Gửi bài viết
Menu
Diễn đàn
Media
Resources
Có gì mới
Chăn nuôi
Trồng trọt
Thủy sản
Sinh vật cảnh
Mua & bán
Việc làm nông nghiệp
Cửa hàng Agriviet
Đăng nhâp
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
By:
Media
Resources
Menu
Đăng nhâp
Đăng ký
Diễn đàn
Kiến thức Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng trọt
Thủy canh toàn tập - Vì sao chúng ta phải khổ?
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trả lời vào chủ đề
Bài viết
<p>[QUOTE="EbooksHunter, post: 1046152, member: 161572"]<strong>Dạo một vòng youtube để coi các video nông nghiệp, thấy một số kênh rất hay. Tiếp đó, vào một vài video chuyên về thủy canh, ồ thì cũng rất hay, nhưng coi kỹ, thì thấy ngay cả mấy ông kỹ sư tư vấn thủy canh cũng mắc phải những lỗi về kiến thức cơ bản, từ đó tư vấn bậy, nhưng nhiều người coi cái video đó vẫn cho là đang tư vấn đúng, nhưng cái đúng đó chỉ do bản thân họ tự cho là đúng thôi, và rồi khi người này truyền lại "kiến thức" cho người kia, người kia truyền lại kiến thức cho người nọ, nó (cái sai ban đầu) sẽ ăn dần vô đầu của những người chưa biết/ không biết về vấn đề đó. Cuối cùng, khi kéo xuống coi phần comment của những video đó, thì thật sự rất buồn, khi có rất nhiều bình luận kiểu như "dm, pha trồng bằng hóa chất mà an toàn cái *** gì", "rau ăn lạt nhách, thà tự trồng ...", và tai hại hơn nữa khi những comment này nhận được khá nhiều like, hay kiểu như ngầm công nhận người được like này là đúng. Thưa các bạn, rau quả hay bất kỳ nông sản nào đi nữa có an toàn hay không là do người làm ra sản phẩm đó, chứ đừng chăm chăm đổ lỗi cho những thứ vô tri vô giác như phân bón, hóa chất. Do đó, đi tới kết luận cuối cùng, đó là do dân trí chưa cao, biết một phán mười, nhưng đa phần phán bậy kiểu "xem mặt mà bắt hình dong". </strong></p><p><strong><img src="http://www.baovinhlong.com.vn/dataimages/201711/original/images2072002_1.JPG" class="bbImage" alt="" data-url="http://www.baovinhlong.com.vn/dataimages/201711/original/images2072002_1.JPG" /></strong></p><p><strong>Tôi là một thằng không có ăn học đàng hoàng, học tới năm tư thì nghỉ ngang vì lười, và nay mới thấm thía cái lười đó, nên giờ phải cày cuốc ngu mặt để bù đắp cho cái quá khứ của mình. Nhưng cũng chính vì vậy mà tôi bén duyên với nông nghiệp, và từng nhiều lần sấp mặt vì làm nông kiểu "cứ nhảy vào làm rồi tự đúc kết kinh nghiệm""như mấy cha nội hay xúi. Sau cùng tôi mới tỉnh ngộ rằng, làm nông thì phải biết một số kiến thức cơ bản, rồi từ cái cơ bản đó mới có thể hiểu thêm lên được. Cũng may, cái cơ bản đó nó liên quan tới hóa học, mình ít ra còn sót lại dăm ba chữ trong đầu, vậy nên mò mò trên mạng được vài cái tài liệu, thấy hay quá thì chơi luôn. Cái khổ là tài liệu nó toàn tiếng Anh mà mình thì dốt tiếng Anh quá, nên đọc hoài đọc mãi mất cả nửa năm mới xong bí kíp. Và nay khi đã thành công xuống núi, tôi quyết định dùng mấy cái bí kíp kia để khai dân trí, dù rằng nó đã hơi trễ. Tôi sẽ bắt đầu với thủy canh, và mong ai đó rành rọt chỉ ra những điểm thiếu sót để có được bài viết hoàn thiện hơn. Tiện đây tôi cũng xin lỗi bạn [USER=171436]handuong1991[/USER] trong topic "Hỏi cách trồng nấm mối" vì lúc đó tôi đúng là thiếu hiểu biết.</strong></p><p><strong>Sách tham khảo chủ yếu: Hydroponic Food Production A Definitive Guidebook (7e) - Howard M. Resh, có thể tìm thấy trên mạng hoặc một số diễn đàn nông nghiệp khác.