đào tạo huyện Tân Uyên
- Thành viên Agriviet.com dự kiến 8 người
- Đại diện UBND xã Tà Mít
- Giáo viên và 132 học sinh trường tiểu học xã Tà Mít điểm trường trung tâm.
2 . Quà học sinh Tiểu học
- 113 áo ấm tại điểm trường Nậm Khăn
- 132 suất quà nhu yếu phẩm tại điểm trường trung tâm (gồm mỳ tôm, bánh, sữa) - 20 suất học bổng trị giá mỗi suất là 200.000 đồng
3. Chương trình cụ thể:
- 8h30 - 9hh00 đón tiếp và ổn định tổ chức.
- 9h - 9h10 Đại diện thành viên Agriviet.com đọc phát biểu.
- 9h10- 9h20 Đại diện UBND xã Tà Mít đọc phát biểu.
- 9h20-9h40 Phát học bổng cho 20 em học sinh (danh sách do nhà trường lập)
- 9h40 - 10h Tặng quà nhu yếu phẩm cho 132 em học sinh tại điểm trường trung tâm xã Tà Mít.
- 10h - 10h30 Đại diện nhà trường nhận 113 áo ấm cho các em ở điểm trường Nậm Khăn trường tiểu học xã Tà Mít.
- 10h30-11h Nhà trường phát biểu và bế mạc chương trình.
Chương trình còn đang thiếu 1 phần kinh phí, rất mong được sự chung tay giúp đỡ của Quý thành viên Agriviet
 
đã có thông báo đủ rồi mà. có nợ nần gì đâu chứ. xong việc không nên nói lại làm gì. bà con phấn khởi......
 
Status
Không còn mở để tiếp tục thảo luận
Bài viết có nội dung tương tự


Back
Top