Tình hình nuôi Tôm ở VN

  • Thread starter Guest
  • Ngày gửi
G

Guest

Guest
Bờ biển Việt Nam trải dài 3.260km suốt từ Bắc vào Nam là tiềm năng to lớn cho nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Diện tích nuôi tôm gia tăng nhanh chóng từ 50.000ha năm 1985 lên đến 295.000 ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi tôm sú (Bộ thủy sản 1999).

Miền Bắc
Miền Bắc nước ta có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt đối với nuôi tôm sú: mùa đông lạnh làm cho nhiệt độ của nước thấp hơn 200C nằm ngoài khoảng thích nghi của tôm sú (22 - 350C); nhiệt độ giữa các mùa lại có sự biến động khá lớn.

Tôm sú được nuôi thử nghiệm đầu tiên vào năm 1989 tại Hải Phòng nhưng hiệu quả đạt rất thấp. Hiện nay nuôi quảng canh cải tiến và bán thâm canh đã làm cho năng suất tăng lên.
>
Năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Bắc là 39.429 ha, gồm:



Tỉnh Diện tích
Quảng Ninh 12.565
Hải Phòng 8.750
Thái Bình 3.245
Nam Định 5.800
Ninh Bình 3.220
Thanh Hóa 6.000
Nghệ An 1.500
Hà Tĩnh 1.249



Khu vực miền Trung
Miền Trung có mực nước ven bờ sâu, nền đáy cát và có ít sông lớn, nước biển trong và ít bị ô nhiễm, các chủ tiêu thuỷ lí hoá thuận lợi cho sản xuất giống tôm sú nuôi.

Tỉnh Khánh Hòa là trọng điểm sản xuất tôm sú giống. Năm 1998 toàn quốc sản xuất 2.200 triệu tôm giống thì riêng Khánh Hòa cung cấp 1.660 triệu con.

Miền Trung là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ nuôi tôm ở nước ta. Năm 1995 năng suất tôm nuôi trung bình mới đạt415 đến 1144kg/ha/năm. Năm 1996, một số mô hình nuôi công nghiệp ở Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh theo công nghệ của CP (Thái Lan) đã đạt được năng suất trên 5 tấn/ha/vụ.

Năm 1997, mô hình nuôi công nghiệp của Thái Lan cũng đã được thử nghiệm thành công taị Ninh Thuận, Bình Thuận và đang có xu hướng nhân rộng ở khu vực miền Trung.

Nuôi tôm sú bán công nghiệp đã được hầu hết các hộ nuôi tôm áp dụng. Năm 1997 ở huyện Tuy An tỉnh Phú Yên, đạt năng suất bình quân toàn huyện là 1128kg/ha, năng suất dao động từ 520kg/ha đến 2500kg/ha, cá biệt có hộ đạt >3000kg/ha.

Mùa vụ nuôi tôm thuận lợi nhất ở miền Trung là từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 dương lịch.

Năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Trung là 12.530 ha, gồm:

Tỉnh Diện tích
Quảng Bình 593
Quảng Trị 313
Thừa Thiên-Huế 1.296
Đà Nẵng 140
Quảng Nam 1.150
Quảng Ngãi 680
Bình Định 2.061
Phú Yên 1.314
Khánh Hòa 4.313
Ninh Thuận 630
Bình Thuận 260


Khu vực phía Nam
Miền nam có điều kiện thời tiết khí hậu và thỗ nhưỡng thuận tiện cho phát triển nuôi tôm sú.

Cà Mau và Bạc Liêu (tỉnh Minh Hải cũ) có diện tích nuôi lớn nhất cả nước 150.000 ha.

Bắt đầu từ năm 1980, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh, quảnh canh cải tiến.

Nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến trong rừng ngập mặn: Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang.

Nuôi bán công nghiệp: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang.

Nuôi luân canh với trồng lúa: Long An, Sóc Trăng

Nuôi trong ruộng muối: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh

Mô hình nuôi Artemia Tôm: Vĩnh Châu, Sóc Trăng

Nuôi tôm công nghiệp : Bạc Liêu, Trà Vinh, Tiền Giang

Từ năm 1997 đã phát triển những mô hình nuôi tôm công nghiệp (thâm canh) đưa năng suất lên trung bình 5 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi của người dân chưa cao, độ rủi ro về dịch bệnh còn cao. Hiện tượng tôm nuôi thường bị dịch bệnh chết trên diện rộng từ năm 1993 đến nay đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho người nuôi tôm


Năm 1999 tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Nam là 238.279 ha, gồm:



Tỉnh Diện tích
Bà Riạ-Vũng Tàu 1.350
Đồng Nai 555
Tp.HCM 4.900
Long An 868
Tiền Giang 4.680
Bến Tre 34.680
Trà Vinh 19.000
Sóc Trăng 24.919
Bạc Liêu 30.925
Cà Mau 105.520
Kiên Giang 10.882



sưu tầm
 


Mỗi ha nếu trúng thì sẽ có lợi nhuận 500 triệu đồng/ vụ. Với khoảng 300 ngàn ha nuôi tôm, 1 năm trung bình nuôi 2 vụ, đã cho lợi nhuận 300 ngàn tỷ đồng. Vì vậy vai trò của ngành nông nghiệp rất quan trọng.
Ngoài ra còn các thủy sản, nông sản khác nữa.
Bộ nông nghiệp cần tạo cơ chế thông thoáng để mọi đối tượng, mọi người dân đều có thể tham gia hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước
 


Back
Top