</strong></p><p style="text-align: center"><strong><span style="font-size: 26px">A. KIẾN THỨC CƠ BẢN</span></strong></p><p><strong>Các bạn khổ vì thủy canh chính là vì không chịu tìm hiểu cái cơ bản này.</strong></p><p><strong><span style="font-size: 22px"><em>A.1. CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG</em></span></strong></p><p><strong>Như đã nói, muốn làm nông nghiệp, dù là thủy canh, thổ canh hay aquaponics, thì nếu không nắm vững cái cơ bản thì các bạn sẽ không bao giờ thành công được. Đây có một số đơn vị hay dùng trong thủy canh cần phải nắm, nhất là những ai tham khảo tài liệu nước ngoài:</strong></p><p><strong>_ Inch (in.), 1 in. = 2.54 cm, dùng đo chiều dài.</strong></p><p><strong>_ Feet (ft), 1 ft = 30 cm, dùng đo chiều dài.</strong></p><p><strong>_ Pound (lb), 1 lb = 0.45 kg, dùng đo khối lượng.</strong></p><p><strong>_ Ounce (oz), 1 oz = 28 g, dùng đo khối lượng.</strong></p><p><strong>_ Teaspoon (tsp), 1tsp = 5 mL, dùng đo thể tích.</strong></p><p><strong>_ Tablespoon (tbsp), 1tbsp = 15 mL, dùng đo thể tích.</strong></p><p><strong>_ Gallon (gal), 1 gal = 3.785L, dùng đo thể tích.</strong></p><p><strong>_ Cup (cốc, ly), 1 cup = 0.24L, dùng đo thể tích.</strong></p><p><strong><span style="font-size: 22px"><em>A.2. MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC CẦN THIẾT CHO CÂY TRỒNG THỦY CANH</em></span></strong></p><p><strong>Cây trồng có thể cần tới xấp xỉ 20 nguyên tố mới tạm gọi là đầy đủ nhằm tổng hợp nên những hợp chất quan trọng, trong đó có những loại hợp chất góp phần quyết định nên mùi và vị của sản phẩm sau cùng, nhưng trong thủy canh, chỉ cần khoảng 16 nguyên tố chủ yếu. Đây có lẽ là lý do mà nhiều người hay nói rau thủy canh có mùi vị không bằng so với rau truyền thống (thổ canh). Nhưng như một tác giả sách thủy canh đã nhận định rằng, con người không thể chỉ ăn rau quả không mà sống, cho nên những nguyên tố mà cây trồng thủy canh thiếu có thể được bổ sung từ nguồn thức ăn khác, do đó nếu cây thủy canh được chăm sóc tốt, hàm lượng dinh dưỡng của nó vẫn không quá chênh lệch so với các loại rau khác. Sau đây là một số nguyên tố quan trọng, tạm chia thành hai nhóm là đa lượng (cây cần nhiều) và vi lượng (cây cần ít):</strong></p><p><strong>+ Nguyên tố đa lượng: </strong></p><p><strong>Hydrogen (H); Carbon (C); Oxygen (O): là ba nguyên tố có thể được cây hấp thụ ở dạng phân tử hóa học như H2O, O2, CO2. Các nguyên tố khác được cây hấp thụ ở dạng ion, trong nước, gọi là dung dịch dinh dưỡng hay dung dịch thủy canh, sẽ đề cập sau. Thay vì viết kiểu hyđro, oxy, cacbon, thì ở đây sẽ viết tên của chúng như trên, vì khi mua hóa chất/ phân bón, thường nhãn của chúng sẽ không ghi tên kiểu Việt Nam ta.</strong></p><p><strong>Nitrogen (N): NO3(-), NH4(+); còn gọi là nitơ</strong></p><p><strong>Potassium/ Kalium (K): K(+); còn gọi là kali</strong></p><p><strong>Calcium (Ca): Ca(2+); còn gọi là canxi</strong></p><p><strong>Magnesium (Mg): Mg(2+); còn gọi là ma nhê hay ma giê</strong></p><p><strong>Phosphorus (P): H2PO4(-), HPO4(2-); còn gọi là phốt pho</strong></p><p><strong>Sulfur (S): SO4(2-); còn gọi là lưu huỳnh</strong></p><p><strong>+ Nguyên tố vi lượng:</strong></p><p><strong>Chlorine (Cl): Cl(-); còn gọi là clo</strong></p><p><strong>Iron/ Ferrous (Fe): thường đi vào cây ở dạng Fe(2+), ít khi ở dạng