Từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng nông nghiệp chỉ dừng lại ở mức 2,56% so với cuối năm 2013, trong khi tín dụng xuất khẩu tăng 10%, công nghiệp hỗ trợ tăng 5,8%, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 13%...
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong nửa đầu năm 2014 tín dụng tăng 3,52% so với cuối năm 2013, cơ cấu tín dụng chuyển hướng tích cực vào các lĩnh vực ưu tiên.
Nhiều dự án nông nghiệp đang chờ vốn
Nguyên nhân chính của hiện tượng sụt giảm tín dụng nông nghiệp là do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách...
Dự đoán tình hình 06 tháng cuối năm cũng không mấy khả quan, theo các chuyên gia phân tích trong bối cảnh một số chương trình tín dụng lớn được NHNN đưa ra thời gian gần đây cho thấy những bất cập. Trước hết, 12 nghìn tỷ đồng mà NHNN thông báo dành cho tái canh cây café thì phải chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương xác định quy hoạch và phải được người vay hồ hởi đón nhận thì ngân hàng mới có thể giải ngân. Chương trình 10 nghìn tỷ đồng cho vay ngư dân bám biển nhưng không dễ triển khai vì do các ngân hàng tự quyết định cho vay bằng vốn của mình. Và chương trình cho vay theo chuỗi liên kết và cánh đồng mẫu lớn không giới hạn số lượng nhưng cũng đang thí điểm và phải chờ đợi sau hai năm, nếu thành công thì mới nhân rộng mô hình.
Nhìn lại những rào cản tín dụng cho thấy người nông dân đang gặp khó khăn. Trước hết sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với ngành ngân hàng triển khai cho vay còn chậm và thiếu đồng bộ do ảnh hưởng của một số thủ tục hành chính. Việc mở rộng, tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp còn kém hiệu quả do trình độ sản xuất, năng lực tài chính, ứng dụng vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến nhu cầu, hiệu quả sử dụng vốn. Thống kê gần đây cho thấy, dân cư tập trung tại khu vực nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số nhưng tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng chưa đạt đến 25%, thị trường tín dụng nơi đây còn chưa được chú trọng đúng mức. Lý do chủ yếu là do khu vực này có mức sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều yếu tố rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh... Hoạt động ngân hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là các dịch vụ truyền thống như cho vay và tiền gửi, các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại còn hạn chế, quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Cuối cùng không thể không nhắc những "rào chắn kỹ thuật" mà bản thân ngân hàng đặt ra đang thật sự gây khó cho người vay.
Trong bối cảnh trên, giải pháp trước mắt để khơi thông nguồn vốn vay này cần tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực này thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tiễn. Xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cần phối hợp nguồn tín dụng ngân hàng với các nguồn lực tài chính khác để người nông dân không bị ách tắt nguồn vốn vay.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trong nửa đầu năm 2014 tín dụng tăng 3,52% so với cuối năm 2013, cơ cấu tín dụng chuyển hướng tích cực vào các lĩnh vực ưu tiên.
Nhiều dự án nông nghiệp đang chờ vốn
Nguyên nhân chính của hiện tượng sụt giảm tín dụng nông nghiệp là do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách...
Dự đoán tình hình 06 tháng cuối năm cũng không mấy khả quan, theo các chuyên gia phân tích trong bối cảnh một số chương trình tín dụng lớn được NHNN đưa ra thời gian gần đây cho thấy những bất cập. Trước hết, 12 nghìn tỷ đồng mà NHNN thông báo dành cho tái canh cây café thì phải chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương xác định quy hoạch và phải được người vay hồ hởi đón nhận thì ngân hàng mới có thể giải ngân. Chương trình 10 nghìn tỷ đồng cho vay ngư dân bám biển nhưng không dễ triển khai vì do các ngân hàng tự quyết định cho vay bằng vốn của mình. Và chương trình cho vay theo chuỗi liên kết và cánh đồng mẫu lớn không giới hạn số lượng nhưng cũng đang thí điểm và phải chờ đợi sau hai năm, nếu thành công thì mới nhân rộng mô hình.
Nhìn lại những rào cản tín dụng cho thấy người nông dân đang gặp khó khăn. Trước hết sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với ngành ngân hàng triển khai cho vay còn chậm và thiếu đồng bộ do ảnh hưởng của một số thủ tục hành chính. Việc mở rộng, tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp còn kém hiệu quả do trình độ sản xuất, năng lực tài chính, ứng dụng vẫn còn hạn chế, ảnh hưởng đến nhu cầu, hiệu quả sử dụng vốn. Thống kê gần đây cho thấy, dân cư tập trung tại khu vực nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số nhưng tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng chưa đạt đến 25%, thị trường tín dụng nơi đây còn chưa được chú trọng đúng mức. Lý do chủ yếu là do khu vực này có mức sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều yếu tố rủi ro khách quan như thiên tai, dịch bệnh... Hoạt động ngân hàng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chủ yếu là các dịch vụ truyền thống như cho vay và tiền gửi, các dịch vụ thanh toán ngân hàng hiện đại còn hạn chế, quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai. Cuối cùng không thể không nhắc những "rào chắn kỹ thuật" mà bản thân ngân hàng đặt ra đang thật sự gây khó cho người vay.
Trong bối cảnh trên, giải pháp trước mắt để khơi thông nguồn vốn vay này cần tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực này thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tiễn. Xây dựng cơ chế bảo lãnh tín dụng cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cần phối hợp nguồn tín dụng ngân hàng với các nguồn lực tài chính khác để người nông dân không bị ách tắt nguồn vốn vay.
AgriViet