Tiêu chuẩn xuất khẩu cá tra: VietGAP là cứu cánh

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest



<b class="vl6">Nguồn tin:</b>


Hà Nội Mới, 06/07/2011


Ngày cập nhật trên web Việt Linh:


7/7/2011




Trong 10 năm trở lại đây, diện tích nuôi cá tra của Việt Nam tăng 5 lần, đạt 6.000 ha, sản lượng hằng năm tăng 36 lần, khối lượng cá tra xuất khẩu tăng hơn 40 lần và doanh thu xuất khẩu tăng 35 lần.

Sáu tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu khoảng 300.000 tấn cá tra với giá trị ước đạt khoảng 800 triệu USD, tăng 4,7% về sản lượng và 24,7% về giá trị. Tuy nhiên, hiện xuất khẩu cá tra đang bị quá nhiều tiêu chuẩn khác nhau chèn ép. Với 23 chứng chỉ, các chứng chỉ không những không đồng bộ, mà còn gây khó dưới chiêu bài "không có là không bán được hàng".

Tiêu chuẩn "bủa vây" cá tra

<IMG
src="http://hanoimoi.com.vn/Uploads/anhthu/2011/7/6/CA.jpg">

Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Godaco (Tiền Giang). Ảnh: Phạm Hậu

Người nuôi cá tra hiện nay đang phải chịu áp lực với hàng chục loại chứng chỉ khác nhau, dù được nói là tự nguyện nhưng thực tế là buộc phải thực hiện. Bên cạnh những yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu, một số hệ thống bán lẻ và nhà nhập khẩu còn có tiêu chuẩn, quy định riêng mà cơ sở nuôi trồng, doanh nghiệp (DN) xuất khẩu phải áp dụng và chỉ khi được cấp giấy chứng nhận thì mới nhập hàng. TS Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam (Vinafish) khẳng định, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho người nuôi trồng. Bởi khi bắt đầu thả giống, người nuôi và nhà chế biến trong nhiều trường hợp chưa thể biết được sau thời gian dài nuôi trồng, khi thu hoạch sẽ bán cho nhà nhập khẩu, hệ thống bán lẻ nào. Do đó, họ sẽ khó để quyết định thực hiện theo tiêu chuẩn nào.

Theo một đại diện nhà nhập khẩu EU, những chồng chéo của các chứng chỉ đang "trói" DN xuất khẩu. Theo thống kê, hiện có ít nhất 23 chứng chỉ khác nhau (HACCP, SA8000, BAP, ACC, GlobalGAP, ASC...), nhưng những chứng chỉ này đều do các tổ chức, quốc gia khác nhau cấp và không phải quốc gia, thị trường nào cũng đồng ý một loại chứng chỉ chung. Các chứng nhận hầu hết xoay quanh 4 tiêu chí chính là an toàn thực phẩm, an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh và an sinh xã hội. DN "kêu", nông dân sản xuất cũng không khá hơn. Quá nhiều hệ thống chứng nhận bủa vây con cá tra đã gây ra không ít khó khăn cho nông dân, nhất là đối với người nuôi nhỏ lẻ. Ngoài ra, theo nội dung bản ghi nhớ được ký kết giữa đại diện Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) với đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Vinafish thì lộ trình áp dụng chứng chỉ của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) của WWF vào vùng nuôi cá tra "để đáp lại việc cá tra đưa ra khỏi danh sách đỏ" được xác định, đến năm 2015, 100% cá tra xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 50% được chứng nhận ASC. Trong khi đó, mức giá áp dụng để được cấp "danh hiệu" ASC cho vùng nuôi 5 ha hiện nay vào khoảng 7.500 USD/năm (tương tự như áp dụng GlobalGAP). Như vậy, với 3.000 ha ao nuôi cá tra phải được cấp chứng nhận ASC vào năm 2015 thì số tiền mà nông dân phải gánh chịu, nộp cho WWF lên tới 22 triệu USD/năm.

VietGap, lối thoát cho cá tra?

Trước những bất cập nêu trên, tiêu chuẩn VietGAP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất an toàn) đang được kỳ vọng là nền tảng để DN, người nuôi cá tra tiếp tục tham gia vào SQF 1000, GlobalGAP, ASC... Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Phạm Anh Tuấn cho biết, Việt Nam sẽ ban hành VietGAP cho cá tra, trong đó có đầy đủ những yêu cầu nuôi thủy sản bền vững của các bộ tiêu chuẩn quốc tế khác. Khi cá tra Việt Nam xuất sang thị trường nào, trên cơ sở đã có VietGAP, người nuôi sẽ chuyển sang các tiêu chuẩn khác dễ dàng hơn. Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho cá tra sẽ được Nhà nước hỗ trợ và chứng nhận miễn phí, nên chi phí áp dụng các tiêu chuẩn nuôi bền vững tiếp theo để đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ giảm một cách đáng kể. Sau khi đã có bộ tiêu chí này, nếu cơ sở nuôi thủy sản đã đạt được các chỉ tiêu quy định trong VietGAP của Việt Nam thì mặc nhiên được các hệ thống chứng nhận độc lập công nhận những chỉ tiêu tương đương. Theo đó, việc thu phí hướng dẫn và thu phí chứng nhận cũng giảm tương ứng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để ngành cá tra phát triển bền vững, cần sự nỗ lực rất lớn ở mọi thành phần, từ người nuôi trồng đến nhà sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Các cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra những chính sách phù hợp, bảo đảm đạt được mục tiêu phát triển bền vững nhưng đồng thời giảm bớt khó khăn, phiền hà, chi phí tốn kém cho người nuôi trồng và DN chế biến.

Theo Phó Chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng, hiện cả nước có khoảng 6.000 ha nuôi cá tra, phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang nên việc áp dụng VietGAP cho các vùng nuôi cá tra không khó. Hiện, cả nước có 45 vùng nuôi cá tra với tổng diện tích trên 1.000 ha đạt chứng nhận GlobalGAP (chủ yếu là vùng nguyên liệu của DN chế biến xuất khẩu). Ngoài ra, còn 18 vùng và trại nuôi khác với diện tích hơn 237 ha đang tiến hành xây dựng tiêu chuẩn hoặc chờ được cấp chứng nhận GlobalGAP. Nhiều vùng nuôi của các DN còn đạt được các chứng nhận khác như SQF 1000 với diện tích 209,5 ha, AquaGAP với diện tích 88,796 ha, BAP với diện tích 102 ha, FOS với diện tích 60 ha... Một thuận lợi nữa là Chính phủ mới phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2020 với một số chính sách về đầu tư vùng hạ tầng, khoa học công nghệ, tập huấn, hoặc thúc đẩy chứng nhận cho vùng nuôi và chế biến. Đồng thời cũng xúc tiến các bước xây dựng chương trình thí điểm về bảo hiểm nuôi trồng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng.

Sơn Tùng - Chí Kiên
 


Last edited:


Back
Top