Fe(3+); còn gọi là sắt</strong></p><p><strong>Manganese (Mn): Mn(2+); còn gọi là mangan</strong></p><p><strong>Boron (B): đi vào cây ở dạng BO3(3-) hoặc B4O7(2-); còn gọi là bo</strong></p><p><strong>Zinc (Zn): Zn(2+); còn gọi là kẽm</strong></p><p><strong>Copper (Cu): đi vào cây ở dạng Cu(2+), ít khi ở dạng Cu(+); còn gọi là đồng</strong></p><p><strong>Molybdenum (Mo): MoO4(2-); còn gọi là molipden. Mo trong thủy canh thường lấy từ muối Na2MoO4, Na thường gây ngộ độc cho cây, nhưng là vì tồn tại cùng với vi lượng Mo nên quá nhỏ, có thể xem là vô hại. Na là viết tắt của sodium/ natrium/ natri (tên Việt Nam).</strong></p><p><strong><span style="font-size: 22px"><em>A.3. NGUYÊN TỬ VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ, KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ </em></span></strong></p><p><strong>Định nghĩa của mấy thứ này có thể tham khảo thêm trên mạng hay trong sách hóa học, dùng để tính toán khi pha dung dịch thủy canh. Ở đây sẽ có số liệu gần đúng và số liệu làm tròn (để trong ngoặc), nếu làm thủy canh chơi chơi để phục vụ gia đình, thì có thể dùng số liệu làm tròn, nhưng nếu làm thủy canh cỡ vừa và lớn, nên dùng số liệu gần đúng mới chính xác, vì nếu dùng số liệu làm tròn thì sai số sau khi pha dung dịch, nhất là dung dịch mẹ sẽ rất lớn.</strong></p><p><strong>Al - 26.98 (27); B - 10.81 (11); C - 12.01 (12); Ca - 40.08 (40); Cl - 35.45 (35.5); Cu - 63.54 (64); Fe - 55.85 (56); H - 1.008 (1); Mg - 24.31 (24); Mn - 54.94 (55); Mo - 95.94 (96); N - 14.01 (14); Na - 22.99 (23); O - 16.00 (16); P - 30.97 (31); K - 39.10 (39); S - 32.06 (32); Si - 28.09 (28).</strong></p><p></p><p><strong>Vì còn công việc nên chỉ có thời gian rảnh thì tôi mới có thể viết tiếp, có thể là ngày hôm sau, cũng có thể một tháng sau, hoặc tệ hơn có thể chỉ được một khúc trên thôi, mong các bạn thông cảm. Và bạn nào còn thắc mắc vì sao viết dài dòng thì như tôi nói trên đó, các bạn nên đi tuần tự chứ đừng có vội vàng.</strong></p><p></p><p><strong>Phần 2a: <a href="https://agriviet.com/threads/thuy-canh-toan-tap-vi-sao-chung-ta-phai-kho.354618/post-1046698">Thủy canh toàn tập - Vì sao chúng ta phải khổ?</a></strong></p><p><strong>Phần 2b: <a href="https://agriviet.com/threads/thuy-canh-toan-tap-vi-sao-chung-ta-phai-kho.354618/post-1047209">Thủy canh toàn tập - Vì sao chúng ta phải khổ?</a></strong>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="EbooksHunter, post: 1046152, member: 161572"][B]Dạo một vòng youtube để coi các video nông nghiệp, thấy một số kênh rất hay. Tiếp đó, vào một vài video chuyên về thủy canh, ồ thì cũng rất hay, nhưng coi kỹ, thì thấy ngay cả mấy ông kỹ sư tư vấn thủy canh cũng mắc phải những lỗi về kiến thức cơ bản, từ đó tư vấn bậy, nhưng nhiều người coi cái video đó vẫn cho là đang tư vấn đúng, nhưng cái đúng đó chỉ do bản thân họ tự cho là đúng thôi, và rồi khi người này truyền lại "kiến thức" cho người kia, người kia truyền lại kiến thức cho người nọ, nó (cái sai ban đầu) sẽ ăn dần vô đầu của những người chưa biết/ không biết về vấn đề đó. Cuối cùng, khi kéo xuống coi phần comment của những video đó, thì thật sự rất buồn, khi có rất nhiều bình luận kiểu như "dm, pha trồng bằng hóa chất mà an toàn cái *** gì", "rau ăn lạt nhách, thà tự trồng ...", và tai hại hơn nữa khi những comment này nhận được khá nhiều like, hay kiểu như ngầm công nhận người được like này là đúng. Thưa các bạn, rau quả hay bất kỳ nông sản nào đi nữa có an toàn hay không là do người làm ra sản phẩm đó, chứ đừng chăm chăm đổ lỗi cho những thứ vô tri vô giác như phân bón, hóa chất. Do đó, đi tới kết luận cuối cùng, đó là do dân trí chưa cao, biết một phán mười, nhưng đa phần phán bậy kiểu "xem mặt mà bắt hình dong". [IMG]http://www.baovinhlong.com.vn/dataimages/201711/original/images2072002_1.JPG[/IMG] Tôi là một thằng không có ăn học đàng hoàng, học tới năm tư thì nghỉ ngang vì lười, và nay mới thấm thía cái lười đó, nên giờ phải cày cuốc ngu mặt để bù đắp cho cái quá khứ của mình. Nhưng cũng chính vì vậy mà tôi bén duyên với nông nghiệp, và từng nhiều lần sấp mặt vì làm nông kiểu "cứ nhảy vào làm rồi tự đúc kết kinh nghiệm""như mấy cha nội hay xúi. Sau cùng tôi mới tỉnh ngộ rằng, làm nông thì phải biết một số kiến thức cơ bản, rồi từ cái cơ bản đó mới có thể hiểu thêm lên được. Cũng may, cái cơ bản đó nó liên quan tới hóa học, mình ít ra còn sót lại dăm ba chữ trong đầu, vậy nên mò mò trên mạng được vài cái tài liệu, thấy hay quá thì chơi luôn. Cái khổ là tài liệu nó toàn tiếng Anh mà mình thì dốt tiếng Anh quá, nên đọc hoài đọc mãi mất cả nửa năm mới xong bí kíp. Và nay khi đã thành công xuống núi, tôi quyết định dùng mấy cái bí kíp kia để khai dân trí, dù rằng nó đã hơi trễ. Tôi sẽ bắt đầu với thủy canh, và mong ai đó rành rọt chỉ ra những điểm thiếu sót để có được bài viết hoàn thiện hơn. Tiện đây tôi cũng xin lỗi bạn [USER=171436]handuong1991[/USER] trong topic "Hỏi cách trồng nấm mối" vì lúc đó tôi đúng là thiếu hiểu biết. Sách tham khảo chủ yếu: Hydroponic Food Production A Definitive Guidebook (7e) - Howard M. Resh, có thể tìm thấy trên mạng hoặc một số diễn đàn nông nghiệp khác.[/B] [CENTER][B][SIZE=7]A. KIẾN THỨC CƠ BẢN[/SIZE][/B][/CENTER] [B]Các bạn khổ vì thủy canh chính là vì không chịu tìm hiểu cái cơ bản này. [SIZE=6][I]A.1. CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG[/I][/SIZE] Như đã nói, muốn làm nông nghiệp, dù là thủy canh, thổ canh hay aquaponics, thì nếu không nắm vững cái cơ bản thì các bạn sẽ không bao giờ thành công được. Đây có một số đơn vị hay dùng trong thủy canh cần phải nắm, nhất là những ai tham khảo tài liệu nước ngoài: _ Inch (in.), 1 in. = 2.54 cm, dùng đo chiều dài. _ Feet (ft), 1 ft = 30 cm, dùng đo chiều dài. _ Pound (lb), 1 lb = 0.45 kg, dùng đo khối lượng. _ Ounce (oz), 1 oz = 28 g, dùng đo khối lượng. _ Teaspoon (tsp), 1tsp = 5 mL, dùng đo thể tích. _ Tablespoon (tbsp), 1tbsp = 15 mL, dùng đo thể tích. _ Gallon (gal), 1 gal = 3.785L, dùng đo thể tích. _ Cup (cốc, ly), 1 cup = 0.24L, dùng đo thể tích. [SIZE=6][I]A.2. MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC CẦN THIẾT CHO CÂY TRỒNG THỦY CANH[/I][/SIZE] Cây trồng có thể cần tới xấp xỉ 20 nguyên tố mới tạm gọi là đầy đủ nhằm tổng hợp nên những hợp chất quan trọng, trong đó có những loại hợp chất góp phần quyết định nên mùi và vị của sản phẩm sau cùng, nhưng trong thủy canh, chỉ cần khoảng 16 nguyên tố chủ yếu. Đây có lẽ là lý do mà nhiều người hay nói rau thủy canh có mùi vị không bằng so với rau truyền thống (thổ canh). Nhưng như một tác giả sách thủy canh đã nhận định rằng, con người không thể chỉ ăn rau quả không mà sống, cho nên những nguyên tố mà cây trồng thủy canh thiếu có thể được bổ sung từ nguồn thức ăn khác, do đó nếu cây thủy canh được chăm sóc tốt, hàm lượng dinh dưỡng của nó vẫn không quá chênh lệch so với các loại rau khác. Sau đây là một số nguyên tố quan trọng, tạm chia thành hai nhóm là đa lượng (cây cần nhiều) và vi lượng (cây cần ít): + Nguyên tố đa lượng: Hydrogen (H); Carbon (C); Oxygen (O): là ba nguyên tố có thể được cây hấp thụ ở dạng phân tử hóa học như H2O, O2, CO2. Các nguyên tố khác được cây hấp thụ ở dạng ion, trong nước, gọi là dung dịch dinh dưỡng hay dung dịch thủy canh, sẽ đề cập sau. Thay vì viết kiểu hyđro, oxy, cacbon, thì ở đây sẽ viết tên của chúng như trên, vì khi mua hóa chất/ phân bón, thường nhãn của chúng sẽ không ghi tên kiểu Việt Nam ta. Nitrogen (N): NO3(-), NH4(+); còn gọi là nitơ Potassium/ Kalium (K): K(+); còn gọi là kali Calcium (Ca): Ca(2+); còn gọi là canxi Magnesium (Mg): Mg(2+); còn gọi là ma nhê hay ma giê Phosphorus (P): H2PO4(-), HPO4(2-); còn gọi là phốt pho Sulfur (S): SO4(2-); còn gọi là lưu huỳnh + Nguyên tố vi lượng: Chlorine (Cl): Cl(-); còn gọi là clo Iron/ Ferrous (Fe): thường đi vào cây ở dạng Fe(2+), ít khi ở dạng Fe(3+); còn gọi là sắt Manganese (Mn): Mn(2+); còn gọi là mangan Boron (B): đi vào cây ở dạng BO3(3-) hoặc B4O7(2-); còn gọi là bo Zinc (Zn): Zn(2+); còn gọi là kẽm Copper (Cu): đi vào cây ở dạng Cu(2+), ít khi ở dạng Cu(+); còn gọi là đồng Molybdenum (Mo): MoO4(2-); còn gọi là molipden. Mo trong thủy canh thường lấy từ muối Na2MoO4, Na thường gây ngộ độc cho cây, nhưng là vì tồn tại cùng với vi lượng Mo nên quá nhỏ, có thể xem là vô hại. Na là viết tắt của sodium/ natrium/ natri (tên Việt Nam). [SIZE=6][I]A.3. NGUYÊN TỬ VÀ KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ, KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ [/I][/SIZE] Định nghĩa của mấy thứ này có thể tham khảo thêm trên mạng hay trong sách hóa học, dùng để tính toán khi pha dung dịch thủy canh. Ở đây sẽ có số liệu gần đúng và số liệu làm tròn (để trong ngoặc), nếu làm thủy canh chơi chơi để phục vụ gia đình, thì có thể dùng số liệu làm tròn, nhưng nếu làm thủy canh cỡ vừa và lớn, nên dùng số liệu gần đúng mới chính xác, vì nếu dùng số liệu làm tròn thì sai số sau khi pha dung dịch, nhất là dung dịch mẹ sẽ rất lớn. Al - 26.98 (27); B - 10.81 (11); C - 12.01 (12); Ca - 40.08 (40); Cl - 35.45 (35.5); Cu - 63.54 (64); Fe - 55.85 (56); H - 1.008 (1); Mg - 24.31 (24); Mn - 54.94 (55); Mo - 95.94 (96); N - 14.01 (14); Na - 22.99 (23); O - 16.00 (16); P - 30.97 (31); K - 39.10 (39); S - 32.06 (32); Si - 28.09 (28).[/B] [B]Vì còn công việc nên chỉ có thời gian rảnh thì tôi mới có thể viết tiếp, có thể là ngày hôm sau, cũng có thể một tháng sau, hoặc tệ hơn có thể chỉ được một khúc trên thôi, mong các bạn thông cảm. Và bạn nào còn thắc mắc vì sao viết dài dòng thì như tôi nói trên đó, các bạn nên đi tuần tự chứ đừng có vội vàng.[/B] [B]Phần 2a: [URL='https://agriviet.com/threads/thuy-canh-toan-tap-vi-sao-chung-ta-phai-kho.354618/post-1046698']Thủy canh toàn tập - Vì sao chúng ta phải khổ?[/URL] Phần 2b: [URL='https://agriviet.com/threads/thuy-canh-toan-tap-vi-sao-chung-ta-phai-kho.354618/post-1047209']Thủy canh toàn tập - Vì sao chúng ta phải khổ?[/URL][/B][/QUOTE]
Xem trước
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
Diễn đàn
Kiến thức Nông nghiệp
Kỹ thuật trồng trọt
Thủy canh toàn tập - Vì sao chúng ta phải khổ?
Top